YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Quy lut là gì? Trình bày ni dung cơ bản ca quy lut thng nht và đu tranh ca các mt đi lp (quy lut mâu thun) và nêu ý nghĩa phương pháp luận ca quy lut này?

    Lời giải tham khảo:

    Phạm trù quy luật:

    • Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
    • Phân loại quy luật: Có hai loại quy luật: Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.
    • Giống nhau: Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội đều là những quy luật khách quan của thế giới vật chất. Chúng đều là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, tương đối ổn định, lặp đi lặp lại.
    •  Khác nhau:
      • Quy luật tự nhiên: Hình thành trước quy luật xã hội, nó diễn ra một cách tự phát thông qua sự tác động của các lực lượng tự nhiên. Nó tồn tại vĩnh viễn.
      • Quy luật xã hội: Hình thành sau quy luật tự nhiên, được hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người. Nó là sản phẩm khách quan của chính hoạt động đó. Quy luật của xã hội vừa là tiền đề vừa là kết quả hoạt động của con người. Quy luật xã hội mang tính thời đoạn

    Nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn:

    • Vị trí: Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
    • Mặt đối lập: Là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khác nhau trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
    • Mâu thuẫn: Cứ hai mặt đối lập hình thành một mâu thuẫn, đề cập đến mâu thuẫn là đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa các mặt đối lập.
    • Sự thống nhất của các mặt đối lập: Là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
    • Đấu tranh giữa các mặt đối lập: Là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
    • Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
    • Các mặt đối lập vừa có mối quan hệ thống nhất lẫn nhau, vừa đấu tranh theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau. Sự thống nhất có mối quan hệ hữu cơ với sự đúng im tương đối, sự đấu tranh có mối quan hệ với sự vận động tuyệt đối của sự vật, hiện tượng.

    Tóm lại:

    • Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập.
    • Các mặt đối lập của mỗi sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
    • Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
    • Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối, thống nhất chỉ là tương đối.

    Phân loại mâu thuẫn:

    • Mâu thuẫn bên trong
    • Mâu thuẫn bên ngoài
    • Mâu thuẫn cơ bản
    • Mâu thuẫn không cơ bản
    • Mâu thuẫn đối kháng
    • Mâu thuẫn không đối kháng
    • Mâu thuẫn chủ yếu
    • Mâu thuẫn thứ yếu

    Ý nghĩa phương pháp luận:

    • Vì mâu thuẫn là cái khách quan vốn có của sự vật, là nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển, do vậy, nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu những mâu thuẫn của nó: Mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn đối kháng….
    • Vì mâu thuẫn mang tính chất đa dang, phong phú, riêng biệt nên ta phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết mâu thuẫn. Trong một sự vật, một quá trình có nhiều mâu thuẫn và mỗi mâu thuẫn lại có vị trí vai trò khác nhau... nên khi nghiên cứu và giải quyết mâu thuẫn phải biết phân loại mâu thuẫn để có những phương thức, những biện pháp, những phương tiện, những lực lượng để giải quyết mâu thuẫn.
    • Giải quyết mâu thuẫn phải theo phương thức đấu tranh giữa các mặt đối lập, chứ không theo hướng dung hòa các mặt đối lập.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF