YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Trần Văn Hòa

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Trần Văn Hòa có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

TRẦN VĂN HÒA

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Tuyên Quang.            B. Cao Bằng 

C. Bắc Kạn.                   D. Hà Giang.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Cửu Long?

A. sông Cái Bè.             B. sông Bé.

C. sông Tiền.                D. sông Hậu.

Câu 3: Gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động ở nước ta gây ra mùa khô kéo dài cho khu vực nào sau đây?

A. Tây Bắc                    B. Tây Nguyên 

C. Đông Bắc.               D. Trung Bộ.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây đã xây dựng khu kinh tế trên biển trên đảo?

A. Cà Mau.                    B. Quảng Ninh.

C. Hà Tĩnh.                    D. Kiên Giang.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000 MV?

A. Phả Lại, Phú Mỹ, Thủ Đức 

B. Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau

C. Phả Lại, Phú Mỹ, Na Dương 

D. Phả Lại, Phú Mỹ, Bà Rịa

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta?

A. Tỉ trọng chăn nuôi lấy sữa tăng so với chăn nuôi lấy thịt.

B. Tỉ trọng của cây công nghiệp tăng so với cây lương thực

C. Tỉ trọng của ngành trồng trọt tăng so với chăn nuôi.

D. Tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm so với chăn nuôi.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với phân bố nông sản của nước ta?
A. Lạc trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.  

B. Cao su trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.

C. Trâu, bò nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên.  

D. Lúa trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng.

Câu 8: Cho bảng số liệu:

Tống sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành của một số quốc gia

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về so sánh tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành giữa các quốc gia qua hai năm?

A. Lào tăng chậm hơn Mi-an-ma.

B. Bru-nây tăng nhanh hơn Lào.

C. Cam-pu-chia tăng chậm hơn Lào.

D. Cam-pu-chia tăng chậm hơn Mi-an-ma

Câu 9: Tiềm năng du lịch vượt trội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung so với các vùng kinh tế trọng điểm khác là có

A. nhiều đảo gần bờ nhất.

B. nhiều bãi biển đẹp

C. số giờ nắng cao nhất.  

D. vùng biển rộng nhất.

Câu 10: Nhân tố nào sau đây không phải là ưu thế để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có nhất nước

B. Nguồn lao động đông và có trình độ.

C. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. 

D. Nguồn lao  động đông,  nhiều kinh nghiệm.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

B

B

C

C

A

B

A

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 41. Để tăng sức cạnh tranh hàng hóa đối với các nước phát triển trên thế giới, các nước đang phát triển cần phải

A. chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống.

B. thu hút đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ hiện đại.

C. chú trọng trong khai thác nguồn tài nguyên có thế mạnh.

D. tăng cường mở rộng thị trường thế giới.

Câu 42.Giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia châu Phi trong việc sử dụng tự nhiên là

A. chấm dứt việc khai thác khoáng sản và rừng.

B. hạn chế mở rộng diện tích đất canh tác, cải tạo đất nông nghiệp.

C. khai thác, sử dung hợp lý tài nguyên và áp dụng biện pháp thủy lợi.

D. bảo vệ tài nguyên sinh vật trước nguy cơ tuyệt chủng.

Câu 43. Đối với ngành chăn nuôi nước ta, để nâng cao năng suất thì vấn đề quan trọng nhất cần phải được khắc phục là

A. dịch bệnh gây hại gia súc, gia cầm đe dọa trên diện rộng.

B. hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.

C. các giống gia súc và gia cầm chưa thật sự tốt.

D. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo.

Câu 44. Hoạt động nào sau đây cần áp dụng chủ yếu để đưa ngành Bưu chính trở thành ngành kinh doanh hiệu quả?

A. Tập trung vào các dịch vụ chuyển phát nhanh EMS.

B. Tăng cường các dịch vụ mang tính phục vụ khách hàng.

C. Tập trung phát triển mạng lưới các khu vực thành thị.

D. Ưu tiên phát triển dịch vụ chuyển tiền, ngoại tệ.

Câu 45. Cho bảng số liệu về tổng giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000-2014

Đơn vị: tỷ USD

Năm

2000

2007

2010

2014

Tổng giá trị xuất nhập khẩu

30,1

111,4

156,4

244,3

Cán cân xuất nhập khẩu

-1,1

-14,2

-13,2

1,9

 

                  Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016

Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000-2014?

A. Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta đều tăng.

B. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu.

C. Giá trị xuất khẩu tăng chậm hơn giá trị nhập khẩu.

D. Năm 2014 giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu.

Câu 46. Đàn trâu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh hơn ở Tây Nguyên, nguyên nhân chủ yếu là do Trung du và miền núi Bắc Bộ có

A. nhiều cao nguyên đồng cở rộng lớn làm môi trường chăn thả.

B. nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp của vùng dồi dào hơn.

C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, ẩm ướt.

D. lịch sử khai phá lâu đời, người dân nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.

Câu 47. Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để phát triển loại hình sản xuất nào dưới đây?

A. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh, ẩm (trâu).

B. Trồng được nhiều cây công nghiệp lâu năm.

C. Tăng thêm được nhiều vụ lúa.

D. Trồng được nhiều loại rau ôn đới.

Câu 48. Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ vì 

A. có cơ cấu đa dạng về ngành.           

B. gắn liền với phát triển kinh tế vùng ven biển.

C. mang lại hiệu quả kinh tế cao.                     

D. tác động đến nhiều khu vực kình tế khác.

Câu 49. Tác động của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đối với việc phát triển xã hội của vùng là

A. ngăn chặn triệt để việc chặt phá rừng, lấn rừng làm nương rẫy.

B. tạo ra tập quán sản xuất mới cho các đồng bào dân tộc ít người.

C. khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phát triển kinh tế hàng hóa.

D. tăng cường sự kết nối giữa các vùng trên phạm vi cả nước.

Câu 50. Phương châm “sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm

A. khai thác nguồn lợi kinh tế do lũ mang lại.

B. thích nghi với biến đổi khí hậu.

C. thay đổi tốc độ dòng chảy của sông ngòi.

D. giảm bớt các thiệt hại do lũ gây ra.

ĐÁP ÁN

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

B

C

D

B

C

C

D

B

B

A

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (VD): Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng

     A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.                              B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

     C. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.                 D. Bắc Bộ và Nam Bộ.

Câu 2 (NB): Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng

     A. phòng hộ.                 B. sản xuất                    C. đặc dụng      D. ven biển

Câu 3 (VDC): Sự đối lập về mùa mưa - khô giữa đồng bằng ven biển Trung Bộ với Tây Nguyên là do tác động kết hợp của

     A. gió Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới, bão, áp thấp nhiệt đới.

     B. áp thấp nhiệt đới, bão, gió Tây và gió mùa Đông Bắc

     C. gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương và dãy Trường Sơn.

     D. gió Đông Bắc, gió Tây Nam đầu hạ và bức chắn địa hình.

Câu 4 (VD): Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỪ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 - 2014

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây đúng với sự gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 - 2014?

     A. Tỉ suất tử của nước ta không có sự thay đổi.

     B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên liên tục giảm.

     C. Tỉ suất sinh có xu hướng giảm không liên tục

     D. Tỉ suất tử giảm nhanh hơn tỉ suất sinh giảm.

Câu 5 (NB): Căn cứ vào Atlat trang 13, các cánh cung núi ở vùng núi Đông Bắc lần lượt từ Đông sang Tây là

     A. Sông Gâm, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều

     B. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.

     C. Sông Gâm, Bắc Sơn, Đông Triều, Ngân Sơn. 

     D. Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm

Câu 6 (NB): Nước ta có gió Tín phong hoạt động là do vị trí

     A. nằm ở nơi giao tranh của các khối khí          B. nằm liền kề với Biển Đông rộng lớn.

     C. thuộc vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc          D. nằm trong khu vực châu Á gió mùa

Câu 7 (VD): Cho bảng số liệu sau:

TÔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2014

(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm

2010

2014

Khu vực kinh tế Nhà nước

633,2

1.331,3

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước

926,9

1.706,4

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

327,0

704,3

Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta?

     A. Tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước tăng, ngoài Nhà nước giảm.

     B. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm, khu vực Nhà nước tăng.

     C. Tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng, kinh tế Nhà nước giảm.

     D. Tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Câu 8 (NB): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi nào sau đây không có hướng Tây Bắc - Đông Nam?

     A. Đông Triều.             B. Trường Sơn Bắc       C. Pu Đen Đinh.      D. Hoàng Liên Sơn.

Câu 9 (TH): Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta?

     A. Chế độ nước theo sát với chế độ mưa           B. Sông ngòi dày đặc, nhiều sông nhỏ, dốc

     C. Chế độ dòng chảy diễn biến thất thường       D. Quanh năm đều có lượng phù sa lớn

Câu 10 (TH): Đồng bằng sông Hồng ngập úng nghiêm trọng nhất cả nước không phải là do

     A. mực nước biển dâng.                                     B. mật độ xây dựng cao.

     C. có đê điều bao bọc                                         D. diện mưa bão rộng. 

 

ĐÁP ÁN

1-B

2-C

3-D

4-B

5-B

6-C

7-A

8-A

9-D

10-A

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 41: Hoạt động ngoại thương nước ta ngày càng phát triển chủ yếu do

          A. đa dạng hóa thị trường và tăng cường sự quản lí của Nhà nước

          B. tăng cường hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế

          C. khai thác tài nguyên hiệu quả, tăng nhanh chất lượng sản phẩm

          D. nhu cầu tiêu dùng của dân cư và nguồn vốn đầu tư tăng nhanh

Câu 42: Thế mạnh chủ yếu để sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng là

          A. cơ cấu ngành đa dạng, nguồn nguyên liệu phong phú.

          B. đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

          C. lao động giàu kinh nghiệm, trình độ thâm canh cao.

          D. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 43: Thuận lợi để phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

          A. bờ biển dài, có các vịnh nước sâu kín gió             

          B. giàu nguồn lợi hải sản và có các ngư trường lớn.

          C. có quần đảo, nhiều bãi biển đẹp, khí hậu tốt.        

          D. độ mặn nước biển cao, có các đảo, quần đảo lớn.

Câu 44: Ý nghĩa chủ yếu của việc bảo vệ rừng phòng hộ ở Bắc Trung Bộ là

          A. tạo điều kiện nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

          B. hạn chế tác hại lũ lụt đột ngột trên các sông ngắn dốc.

          C. hạn chế xâm nhập mặn và triều cường ven biển.

          D. bảo vệ đa dạng sinh học, điều hòa nguồn nước.

Câu 45: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do

          A. dẫn đầu cả nước giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu

          B. đây là vùng có cơ cấu kinh tế phát triển hơn các vùng khác trong nước.

          C. sự phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng.

          D. sức ép dân số lên các vấn đề kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường.

Câu 46: Cho biểu đồ về các loại cây trồng của nước ta năm 2010 và 2017.

                              (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

          A. Tốc độ tăng trưởng diện tích các loại cây trồng của nước ta năm 2010 và 2017.

          B. Quy mô diện tích các loại cây trồng của nước ta từ năm 2010 và 2017.

          C. Quy mô, cơ cấu diện tích các loại cây trồng của nước ta năm 2010 và 2017.

          D. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây trồng nước ta năm 2010 và 2017.

Câu 47: Mùa mưa ở Trung Bộ nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của

          A. gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới.

          B. tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.

          C. tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.

          D. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.

Câu 48: Đồng bằng Sông Cửu Long cần phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tài nguyên đất chủ yếu là do

          A. một số thiên tai xảy ra, diện tích đất phèn, đất mặn mở rộng thêm.

          B. nguy cơ cháy rừng xảy ra nhiều nơi, đa dạng sinh học bị đe dọa.

          C. nước xâm nhập sâu vào đất liền, độ chua và độ mặn trong đất tăng.

          D. mực nước sông hạ thấp, mặt nước nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp.

Câu 49: Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở duyên hải Nam Trung Bộ là

          A. tăng cường mối quan hệ với hai vùng kinh tế năng động của đất nước.

          B. thu hút thêm nguồn đầu tư, mở rộng vùng hậu phương cảng cho vùng.

          C. tăng cường khả năng cạnh tranh cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

          D. tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới.

Câu 50: Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2018

                                                                                             ( Đơn vị: Triệu đô la Mỹ)

Năm

2005

2010

2016

2018

Xuất khẩu

32447,1

72236,7

162016,7

243697,3

Nhập khẩu

36761,1

84838,6

165775,9

237182,0

Tổng số

69208,2

157075,3

327792,6

480879,3

                                                 (Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuât nhập khẩu hàng hóa của nước ta từ năm 2005 đến năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

          A. Miền.                            B. Kết hợp.                        C. Đường.                                        D. Tròn.

 

ĐÁP ÁN

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

B

B

B

B

C

C

D

C

D

A

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?

          A. Huế.                              B. Khánh Hóa.                   C. Bình Thuận.                                         D. Phú Yên.

Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn hơn cây công nghiệp lâu năm?

          A. Gia Lai.                         B. Lâm Đồng.                    C. Đắk Lắk.           D. Phú Yên.

Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa li Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây có ở trung tâm Cà Mau?

          A. Dệt.                               B. Luyện kim đen.             C. Cơ khí.   D. Sản xuất ô tô.

Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô lớn? 

          A. Vinh.                             B. Cần Thơ.                       C. Tây Ninh. D. Hà Nội.

Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 5 nối Hà Nội với nơi nào sau đây?

     A. Nam Định.                    B. Hòa Bình.                     C. Hải Phòng.           D. Ninh Bình.

Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là di sản tự

nhiên thế giới?

          A. Phong Nha Kẻ Bàng.    B. Cố đô Huế.                    C. Di tích Mỹ Sơn.  D. Phố cổ Hội An

Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy nhiệt điện Uông Bí thuộc tỉnh nào sau đây?

          A. Lạng Sơn.                     B. Thái Nguyên.                C. Tuyên Quang.                                        D. Quảng Ninh.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết Khu kinh tế ven biển Nghi Sơn thuộc tỉnh nào sau đây?

          A. Thanh Hóa.                   B. Nghệ An.                      C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình.

Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cảng biển Phan Thiết thuộc tỉnh nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ?.

          A. Ninh Thuận.                 B. Bình Định.                    C. Bình Thuận.                                         D. Phú Yên.

Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết kênh Vĩnh Tế nối Hà Tiên với điểm nào sau đây?

          A. Long Xuyên.                 B. Ngã Bảy.                       C. Cao Lãnh. D. Châu Đốc.

 

ĐÁP ÁN

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

A

D

C

B

C

A

D

A

C

D

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Trần Văn Hòa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON