YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Bạch Đằng

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới HOC247. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT BẠCH ĐẰNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (NB): Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng mọi chí tuyến, đã quy định:

          A. lãnh thổ thuộc múi giờ thứ bay     B. thiên nhiên mang tính nhiệt đới

          C. hoạt động của gió mùa châu Á      D. sự đa dạng khoáng sản, sinh vật

Câu 2 (VD): Cho biểu đồ: Các khu vực kinh tế trong GDP của nước ta qua một số năm

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

          A. Sản lượng các ngành kinh tế trong GDP của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018.

          B. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018

          C. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 - 2018

          D. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế trong GDP của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018.

Câu 3 (VD): Cho biểu đồ sau Cơ cấu sản lượng lúa của nước ta năm 2015 và năm 2017 (%)

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sản lượng lúa của nước ta năm 2015 và năm 2017?

          A. Tỉ trọng lúa mùa lớn hơn lúa đông xuân

          B. Tỉ trọng lúa mùa luôn lớn hơn lúa hè thu

          C. Lúa đông xuân luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất.

          D. Lúa hè thu luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất

Câu 4 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có diện tích lớn nhất?

          A. Gia Lai.      B. Nghệ An.    C. Bắc Ninh.   D. Quảng Ninh

Câu 5 (VDC): Nguyên nhân chính làm cho địa hình khu vực đồi núi của nước ta bị xâm thực mạnh là do

          A. lượng mưa phân hóa theo mùa, địa hình có độ cao và độ dốc lớn.

          B. thảm thực vật bị phá hủy, sông ngòi có nhiều nước và độ dốc lớn

          C. mưa lớn tập trung trên nền địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị phá hủy.

          D. nền nhiệt ẩm cao, mạng lưới sông ngòi dày đặc, lưu lượng nước lớn.

Câu 6 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng bởi phù sa sông của hệ thống sông nào sau đây?

          A. Sông Gianh            B. Sông Trà Khúc       C. Sông Xê Xan          D. Sông Đà Rằng.

Câu 7 (TH): Vùng núi nào sau đây của nước ta có các dãy núi song song, so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam?

          A. Trường Sơn Nam   B. Tây Bắc      C. Trường Sơn Bắc     D. Đông Bắc

Câu 8 (VD): Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2010- 2017

Năm

2005

2007

2010

2013

2017

Tổng sản lượng

3467

4200

5142

6020

7312

- Sản lượng khai thác

1988

2075

2414

2804

3420

- Sản lượng nuôi trồng

1479

2125

2728

3216

3892

 

(Nguồn số liệu theo website: www.gso.gov.vn)

Theo bảng số liệu trên, để thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2015 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

          A. Cột B. Tròn            C. Miền           D. Kết hợp

Câu 9 (VD): Sinh vật nước ta đa dạng là kết quả tác động của các nhân tố chủ yếu là

          A. đất đai phong phú, tác động của con người lại tạo và thay đổi sự phân bố.

          B. khí hậu phân hoá, con người lai tạo giống, vị trí trung tâm Đông Nam Á

          C. địa hình phần lớn đồi núi, vị trí giáp biển, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

          D. vị trí nơi gặp gỡ của các luồng di cư, địa hình, khí hậu, đất đai phân hoá

Câu 10 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây là đô thị loại đặc biệt?

          A. Hải Phòng B. Cần Thơ     C. Đà Nẵng     D. Hà Nội 

ĐÁP ÁN

1-B

2-B

3-C

4-B

5-C

6-D

7-C

8-A

9-D

10-D

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (VD): Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta chủ yếu là do

          A. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

          B. tác động của gió mùa với ảnh hưởng của Biển Đông.

          C. tác động của độ cao địa hình với hướng của các dãy núi.

          D. tác động của độ cao địa hình với ảnh hưởng của Biển Đông.

Câu 2 (NB): Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI VÀ TP.HỒ CHÍ MINH

(Đơn vị: 0C)

Địa điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Hà Nội

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

TP. Hồ Chí Minh

25,8

26,7

27,9

28,9

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,7

 

Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh lần lượt là

          A. 3,20C và 12, 50C. B. 9,40C và 13,30C.   C. 13,70C và 9,40C.   D. 12, 50C và 3,20C.

Câu 3 (TH): Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do

          A. ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.

          B. phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

          C. phá rừng để lấy đất ở.

          D. phá rừng để khai thác gỗ củi.

Câu 4 (TH): Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta là

          A. Bắc Trung Bộ.       B. Duyên hải Nam Trung Bộ.             C. Nam Bộ.    D. Bắc Bộ.

Câu 5 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều đất mặn nhất?

          A. Bắc Trung Bộ.                   B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

          C. Đồng bằng sông Cửu Long.           D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6 (VD): Cho biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

          A. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 - 2014.

          B. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014.

          C. Cơ cấu sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014.

          D. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng lúa ở nước ta giai đoạn 1990 - 2014.

Câu 7 (TH): Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do

    A. nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.

     B. nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

     C. tiếp giáp Biển Đông và nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á.

     D. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu.

Câu 8 (TH): Ngành sản xuất nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta?

          A. Ngành thương mại.                        B. Ngành nông nghiệp.

          C. Ngành công nghiệp.           D. Ngành du lịch.

Câu 9 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất ?

          A. Bạc Liêu.    B. Cà Mau.      C. An Giang.   D. Đồng Tháp.

Câu 10 (NB): Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là

          A. các ô trũng ngập nước.      B. vùng ngoài đê.

          C. rìa phía tây và tây bắc.       D. vùng trong đê. 

 

 

ĐÁP ÁN

1-A

2-D

3-B

4-B

5-C

6-A

7-C

8-B

9-C

10-B

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (VD): Gió phơn tây nam ảnh hưởng sâu sắc đến vùng Bắc Trung Bộ do

          A. có nhiều thung lũng khuất gió.      B. bức chắn Bạch Mã và Tam Điệp.

          C. bức chắn Trường Sơn Bắc             D. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Câu 2 (VD): Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA NĂM 1990 VÀNĂM 2018

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1990

6 042,8

19 225,1

2018

7 570,9

44 046,0

 

Căn cứ vào bảng số liệu trên, năng suất lúa của nước ta năm 2018 là

          A. 5,82 tạ/nghìn ha     B. 5,82 nghìn tấn/ha   C. 58,2 tạ/ha   D. 58,17 kg/ha

Câu 3 (VDC): Cơ sở quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Cửu long là

          A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ và thay đổi cơ cấu mùa vụ.

          B. khai hoang, cải tạo diện tích đất phèn, đất mặn ven biển.

          C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển thủy lợi.

          D. khai thác đất trồng lúa từ các bãi bồi ven sông, ven biển.

Câu 4 (TH): Sự phân hóa của yếu tố chủ yếu nào sau đây cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng?

          A. Địa hình, đất trồng.                        B. Chế độ nhiệt, mưa

          C. Loại gió thịnh hành.           D. Chế độ nước sông.

Câu 5 (VD): Để tăng vai trò trung chuyển và đẩy mạnh giao lưu theo chiều Bắc – Nam, Duyên hải Nam Trung Bộ cần phải thực hiện biện pháp chủ yếu nào sau đây?

          A. Nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam.

          B. Đẩy mạnh phát triển các tuyến đường ngang.

          C. Phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

          D. Khôi phục và hiện đại hóa hệ thống sân bay.

Câu 6 (VDC): Mạng lưới đường bộ ở nước ta mở rộng và hiện đại hóa do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

          A. Hội nhập toàn cầu và khu vực ngày càng sâu, rộng.

          B. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn.

          C. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên nhu cầu lớn.

          D. Huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư

Câu 7 (TH): Đất cát ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển

          A. các loại cây lương thực     B. cây công nghiệp lâu năm.

          C. cây công nghiệp hàng năm.           D. các loại cây ăn quả, rau đậu.

Câu 8 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2000 so với năm 2007 nhỏ hơn bao nhiêu lần?

          A. 3,07            B. 3,20            C. 2,07            D. 2,90

Câu 9 (VDC): Phương hướng quan trọng nhất nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay là

A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và tăng cường sự quản lí của nhà nước

B. hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất và thu hút nguồn vốn đầu tư lớn

C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động và mở rộng, đa dạng hóa loại hình đào tạo các cấp.

D. kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, phân bố lại dân cư, đẩy mạnh công nghiệp hóa

Câu 10 (VDC): Nguyên nhân chủ yếu đe dọa xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại ở Tây Nguyên là

          A. sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa

          B. đất chủ yếu là feralit phát triển trên đá badan

          C. chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới

          D. địa hình nhiều đồi núi, mức độ chia cắt lớn 

 

ĐÁP ÁN

1-C

2-C

3-B

4-A

5-A

6-D

7-C

8-C

9-D

10-A

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (TH): Các đồng bằng ở Đông Nam Á lục địa màu mỡ, vì

          A. có lớp phủ thực vật phong phú.

          B. được phù sa của các con sông bồi đắp.

          C. được phủ các sản phẩm phong hóa từ dung nham núi lửa

          D. được con người cải tạo hợp lí.

Câu 2 (NB): Khu vực nào sau đây vào nửa cuối mùa đông hầu như không có mưa phùn?

          A. Đồng bằng Bắc Trung Bộ.             B. Vùng ven biển.

          C. Vùng núi Tây Bắc             D. Đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 3 (VD): Quá trình địa mạo chủ yếu chi phối đường bờ biển nước ta là

          A. mài mòn     B. xâm thực    C. xâm thực, bồi tụ     D. tích tụ.

Câu 4 (VD): Cho biểu đồ sau:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MĨ LA TINH GIAI ĐOẠN 1985 - 2010 (Đơn vị: %)

Dựa vào biểu đồ, nhận xét nào đúng về tốc độ tăng GDP của các nước Mĩ La tinh?

          A. Tốc độ tăng GDP những năm gần đây thấp.

          B. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng.

          C. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất.

          D. Tốc độ tăng GDP không ổn định.

Câu 5 (NB): Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là

          A. Đặc quyền kinh tế.             B. Lãnh hải.    C. Nội thuỷ.    D. Tiếp giáp lãnh hải.

Câu 6 (NB): Biểu hiện của tính đa dạng địa hình ven biển nước ta là:

          A. có vịnh cửa sông và bờ biển mài mòn       B. có đầm phá và các bãi cát phẳng

          C. có nhiều địa hình khác nhau.         D. có các đảo ven bờ và quần đảo xa bờ.

Câu 7 (TH): Đặc điểm địa hình thấp, được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là của vùng núi

          A. Trường Sơn Nam. B. Trường Sơn Bắc     C. Tây Bắc      D. Đông Bắc

Câu 8 (TH): Lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là

          A. tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn.

          B. đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân.

          C. để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

          D. sử dụng lực lượng lao động dồi dào tại chỗ.

Câu 9 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là lớn nhất?

          A. TP. HCM.   B. Biên Hòa    C. Vũng Tàu. D. Thủ Dầu Một.

Câu 10 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết sắt có ở nơi nào sau đây?

          A. Quỳ Châu. B. Thạch Khê.             C. Lệ Thủy.     D. Phú Vang 

 

ĐÁP ÁN

1-B

2-C

3-A

4-D

5-C

6-C

7-B

8-C

9-A

10-B

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 41. Khu vực có nguồn sinh vật dưới nước bị suy giảm rõ rệt nhất là

  A. vùng các đảo, quần đảo.                                         B. vùng cửa sông, ven biển.                             

  C. vùng tiếp giáp sông lớn.                                         D. nơi có thủy triểu lên cao.

Câu 42. Thiên tai mang tính cục bộ địa phương ở nước ta là

  A. bão.                               B. ngập lụt.                        C. hạn hán.  D. mưa đá.

Câu 43. Cơ cấu công nghiệp khu vực Nhà nước gồm

  A. Trung ương, địa phương.                                        B. Trung ương, tập thể.                                      

  C. địa phương, tư nhân.                                               D. địa phương, cá thể.

Câu 44. Đường dây tải điện 500kv dài nhất nước ta là

  A. Hòa Bình – Hà Nội.                                                 B. Hòa Bình - Quy Nhơn.

  C. TP. Hồ chí Minh – Hà Nội.                                     D. Hòa Bình – TP.Hồ Chí Minh.

Câu 45. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích gieo trồng cây công nghiệp nào sau đây?

A. Cao su.                            B. Cà phê.                          C. Dừa.        D. Chè.

Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?

  A. Hà Nam.                        B. Hưng Yên.                    C. Nam Định.  D. Hải Dương.

Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc lưu vực sông Thái Bình?

  A. Sông Trà Lí.                  B. Sông Cầu.                     C. Sông Thương.  D. Sông Lục Nam.

Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ?

  A. Hà Nội.                                B. Thanh Hóa.                         C. Đồng Hới.   D. Đà Nẵng.

Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào sau đây có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Mơ Nông.                           B. Kon Tum.                C. Lâm Viên.                    D. Đắk Lắk.

Câu 50: Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500 001 - 100 0000 người?

A. Thái Nguyên.                     B. Hải Phòng.                C. Quảng Ngãi.               D. Biên Hòa.

ĐÁP ÁN

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

B

D

A

D

A

C

A

C

C

D

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Bạch Đằng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF