Bài tập 1 trang 83 SBT Lịch sử 12 Bài 16
1. Tình hình nổi bật ở Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 là gì?
A. Quân Nhật Bản vào Đông Dương, giúp nhân dân Đông Dương khôi phục nền độc lập.
B. Nhật Bản thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”, ra sức bóc lột nhân dân ta để làm giàu và đáp ứng theo yêu cầu của Pháp.
C. Đời sống của mọi giai cấp, tầng lớp ở nước ta vô cùng khó khăn do chính sách bóc lột của Nhật, Pháp.
D. Pháp thay toàn quyền Đông Dương mới, thi hành mọi chính sách vơ vét mọi nguồn lực phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới.
2. Vì sao khi vào Đông Dương, quân phiệt Nhật ra sức tuyên truyền về văn minh, sức mạnh của Nhật Bản và về thuyết Đại Đông Á?
A. Để uy hiếp Pháp.
B. Để chứng tỏ Nhật là bạn của nhân dân ta.
C. Để che đậy cho hành vi xâm lược và dọn đường cho việc hất cẳng Pháp.
D. Để biểu dương lực lượng cho chủ nghĩa phát xít nói chung.
3. Tại Hội nghị tháng 11 - 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là
A. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
B. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.
C. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
D. đánh đổ Nhật - Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
4. Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 xác định là
A. đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
B. đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp.
C. đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
D. đấu tranh nghị trường.
5. Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập năm 1939 là
A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
6. Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào điều kiện nước ta trong thời kì 1939 - 1945 được thể hiện như thế nào?
A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ dân tộc, dân chủ với vị trí quan trọng như nhau.
B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, từng bước thực hiện nhiệm vụ đưa lại ruộng đất cho nông dân.
C. Thành lập Mặt trận Việt Minh.
D. Xác định hình thức, phương pháp đấu tranh.
7. Ý nào không phản ánh đúng nội dung của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)?
A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương.
B. Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là vũ trang, bí mật.
C. Nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân là khởi nghĩa vũ trang.
D. Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh.
8. Tiền thân của các lực lượng vũ trang được Đảng ta đặc biệt chú ý quan tâm xây dựng ngay từ đầu là
A. đội du kích Bắc Sơn.
B. các đội vũ trang tự vệ
C. các Hội Cứu quốc
D. Trung đội Cứu quốc quân I.
9. Để xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng
A. vận động nhân dân tham gia vào các Hội Cứu quốc.
B. công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
C. hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
D. việc lập ra Ủy ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng.
10. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là
A. căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai
B. căn cứ Cao Bằng.
C. căn cứ Đồng Tháp.
D. Liên khu V.
11. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) nhằm
A. giữ Đông Dương không cho quân Đồng minh kéo vào.
B. ép các đảng phái phản động ở Đông Dương ủng hộ Nhật chống Pháp.
C. chứng tỏ sức mạnh của Nhật Bản trước quân Đồng minh.
D. cảnh cáo Pháp vì không đáp ứng đủ các yêu cầu của Nhật.
12. Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước nhằm mục đích gì?
A. Hưởng ứng cuộc phản công tiêu diệt phát xít Nhật của phe Đồng minh.
B. Giải quyết nạn đói cho nhân dân.
C. Làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
D. Giành chính quyền về tay nhân dân.
13. Thời cơ cách mạng chín muồi khi nào?
A. Quân Nhật vào Đông Dương.
B. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.
C. Khi Liên Xô, Mĩ, Anh cùng phản công ở mặt trận Thái Bình Dương.
D. Khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
14. Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được ban bố trong hoàn cảnh
A. Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh.
B. Nhật Bản đã đầu hàng Đồng minh.
C. Nhật Bản chuyển giao chính quyền ở Việt Nam cho Chính phủ Trần Trọng Kim.
D. một số địa phương trong cả nước đã giành được chính quyền.
15. Thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc Việt Nam là gì?
A. Lật đổ ngai vàng phong kiến.
B. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị cho mọi thắng lợi tiếp theo của nhân dân ta.
D. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, tự do, nhân dân lao động được làm chủ.
16. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ từ
A. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.
B. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
C. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc.
D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
17. Việt Nam thực sự trở thành một nước độc lập có chủ quyền khi
A. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và hoạt động.
B. Cách mạng tháng Tám lật đổ ách đô hộ của phát xít Nhật và thực dân Pháp.
C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
D. Thực dân Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của Việt Nam.
Hướng dẫn giải chi tiết
1. Tình hình nổi bật ở Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 là gì?
- Tình hình nổi bật ở Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 là Pháp thay toàn quyền Đông Dương mới, thi hành mọi chính sách vơ vét mọi nguồn lực phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới.
- Chọn D.
2. Vì sao khi vào Đông Dương, quân phiệt Nhật ra sức tuyên truyền về văn minh, sức mạnh của Nhật Bản và về thuyết Đại Đông Á?
- Khi vào Đông Dương, quân phiệt Nhật ra sức tuyên truyền về văn minh, sức mạnh của Nhật Bản và về thuyết Đại Đông Á để che đậy cho hành vi xâm lược và dọn đường cho việc hất cẳng Pháp.
- Chọn C.
3. Tại Hội nghị tháng 11 - 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là
- Tại Hội nghị tháng 11 - 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
- Chọn A.
4. Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 xác định là
- Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 xác định là đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
- Chọn A.
5. Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập năm 1939 là
- Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- Chọn B.
6. Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào điều kiện nước ta trong thời kì 1939 - 1945 được thể hiện như thế nào?
- Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào điều kiện nước ta trong thời kì 1939 - 1945 được thể hiện qua việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, từng bước thực hiện nhiệm vụ đưa lại ruộng đất cho nông dân.
- Chọn B.
7. Ý nào không phản ánh đúng nội dung của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)?
- Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) xác định: hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
- Chọn B
8. Tiền thân của các lực lượng vũ trang được Đảng ta đặc biệt chú ý quan tâm xây dựng ngay từ đầu là
- Tiền thân của các lực lượng vũ trang được Đảng ta đặc biệt chú ý quan tâm xây dựng ngay từ đầu là đội du kích Bắc Sơn.
- Chọn A.
9. Để xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng
- Để xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng vận động nhân dân tham gia vào các Hội Cứu quốc.
- Chọn A
10. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là
- Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai.
- Chọn A
11. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) nhằm
- Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) nhằm giữ Đông Dương không cho quân Đồng minh kéo vào.
- Chọn A.
12. Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước nhằm mục đích gì?
- Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước để làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
- Chọn C
13. Thời cơ cách mạng chín muồi khi nào?
- Thời cơ cách mạng chín muồi khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
- Chọn D.
14. Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được ban bố trong hoàn cảnh
- Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được ban bố trong hoàn cảnh Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, ngày 13-8-1945.
- Chọn A.
15. Thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc Việt Nam là gì?
- Thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc Việt Nam là mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, tự do, nhân dân lao động được làm chủ.
- Chọn D.
16. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ từ
- Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ từ Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
- Chọn D
17. Việt Nam thực sự trở thành một nước độc lập có chủ quyền khi
- Việt Nam thực sự trở thành một nước độc lập có chủ quyền khi Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và hoạt động.
- Chọn A.
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
-
Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào tại Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5-1941?
bởi trang lan 15/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mặt trận nào góp phần quan trọng chuẩn bị lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám.
bởi khanh nguyen 14/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Biện pháp nào sau đây không phải là điểm sáng tạo của mặt trận Việt Minh trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng tháng Tám (1945)?
bởi Lê Bảo An 15/01/2021
A. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
B. Kết hợp giữa xây dựng với rèn luyện
C. Xây dựng từ thành phần cơ bản đến tầng lớp trên
D. Xây dựng từ nông thôn, rừng núi đến đô thị, đồng bằng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
bởi Bo Bo 15/01/2021
A. Đây là cuộc cách mạng diễn ra nhanh, gọn, ít đổ máu, bằng phương pháp hòa bình
B. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
C. Đây là cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
D. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chỉ ra tính chất của cách mạng tháng Tám năm 1945?
bởi Minh Tú 15/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào sau đây không phản ánh vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng tháng Tám?
bởi Mai Anh 14/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
bởi Minh Tuyen 15/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 của nhân dân ta diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu là do
bởi Lê Trung Phuong 15/01/2021
A. Đảng ta chọn đúng thời cơ phát động khởi nghĩa.
B. Đảng đã có sự chuyển hướng chiến lược kịp thời.
C. Chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
D. Quân Đồng minh tiến công mạnh vào quân Nhật ở châu Á.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.
B. chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
C. người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
D. đem lại độc lập cho dân tộc và góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là
bởi Bảo Anh 15/01/2021
A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất
B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp
C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước.
D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân nào đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
bởi Bùi Anh Tuấn 15/01/2021
A. Phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại, chính quyền tay sai mất tinh thần.
B. Phong trào kháng Nhật phát triển mạnh, làm tiền đề quan trọng.
C. Sự chuẩn bị lực lượng và chớp thời cơ khởi nghĩa kịp thời của Đảng.
D. Liên Xô và lực lượng Đồng minh đánh bại phe phát xít.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thứ tự ưu tiên được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) lần lượt là
bởi Ban Mai 15/01/2021
A. Nông nghiệp, khai mỏ, công nghiệp nhẹ, thuế, giao thông vận tải.
B. Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, khai mỏ, thuế.
C. Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, khai mỏ, giao thông vận tải, thuế.
D. Nông nghiệp, khai mỏ, thuế, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 15/01/2021
A. Giành chính quyền ở các đô thị lớn rồi tản về các vùng nông thôn.
B. Kết hợp khởi nghĩa giành chính quyền ở cả nông thôn và thành thị.
C. Giành chính quyền ở các vùng nông thôn để bao vây rồi tiến vào thành thị.
D. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Trung ương rồi tiến về các địa phương.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có sự giống nhau về
bởi Minh Tú 15/01/2021
A. Hình thức chính quyền.
B. Khuynh hướng phát triển.
C. Lực lượng tham gia.
D. Nhiệm vụ chủ yếu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất
B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp
C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước.
D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tác dụng lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 2 năm 1947 là gì?
bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 15/01/2021
A. Tiêu diệt được nhiều sinh lực địch.
B. Giam chân địch ở các đô thị.
C. Bảo đảm cho cơ quan đầu não của Đảng rút về chiến khu an toàn.
D. Tiêu hao được nhiều sinh lực địch, giải phóng đất đai.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) đã
bởi hi hi 15/01/2021
A. đẩy quân Pháp rơi vào tình thế phòng ngự bị động.
B. tiêu diệt được một bộ phận sinh lực của quân Pháp.
C. giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng.
D. buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhân dân Bắc Bộ có hành động như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
bởi Tran Chau 15/01/2021
A. Kêu gọi các bên kiềm chế.
B. Ủng hộ về vật chất và tinh thần.
C. Gửi các đoàn quân Tây tiến vào Nam.
D. Ủng hộ đấu tranh ngoại giao.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ý nào không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mà vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
bởi Phong Vu 15/01/2021
A. Gắn lí luận với thực tiễn, nắm vững quan điểm thực tiễn, luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn.
B. “Vừa đánh, vừa đàm”.
C. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
D. Không chủ quan, duy ý chí, không bảo thủ, giáo điều, do dự, ngập ngừng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là
bởi Huong Duong 15/01/2021
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. Căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là:
bởi Đan Nguyên 15/01/2021
A. Có sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
B. Lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.
C. Có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và nhân loại tiến bộ.
D. Có sự kết hợp đấu tranh quân sự chính trị và ngoại giao.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp
bởi hà trang 15/01/2021
A. đấu tranh đồng thời trên ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao.
B. phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở thành thị.
C. tác chiến trên cả ba vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.
D. hoạt động của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm chung là
bởi bach hao 14/01/2021
A. xóa bỏ được tình trạng đất nước bị chia cắt.
B. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1965 - 1968 có điểm gì khác so với giai đoạn 1961 - 1965?
bởi Nguyễn Quang Thanh Tú 14/01/2021
Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1965 - 1968 có điểm gì khác so với giai đoạn 1961 - 1965?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là gì?
bởi Quynh Nhu 15/01/2021
A. Có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng.
B. Lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.
C. Được sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công nhanh chóng và ít đổ máu là do
bởi Tieu Giao 10/01/2021
A. Đảng có sự chuẩn bị chu đáo và chớp đúng thời cơ.
B. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. Có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm của Đảng qua các phong trào cách mạng.
D. Đảng có sự chuẩn bị chu đáo và các tầng lớp trung gian ngả hẳn về phía cách mạng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 của phát xít Nhật là gì?
bởi Mai Anh 10/01/2021
A. Mâu thuẫn Nhật – Pháp ngày càng trở nên gay gắt.
B. Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
C. Bọn thực dân Pháp ở Đông Dương đang ráo riết hoạt động.
D. Phát xít Nhật đang bị phản công ở Thái Bình Dương.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 đến cách mạng nước ta?
bởi hà trang 11/01/2021
A. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
B. Cuộc đảo chính đã tạo nên thời cơ khởi nghĩa chín muồi.
C. Đánh đuổi phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Đông Dương.
D. Điều kiện tổng khởi nghĩa chưa thật sự chin muồi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. ruộng đất
B. hòa bình, tự do
C. giảm tô, thuế
D. độc lập dân tộc
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?
bởi Lê Viết Khánh 10/01/2021
A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
B. Phong trào dân chủ 1936 – 1939
C. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến thắng 8 năm 1945.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. dân tộc dân chủ
B. xã hội chủ nghĩa
C. dân chủ tư sản.
D. dân tộc dân chủ nhân dân
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhân tố nào đã tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công vào tháng Tám năm 1945?
bởi Phan Thị Trinh 11/01/2021
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện
C. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Quá trình chuẩn bị lâu dài, rút kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
bởi Anh Trần 11/01/2021
A. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt.
B. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng làm cho quân Pháp ở Đông Dương suy yếu.
C. Quân phiệt Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị của nhân dân Đông Dương.
D. Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật.
Theo dõi (0) 1 Trả lời