Hướng dẫn giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 16 Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời giúp các em nắm vững và củng cố kiến thức đã học.
-
Bài tập Thảo luận trang 104 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Tình hình nước ta trong những năm 1939 - 1945 có biến chuyển như thế nào?
-
Bài tập Thảo luận 1 trang 112 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Chủ trương của Đảng được đề ra tại các hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939 và lần thứ 8 (5/1941) như thế nào?
-
Bài tập Thảo luận 2 trang 112 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Hãy lập bảng tóm tắt về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương.
-
Bài tập Thảo luận 3 trang 112 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Nêu những nét chính về công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng ta sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941).
-
Bài tập Thảo luận 1 trang 117 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Nêu hoàn cảnh lịch sử và diễn biến khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.
-
Bài tập Thảo luận 2 trang 117 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Nêu hoàn cảnh lịch sử và diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
-
Bài tập Thảo luận 1 trang 119 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập như thế nào?
-
Bài tập Thảo luận 2 trang 119 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Nêu nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945).
-
Bài tập Thảo luận trang 120 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
-
Bài tập 1 trang 120 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Mặt trận Việt minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước?
-
Bài tập 2 trang 120 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện như thế nào?
-
Bài tập 3 trang 120 SGK Lịch sử 12 Bài 16
Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở quê hương em.
-
Bài tập 1 trang 83 SBT Lịch sử 12 Bài 16
1. Tình hình nổi bật ở Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 là gì?
A. Quân Nhật Bản vào Đông Dương, giúp nhân dân Đông Dương khôi phục nền độc lập.
B. Nhật Bản thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”, ra sức bóc lột nhân dân ta để làm giàu và đáp ứng theo yêu cầu của Pháp.
C. Đời sống của mọi giai cấp, tầng lớp ở nước ta vô cùng khó khăn do chính sách bóc lột của Nhật, Pháp.
D. Pháp thay toàn quyền Đông Dương mới, thi hành mọi chính sách vơ vét mọi nguồn lực phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới.
2. Vì sao khi vào Đông Dương, quân phiệt Nhật ra sức tuyên truyền về văn minh, sức mạnh của Nhật Bản và về thuyết Đại Đông Á?
A. Để uy hiếp Pháp.
B. Để chứng tỏ Nhật là bạn của nhân dân ta.
C. Để che đậy cho hành vi xâm lược và dọn đường cho việc hất cẳng Pháp.
D. Để biểu dương lực lượng cho chủ nghĩa phát xít nói chung.
3. Tại Hội nghị tháng 11 - 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là
A. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
B. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.
C. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
D. đánh đổ Nhật - Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
4. Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 xác định là
A. đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
B. đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp.
C. đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
D. đấu tranh nghị trường.
5. Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập năm 1939 là
A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
6. Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào điều kiện nước ta trong thời kì 1939 - 1945 được thể hiện như thế nào?
A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ dân tộc, dân chủ với vị trí quan trọng như nhau.
B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, từng bước thực hiện nhiệm vụ đưa lại ruộng đất cho nông dân.
C. Thành lập Mặt trận Việt Minh.
D. Xác định hình thức, phương pháp đấu tranh.
7. Ý nào không phản ánh đúng nội dung của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)?
A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương.
B. Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là vũ trang, bí mật.
C. Nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân là khởi nghĩa vũ trang.
D. Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh.
8. Tiền thân của các lực lượng vũ trang được Đảng ta đặc biệt chú ý quan tâm xây dựng ngay từ đầu là
A. đội du kích Bắc Sơn.
B. các đội vũ trang tự vệ
C. các Hội Cứu quốc
D. Trung đội Cứu quốc quân I.
9. Để xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng
A. vận động nhân dân tham gia vào các Hội Cứu quốc.
B. công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
C. hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
D. việc lập ra Ủy ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng.
10. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là
A. căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai
B. căn cứ Cao Bằng.
C. căn cứ Đồng Tháp.
D. Liên khu V.
11. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) nhằm
A. giữ Đông Dương không cho quân Đồng minh kéo vào.
B. ép các đảng phái phản động ở Đông Dương ủng hộ Nhật chống Pháp.
C. chứng tỏ sức mạnh của Nhật Bản trước quân Đồng minh.
D. cảnh cáo Pháp vì không đáp ứng đủ các yêu cầu của Nhật.
12. Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước nhằm mục đích gì?
A. Hưởng ứng cuộc phản công tiêu diệt phát xít Nhật của phe Đồng minh.
B. Giải quyết nạn đói cho nhân dân.
C. Làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
D. Giành chính quyền về tay nhân dân.
13. Thời cơ cách mạng chín muồi khi nào?
A. Quân Nhật vào Đông Dương.
B. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.
C. Khi Liên Xô, Mĩ, Anh cùng phản công ở mặt trận Thái Bình Dương.
D. Khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
14. Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được ban bố trong hoàn cảnh
A. Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh.
B. Nhật Bản đã đầu hàng Đồng minh.
C. Nhật Bản chuyển giao chính quyền ở Việt Nam cho Chính phủ Trần Trọng Kim.
D. một số địa phương trong cả nước đã giành được chính quyền.
15. Thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc Việt Nam là gì?
A. Lật đổ ngai vàng phong kiến.
B. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị cho mọi thắng lợi tiếp theo của nhân dân ta.
D. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, tự do, nhân dân lao động được làm chủ.
16. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ từ
A. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.
B. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
C. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc.
D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
17. Việt Nam thực sự trở thành một nước độc lập có chủ quyền khi
A. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và hoạt động.
B. Cách mạng tháng Tám lật đổ ách đô hộ của phát xít Nhật và thực dân Pháp.
C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
D. Thực dân Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của Việt Nam.
-
Bài tập 2 trang 86 SBT Lịch sử 12 Bài 16
Hoàn thành bảng so sánh về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 với những năm 1939 - 1945 và nêu nhận xét.
-
Bài tập 3 trang 87 SBT Lịch sử 12 Bài 16
Hãy hoàn thành bảng so sánh giữa Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11 - 1939 và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5 - 1941) theo mẫu sau:
-
Bài tập 4 trang 88 SBT Lịch sử 12 Bài 16
Quá trình chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được tiến hành như thế nào? Qua đó, em có nhận xét gì?
-
Bài tập 5 trang 89 SBT Lịch sử 12 Bài 16
Trình bày tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.
-
Bài tập 6 trang 89 SBT Lịch sử 12 Bài 16
Hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 và 15 - 8 -1945) và Đại hội Quốc dân (ngày 16 và 17 - 8 - 1945) được tiến hành trong hoàn cảnh nào ? Nêu ý nghĩa của hai sự kiện này.
-
Bài tập 7 trang 90 SBT Lịch sử 12 Bài 16
Sự nhạy bén về chính trị của Đảng được thể hiện như thế nào trong giai đoạn 1939 - 1940