Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 10 Bài 9 Tổng hợp và phân tích lực .Điều kiện cân bằng của chất điểm giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 58 SGK Vật lý 10
Phát biểu định nghĩa của lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm?
-
Bài tập 2 trang 58 SGK Vật lý 10
Tổng hợp lực là gì? Phát biểu quy tắc hình bình hành?
-
Bài tập 3 trang 58 SGK Vật lý 10
Hợp lực \(\vec{F}\) của hai lực đồng quy \(\vec{F_{1}} , \vec{F_{2}}\) có độ lớn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-
Bài tập 4 trang 58 SGK Vật lý 10
Phân tích lực là gì? Nêu cách phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy theo hai phương cho trước.
-
Bài tập 5 trang 58 SGK Vật lý 10
Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N.
a) Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực ?
A. 1N
B. 2N
C. 15N
D. 25N
b) Góc giữa hai lực đồng quy bằng bao nhiêu ?
-
Bài tập 6 trang 58 SGK Vật lý 10
Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10 N
a) Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10 N?
A. 900
B.1200
C. 600
D. 00
b) Vẽ hình minh họa
-
Bài tập 7 trang 58 SGK Vật lý 10
Phân tích lực thành hai lực theo hai phương OA và OB (hình 9.10). Giá trị nào sau đây là độ lớn của hai lực thành phần.
A. \(F_1 = F_2 = F\);
B. \(F_1 = F_2 =\frac{1}{2}F\)
C. \(F_1 = F_2 = 1,15F\)
D. \(F_1 = F_2 = 0,58F\).
-
Bài tập 8 trang 58 SGK Vật lý 10
Một vật có trọng lượng P = 20N được treo vào một vòng nhẫn (coi là chất điểm).Vòng nhẫn được giữ yên bằng hai dây OA và OB (Hình 9.11). Biết dây OA nằm ngang và hợp với dây OB một góc là 1200. Tìm lực căng của hai dây OA và OB.
-
Bài tập 9 trang 58 SGK Vật lý 10
Em hãy đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn rồi dùng sức chống tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em làm lại như thế vài lần, mỗi lần đẩy hai bàn tay ra xa nhau một chút. Hãy báo cáo kinh nghiệm mà em thu được.
-
Bài tập 1 trang 62 SGK Vật lý 10 nâng cao
Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?
A. Trong mọi trường hợp F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
B. F không bao giờ nhỏ hơn F1 và F2.
C. Trong mọi trường hợp F thỏa mãn │F1 – F2│ ≤ F ≤ F1 + F2.
D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
-
Bài tập 2 trang 63 SGK Vật lý 10 nâng cao
Cho hai lực đồng quy có độ lớn \({F_1} = {F_2} = 20N\).
Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau một góc \(\alpha = {0^0},{60^0},{90^0},{120^0},{180^0}.\) . Vẽ hình biểu diễn cho mỗi trường hợp. Nhận xét về ảnh hưởng của góc α đối với mỗi trường hợp.
-
Bài tập 3 trang 63 SGK Vật lý 10 nâng cao
Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16N, F2 = 12N
a. Hợp lực của chúng có thể có độ lớn 30N hoặc 3,5N được không?
b. Cho biết độ lớn của hợp lực là F = 20N. Hãy tìm góc giữa hai lực F1 và F.
-
Bài tập 4 trang 63 SGK Vật lý 10 nâng cao
Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớm bằng nhau và từng đôi một làm thành góc 120o (hình 13.10). Tìm hợp lực của chúng.
-
Bài tập 5 trang 63 SGK Vật lý 10 nâng cao
Hãy dùng quy tắc hình bình hành và quy tắc đa giác để tìm hợp lực của ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} \) và \(\overrightarrow {{F_3}} \) có độ lớn bằng nhau và nằm trong cùng một mặt phẳng. Biết rằng \(\overrightarrow {{F_2}} \) làm thành với hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_3}} \) những góc đều là 60o (hình 13.11).
-
Bài tập 6 trang 63 SGK Vật lý 10 nâng cao
Tìm hợp lực của bốn lực đồng quy trong hình 13.12. Biết F1 = 5N, F2 = 3N, F3 = 7N, F4 = 1N
-
Bài tập 7 trang 63 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một chiếc mắc áo treo vào điểm chính giữa của dây thép AB. Khối lượng tổng cộng của mắc và áo là 3kg (hình 13.13). Biết AB = 4m, CD = 10cm. Tính lực kéo mỗi nửa sợi dây.
-
Bài tập 9.1 trang 23 SBT Vật lý 10
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 4 N, 5 N và 6 N. Nếu bỏ đi lực 6 N thì hợp lực của hai lực còn lại bằng bao nhiêu ?
A. 9N.
B. 1 N.
C. 6N.
D. Không biết vì chưa biết góc giữa hai lực còn lại.
-
Bài tập 9.2 trang 23 SBT Vật lý 10
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6 N, 8 N và 10 N. Hỏi góc giữa hai lực 6 N và 8 N bằng bao nhiêu ?
A. 30°. B. 60°.
C. 45°. D. 90°.
-
Bài tập 9.3 trang 23 SBT Vật lý 10
Lực 10 N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây ? Cho biết góc giữa cặp lực đó.
A. 3 N, 15 N ; 120°. B. 3 N, 13 N ; 180°.
C. 3 N, 6 N ; 60°. D. 3 N, 5 N ; 0°.
-
Bài tập 9.4 trang 23 SBT Vật lý 10
Câu nào đúng ?
Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể
A. nhỏ hơn F.
B. lớn hơn 3F.
C. vuông góc với lực F.
D. vuông góc với lực 2F.
-
Bài tập 9.5 trang 24 SBT Vật lý 10
Một vật có khối lượng m = 5,0 kg được treo bằng ba dây (H.9.1). Lấy g = 9,8 m/s2. Tìm lực kéo của dây AC và dây BC.
-
Bài tập 9.6 trang 24 SBT Vật lý 10
Một đèn tín hiệu giao thông được treo ở một ngã tư nhờ một dây cáp có trọng lượng không đáng kể. Hai đầu dây cáp được giữ bằng hai cột đèn AB và A'B', cách nhau 8 m. Đèn nặng 60 N, được treo vào điểm giữa O của dây cáp, làm dây võng xuống 0,5 m tại điểm giữa (H.9.2). Tính lực kéo của mỗi nửa dây.
-
Bài tập 9.7 trang 24 SBT Vật lý 10
Một vật có trọng lượng P = 15 N được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng không ma sát bằng một dây song song với mặt phẳng nghiêng (H.9.3). Góc nghiêng a = 30°. Cho biết mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật một lực theo phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Tìm lực của dây giữ vật.
-
Bài tập 9.8 trang 24 SBT Vật lý 10
Dùng một lực F nằm ngang kéo quả cầu con lắc cho dây treo lệch khỏi phương thẳrig đứng một góc a = 30° (H.9.4). Biết trọng lượng của quả cầu là 20 N, hãy tính lực F và lực căng T của dây.
-
Bài tập 9.9 trang 24 SBT Vật lý 10
Người ta giữ một vật có trọng lượng 20 N đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng không ma sát, có góc nghiêng a = 45° (H.9.5). Cho biết lực mà mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật có phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Tìm lực đẩy ngang F và lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật.