YOMEDIA
NONE

Bài tập 2 trang 86 SBT Lịch sử 12 Bài 16

Bài tập 2 trang 86 SBT Lịch sử 12 Bài 16

Hoàn thành bảng so sánh về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 với những năm 1939 - 1945 và nêu nhận xét.

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết

Những năm 1936 -1939

  • Chính trị: 
    • Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí,... tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
    • Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động, nhưng ĐCS Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế:
      • Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp.
      • ⇒ Những năm 1936 -1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam, nhưng nền kinh tế vẫn lạc hậu và lệ thuộc Pháp.
    • Xã hội:
      • Đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp
      • ông nhân: thất nghiệp, lương giảm.
      • Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…
      • Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
      • Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp.
      • Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.
      • Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Những năm 1939 -1945

  • Chính trị: 
    •  Pháp thực hiện chính sách vơ vét sức người, sức của của Việt Nam để dốc vào cuộc chiến tranh.
    • Tháng 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt - Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng.
    • Nhật sử dụng bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh, đàn áp cách mạng.
    • Bên cạnh đảng phái thân Pháp còn có đảng phái thân Nhật như: Đại Việt, Phục Quốc. Ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp.
    • Đầu 1945, phát xít Đức, Nhật thất bại ở nhiều nơi.
    • Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị ở VN tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa.
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế: 
      • Chính sách của Pháp
        • Đầu tháng 9/1939, Toàn quyền Ca-tơ-ru ra lệnh tổng động viên nhằm cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương về quân sự, nhân lực, các sản phẩm và nguyên liệu”.
        • Pháp thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”: tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, sa thải công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm, kiểm soát gắt gao sản xuất, phân phối, ấn định giá cả.
      • Chính sách của Nhật
        • Pháp phải cho Nhật sử dụng phương tiện giao thông, kiểm soát đường sắt, tàu biển. Nhật bắt Pháp trong 4 năm 6 tháng nộp khoản tiền 723.786.000 đồng.
        • Cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu phục vụ cho chiến tranh.
        • Buộc Pháp xuất cảng các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ như: than, sắt, cao su, xi măng.
        • Công ty của Nhật đầu tư vào những ngành phục vụ cho quân sự như măng-gan, sắt, phốt phát, crôm.
  • Xã hội: 
    • Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực. Cuối 1944 đầu năm 1945 có tới 2 triệu đồng bào ta chết đói.
    • Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, trừ tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp - Nhật.
    • Đảng phải kịp thời, đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.

Nhận xét

⇒ Như vậy, tình hình chính trị cũng như kinh tế xã hội của 2 thời kì là khác nhau. Chính vì sự khác nhau về hoàn cảnh mà Đảng ta có những thay đổi phù hợp với thực tiễn, đưa cách mạng đến thắng lợi.

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 2 trang 86 SBT Lịch sử 12 Bài 16 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF