YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Lê Thanh Hiền

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Lê Thanh Hiền có đáp án giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

LÊ THANH HIỀN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (TH): Nước ta có thể giao lưu mở rộng kinh tế với các nước trên thế giới do

  A. nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

  B. nằm trên đường hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc tế.

  C. trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

  D. khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động trên TG.

Câu 2 (TH): Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

2010

2013

2014

Đồng bằng sông Hồng

1150,1

1129,9

1122,8

Đồng bằng sông Cửu Long

3945,9

4340,3

4246,6

 

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Để thể hiện diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  A. Biểu đồ tròn.            B. Biểu đồ miền.           C. Biểu đồ kết hợp.   D. Biểu đồ cột ghép.

Câu 3 (VD): Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2013

(Đơn vị: Nghìn ha)

Năm

2000

2005

2008

2010

2013

Cây lúa

7666

7329

7400

7489

7903

Cây công nghiệp hàng năm

778

862

806

798

731

Công công nghiệp lâu năm

1451

1634

1886

2011

2111

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2015)

Nhận đinh nào sau đây không đúng

  A. Diện tích trồng lúa lớn hơn diện tích trồng cây công nghiệp.

  B. Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm giảm liên tục.

  C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục.

  D. Diện tích trồng lúa có sự biến động.

Câu 4 (VD): Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản?

  A. Các bãi triều, đầm phá.                                  B. Các rạn san hô.

  C. Các đảo ven bờ.                                             D. Vịnh cửa sông.

Câu 5 (VDC): Địa phương có khoảng cách hai lần mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau nhất ở nước ta là

  A. điểm cực nam.         B. điểm cực đông.         C. điểm cực bắc.   D. điểm cực tây.

Câu 6 (VDC): Hướng vòng cung của vùng núi Đông Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của vùng?

  A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa có hai mùa mưa - khô rõ rệt.

  B. Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

  C. Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng nhất về mùa hạ.

  D. Khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước ta.

Câu 7 (VDC): Nguyên nhân chủ yêu làm cho khí hậu Đông Trường Sơn và Tây Nguyên có sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô là do

  A. bức chắn địa hình của dãy Trường Sơn đối với các loại gió.

  B. bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn đối với các loại gió.

  C. bức chắn địa hình của dãy Bạch Mã đối với các loại gió.

  D. bức chắn địa hình của dãy Hoành Sơn đối với các loại gió

Câu 8 (TH): Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng ven biển miền Trung là

A. bão, lũ lụt thường hay xảy ra.

B. nạn cát bay, gió Lào.

C. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

D. hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

Câu 9 (VD): Ảnh hưởng lớn nhất của biển Đông đến thiên nhiên nước ta là yếu tố

  A. sinh vật.                   B. địa hình.                   C. khí hậu.   D. khoáng sản.

Câu 10 (TH): Biển Đông đã ảnh hưởng đến tính chất nào sau đây của khí hậu nước ta?

  A. Lượng mưa, độ ẩm lớn.                                 B. Nhiệt độ cao, nóng quanh năm.

  C. Các loại gió hoạt động theo mùa.                  D. Khí hậu nóng ẩm quanh năm. 

 

ĐÁP ÁN

1-B

2-D

3-B

4-A

5-A

6-D

7-A

8-C

9-C

10-A

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào dưới đây chịu tác động mạnh nhất của gió Tây khô nóng?

  A. Tây Bắc.                   B. Nam Trung Bộ.        C. Đông Bắc Bộ.   D. Bắc Trung Bộ.

Câu 2 (VD): Vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nước ta luôn phải đề cao vì

  A. nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện đời sống nhân dân trong thời kì đổi mới.

  B. để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nền hòa bình cho khu vực và quốc tế.

  C. góp phần phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường.

  D. nhằm đảm bảo cho phát triển các ngành kinh tế của đất nước, tăng sức cạnh tranh.

Câu 3 (NB): Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:

  A. xây dựng khu vực hòa bình,ổn định, có kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

  B. giải quyết những quan hệ giữa ASEAN với các nước, tổ chức quốc tế khác.

  C. thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tiến bộ xã hội của các nước.

  D. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

Câu 4 (TH): Nguyên nhân quan trọng khiến miền núi có nhiều thiên tai là do

  A. mưa ít.                                                            B. mưa nhiều, phân bố không đều.

  C. mưa nhiều, độ dốc lớn                                   D. lớp phủ thực vật mỏng.

Câu 5 (NB): Các dãy núi nước ta chạy theo hai hướng chính là

  A. hướng đông bắc - tây nam và hướng vòng cung.

  B. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

  C. hướng tây bắc - đông nam và hướng tây - đông.

  D. hướng tây nam - đông bắc và hướng vòng cung.

Câu 6 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết trong các thành phố nào sau đây của nước ta không giáp biển?

  A. Cần Thơ.                  B. Hải Phòng.               C. TP. Hồ Chí Minh.   D. Đà Nẵng.

Câu 7 (NB): Lãnh hải là

  A. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế.           B. vùng biển rộng 200 hải lí.

  C. vùng có độ sâu khoảng 200m.                       D. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.

Câu 8 (TH): Hai bể dầu lớn nhất ở thềm lục địa của nước ta là

  A. Sông Hồng và Nam Côn Sơn.                       B. Cửu Long và sông Hồng.

  C. Cửu Long và Nam Côn Sơn .                        D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu – Mã Lai.

Câu 9 (TH): Lãnh thổ nước ta vừa gắn liền với lục địa, vừa thông ra đại dương nào sau đây?

  A. Á - Ấn; Thái Bình Dương.                            B. Á – Âu; Đại Tây Dương.

  C. Á – Âu; Thái Bình Dương.                            D. Á - Ấn; Đại Tây Dương.

Câu 10 (TH): Trong cơ cấu kinh tế thời kì Đổi mới, tỉ trọng tăng nhanh nhất thuộc về khu vực

  A. Công nghiệp và xây dựng.                             B. Công nghiệp và dịch vụ.

  C. Nông nghiệp.                                                 D. Dịch vụ. 

 

ĐÁP ÁN

1-D

2-B

3-D

4-C

5-B

6-A

7-D

8-C

9-C

10-A

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có

A. tính chất nhiệt đới giảm dần.

B. đồng bằng mở rộng hơn.

C. ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.

D. nhiều loài thực vật cận xích đạo hơn.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do

A. mưa lớn và lũ nguồn về.                                  B. mặt đất thấp, xung quanh có nhiều đê.

C. mưa lớn kết hợp với triều cường.                    D. mật độ dân cư và xây dựng cao.

Câu 3: Tác động của gió Tây khô nóng đến khí hậu nước ta là

A. Gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa

B. Tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt

C. Tạo sự đối lập giữa Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

D. Mùa thu, đông có mưa phùn

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của bão ở nước ta?

A. Thời gian hoạt động của bão từ tháng 6 đến tháng 12.

B. Tháng có tần suất bão lớn nhất là tháng 10.

C. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

D. Bão đổ bộ nhiều nhất vào vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 5: Thành phần loài cây ôn đới có ở miền Bắc nước ta là:

A. sa mu, dẻ.                B. dẻ, re.                          C. re, pơ mu.                                    D. pơ mu, sa mu.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết các trạm khí hậu nào ở nước ta có chế độ mưa vào thu - đông tiêu biểu nhất?

A. Đà Nẵng, Nha Trang.                                       B. Lạng Sơn, Hà Nội.

C. Hà Nội, Điện Biên.                                          D. Cần Thơ, Cà Mau.

Câu 7: Ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta, tính chất nhiệt đới tăng so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Có nhiều bức chắn địa hình.                            B. Gió mùa Đông Bắc suy giảm.

C. Có gió phơn hoạt động mạnh.                         D. Nằm ở vĩ độ địa lí thấp hơn.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân hóa theo độ cao của thiên nhiên nước ta?

A. Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

B. Các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya chỉ có ở độ cao trên 2600m.

C. Ranh giới đai cận nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc hạ thấp hơn ở miền Nam.

D. Nhóm đất feralit chiếm phần lớn diện tích đai nhiệt đới gió mùa.

Câu 9: Hai vấn đề quan trọng nhất về thực trạng môi trường ở nước ta là

A. sự gia tăng thiên tai và sự biến đổi thất thường về thời tiết.

B. tình trạng ô nhiễm không khí và mất cân bằng sinh thái.

C. sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.

D. tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?

A. Thời tiết diễn biến phức tạp.                            B. Có một mùa khô sâu sắc.

C. Trong năm có một mùa đông lạnh.                  D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.

 

ĐÁP ÁN

1

C

2

C

3

B

4

B

5

D

6

A

7

B

8

B

9

D

10

B

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông là do

A. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa                B. địa hình nhiều đồi núi.

C. gió mùa mùa đông.                                       D. ảnh hưởng của biển.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Pu Sam Sao.                B. Tam Điệp.            C. Hoàng Liên Sơn.                                  D. Con Voi.

Câu 3: Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm rộng vườn, làng mạc thường hay xảy ra ở vùng ven biển

A. Đông Nam Bộ.                                              B. Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                          D. miền Trung.

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là

  1. tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao.
  2. sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
  3. sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và sự xung đột sắc tộc
  4. vị trí địa - chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.

Câu 5: Loại gió nào sau đây gây mưa lớn cho Nam Bộ nước ta vào giữa và cuối mùa hạ?

A. Gió mùa Đông Bắc                                       B. Gió mùa Tây Nam.

C. Gió phơn Tây Nam.                                      D. Tín phong bán cầu Bắc

Câu 6: Nơi có sự đối lập nhau rõ rệt về hai mùa mưa và khô là

A. Nam Bộ và Tây Nguyên.                              B. miền Nam và miền Trung.

C. miền Bắc và miền Nam.                               D. duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Câu 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng

  1. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
  2. khác nhau giữa các mùa trong một năm.
  3. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
  4. lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Câu 8: Mùa mưa ở miền Nam dài hơn miền Bắc là do

  1. miền Nam có vị trí gần xích đạo hơn.
  2. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới chậm dần từ bắc vào nam.
  3. hoạt động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở phía Nam.
  4. miền Nam có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn.

Câu 9: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?

A. Chống nhiễm mặn.                                       B. Trồng cây theo băng.

C. Đào hổ vảy cá.                                              D. Làm ruộng bậc thang.

Câu 10: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới là do

A. không có núi cao trên 2600m.                      B. vị trí nằm gần xích đạo.

C. nằm kề vùng biển ấm rất rộng,                     D. không có gió mùa Đông Bắc

 

ĐÁP ÁN

1-A

2-D

3-D

4-D

5-B

6-D

7-B

8-C

9-A

10-A

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1 (TH): Cho bảng số liệu:

LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH THÁNG CỦA SÔNG HỒNG TẠI TRẠM HÀ NỘI

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Lưu lượng nước

1040

885

765

889

1480

3510

5590

6660

4990

3100

2199

1370

(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam – NXB Giáo dục Việt Nam)

Theo bảng số liệu, sông Hồng tại trạm Hà Nội có đỉnh lũ rơi vào tháng nào sau đây?

     A. Tháng I.                   B. Tháng VIII.              C. Tháng XII.      D. Tháng III

Câu 2 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết Sếu đầu đỏ là loài động vật đặc hữu của vườn quốc gia nào?

     A. Vũ Quang                B. Bạch Mã                   C. Tràm Chim      D. U Minh Thượng

Câu 3 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trong 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Thái Bình?

     A. Cả                             B. Thương                     C. Lục Nam      D. Cầu

Câu 4 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng?

     A. Đà                            B. Lục Nam                  C. Cầu      D. Thương

Câu 5 (NB): Ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất là

     A. vùng biển Bắc Trung Bộ                               B. vùng biển Bắc Bộ

     C. vùng biển Nam Trung Bộ                              D. vùng biển Nam Bộ

Câu 6 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết tên 6 cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam theo thứ tự là

     A. Trường Sơn Nam, Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên.

     B. Trường Sơn Nam, Kon Tum, PleiKa, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh.

     C. Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên.

     D. Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

Câu 7 (NB): Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào sau đây?

     A. Đông Bắc                 B. Tây Nam                  C. Tây Bắc      D. Đông Nam

Câu 8 (NB): Nước ta có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?

     A. Sơn nguyên rộng      B. Bán bình nguyên      C. Đồi núi thấp      D. Đồi núi cao

Câu 9 (TH): Cho biểu đồ GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm

(Nguồn: Niến giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

     A. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm

     B. Quy mô GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm.

     C. Cơ cấu GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm.

     D. Tốc độ tăng trưởng GDP của Ma-lai-xi-a và Phi-lip-pin qua các năm.

Câu 10 (TH): Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không trực tiếp gây nên thiên tai nào sau đây?

     A. Ngập lụt.                  B. Hạn hán                    C. Lũ quét      D. Động đất 

 

ĐÁP ÁN

1-B

2-C

3-A

4-A

5-C

6-D

7-A

8-C

9-B

10-D

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Lê Thanh Hiền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON