YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Trình bày nội dung hai nguyên lý cơ bản của pháp biện chứng duy vật. Nêu ý nghĩa phương pháp luận.

    Lời giải tham khảo:

    Nội dung hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

    Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

    • Mối liên hệ: Là sự phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau, quy định lẫn nhau, là tiền đề, là điều kiện tồn tại cho nhau giữa các yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
    • Mối liên hệ phổ biến: Triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng các sự vật trong thế giới khách quan vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau. Cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng chính là tính thống nhất vật chất của thế giới.
    • Tính chất của mối liên hệ
    • Tính khách quan của các mối liên hệ nghĩa là các mối liên hệ tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc ý thức của con người.
    • Tính phổ biến của các mối liên hệ nghĩa là các mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến: Ở đâu cũng có mối liên hệ, không gian, thời gian nào cũng có các mối liên hệ
    • Tính đa dạng, phong phú, riêng biệt của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ các mối liên hệ vô cùng phong phú, đa dạng, không mối liên hệ nào giống mối liên hệ nào (có mối liên hệ bên trong, có mối liên hệ bên ngoài; có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp; có mối liên hệ tất nhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên…)

    Ý nghĩa phương pháp luận

    • Xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng, trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn cần phải quán triệt quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể.
    • Quan điểm toàn diện đòi hỏi để nhận thức đúng sự vật, chúng ta phải xem xét sự vật đó, một la, trong mối liên hệ tác động qua lai giữa các bộ phận, các yếu tố, thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó; hai là, trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác. Đặc biệt, phải làm rõ đâu là mối liên hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất của sự vật hiện tượng; đồng thời, phải chống lại quan điểm phiến diện, chủ nghĩa chiết trung và ngụy biện…
    • Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh lịch sử - cụ thể đã làm phát sinh ra vấn đề đó, chú ý tới sự ra đời và phát triển của sự vật đó

    Nguyên lý về sự phát triển

    • Các quan điểm trước Mác về sự phát triển
      • Quan điểm siêu hình: Xem phát triển chỉ là sự tăng lên đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất hoặc nếu có thì họ cho rằng sự phát triển cũng chỉ diễn ra theo một vòng tròn khép kín, xem phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, phức tạp.
      • Quan điểm duy tâm thừa nhận sự phát triển nhưng lại cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở tinh thần hay ý thức của con người.
    • Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự phát triển:
      • Triết học Mác – Lênin cho rằng sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đế phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng tắp, cũng không diễn ra theo vòng tròn khép kín mà nó diễn ra theo đường xoáy ốc với những bước quanh co, phức tạp, trong đó có thể có những bước lùi tạm thời.
      • Sự phát triển không đồng nghĩa với vận động, phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động. Vận động diễn ra theo nhiều khuynh hướng, còn phát triển phản ánh một khuynh hướng của vận động đó là vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
    • Tính chất của sự phát triển: Triết học Mác – Lênin khẳng định rằng sự phát triển của sự vật mang tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú, riêng biệt.

    Ý nghĩa phương pháp luận

    • Xuất phát từ nguyên lý về sự phát triển, trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật hiện tượng phải đặt sự vật, hiện tượng đó trong sự vận động phát triển, phát hiện ra xu hướng biến đổi của chúng, kiên quyết đấu tranh chống quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
    • Mặt khác, trong quá trình phát triển, sự vật thường đồng thời có sự biến đổi đi lên và có cả những biến đổi thụt lùi; vì thế, quán triệt quan điểm phát triển còn cần phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai của sự vật; đồng thời phải thấy rõ tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như là một hiện tượng phổ biến.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF