Hướng dẫn giải bài tập SGK Hoá học 12 Bài 36 Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức môn hoá.
-
Bài tập 1 trang 163 SGK Hóa học 12
Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?
A. Pb, Ni, Sn, Zn
B. Bb, Sn, Ni, Zn
C. Ni, Sn, Zn, Pb
D. Ni, Zn, Pb, Sn
-
Bài tập 2 trang 163 SGK Hóa học 12
Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?
A. Zn
B. Ni
C. Sn
D. Cr
-
Bài tập 3 trang 163 SGK Hóa học 12
Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là:
A.60 gam.
B. 80 gam.
C. 85 gam.
D. 90 gam.
-
Bài tập 4 trang 163 SGK Hóa học 12
Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. ZnO
B. Zn(OH)2
C. ZnSO4
D. Zn(HCO3)2
-
Bài tập 5 trang 163 SGK Hóa học 12
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây?
A. MgSO4.
B. CaSO4.
C. MnSO4.
D. ZnSO4.
-
Bài tập 1 trang 218 SGK Hóa 12 Nâng cao
Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Pb2+ + Sn → Pb + Sn2+
B. Sn2+ + Ni → Sn + Ni2+
C. Pb2+ + Ni → Pb + Ni2+
D. Sn2+ + Pb → Pb2+ + Sn
-
Bài tập 2 trang 219 SGK Hóa 12 Nâng cao
Có các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni2+, Zn2+, Ag+, Sn2+, Au3+, Pb2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất và ion có tính oxi yếu nhất lần lượt là:
A. Pb2+ và Ni2+
B. Ag+ và Zn2+
C. Au3+ và Zn2+
D. Ni2+ và Sn2+
-
Bài tập 3 trang 219 SGK Hóa học 12 nâng cao
Hãy nêu các chất, các điện cực và các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình:
a. Mạ đồng cho một vật bằng thép.
b. Mạ thiếc cho một vật bằng thép.
c. Mạ bạc cho một vật bằng đồng.
-
Bài tập 4 trang 219 SGK Hóa học 12 nâng cao
Hãy viết bảng tóm tắt về những kim loại trong nhóm 1B về:
a. Cấu tạo nguyên tử: số lớp electron, số lớp electron ngoài cùng, cấu hình electron ngoài cùng (dạng viết gọn).
b. Tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản.
c. Ứng dụng của các kim loại trong nhóm.
-
Bài tập 5 trang 219 SGK Hóa 12 Nâng cao
Nhúng tấm kẽm vào dung dịch chứa 14,64 gam cađimi clorua. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng tấm kẽm tăng lên 3,29 gam. Xác định khối lượng cađimi tách ra và thành phần muối tạo nên trong dung dịch.
-
Bài tập 6 trang 219 SGK Hóa học 12 nâng cao
Hãy lập bảng so sánh các kim loại: niken, đồng, kẽm về:
a. Vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
b. Cấu hình electron nguyên tử (dạng thu gọn).
c. Số oxi hóa của các nguyên tố.
d. Thế điện cực chuẩn của các kim loại.
e. Tính khử của các kim loại.
-
Bài tập 7 trang 219 SGK Hóa học 12 nâng cao
Hãy thực hiện những biến đổi sau:
a. Từ bạc nitrat điều chế kim loại bạc bằng hai phương pháp
b. Từ kẽm sunfua và kẽm cacbonat điều chế kim loại kẽm bằng hai phương pháp.
c. Từ thiếc (IV) oxit điều chế kim loại thiếc.
d. Từ chì sunfua điều chế kim loại chì
-
Bài tập 8 trang 219 SGK Hóa 12 Nâng cao
Hòa tan hết 3,0 gam hợp kim của đồng và bạc trong axit nitric loãng, đun nóng thu được 7,34 gam hỗn hợp muối nitrat. Xác định thành phần của mỗi kim loại trong hợp kim.
-
Bài tập 9 trang 219 SGK Hóa 12 Nâng cao
Nung một lượng sunfua kim loại hóa trị hai trong oxi dư thì thoát ra 5,60 lit khí (đktc). Chất rắn còn lại được nung nóng với bột than dư tạo ra 41,4 gam kim loại. Nếu cho khí thoát ra đi chậm qua đồng nung nóng thì thể tích giảm đi 20%.
a. Viết các phương tình phản ứng hóa học xảy ra.
b. Xác định tên sunfua kim loại đã dùng.
-
Bài tập 36.1 trang 87 SBT Hóa học 12
Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn và Pb cần khuấy loại thuỷ ngân này trong
A. dung dịch Zn(NO3)2.
B. dung dịch Sn(NO3)2.
C. dung dịch Pb(NO3)2.
D. dung dịch Hg(NO3)2.
-
Bài tập 36.2 trang 87 SBT Hóa học 12
Hai mẫu kẽm có khối lượng bàng nhau. Cho một mẫu tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl tạo ra 6,8 g muối. Cho mẫu còn lại tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 thì khối lượng muối được tạo ra là
A.16,1 g.
B. 8,05 g.
C. 13,6 g.
D. 7,42 g.
-
Bài tập 36.3 trang 88 SBT Hóa học 12
Cho 20,4 g hỗn hợp Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, thêm dần NaOH vào để đạt được kết tủa tối đa. Lọc kết tủa và nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 23,2.
B. 25,2.
C. 27,4.
D. 28,1
-
Bài tập 36.4 trang 88 SBT Hóa học 12
Ngâm một bản kẽm vào 0,2 lít dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc lấy bản kẽm ra, sấy khô, thấy khối lượng bản kẽm tăng 15,1 g. Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là
A. 0,5M
B. 1M
C. 0,75M
D.1,5M
-
Bài tập 36.5 trang 88 SBT Hóa học 12
Nhận định nào dưới đây không đúng ?
A. Hỗn hợp PbS, CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl.
B. Hỗn hợp Na, Al có thể tan hết trong dung dịch NaCl.
C. Hỗn hợp Fe3O4, Cu có thể tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Hỗn hợp Cu, KNO3 có thể tan hết trong dung dịch HCl.
-
Bài tập 36.6 trang 88 SBT Hóa học 12
Các hợp chất trong dãy nào dưới đây đều có tính lưỡng tính ?
A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2
B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.
C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.
D. Cr(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2.
-
Bài tập 36.7 trang 88 SBT Hóa học 12
Có các nhận định sau :
1. Ag, Au không bị oxi hoá trong không khí, dù ở nhiệt độ cao.
2. Ag, Au tác dụng được với axit có tính oxi hoá mạnh như HNO3 đặc nóng.
3. Zn, Ni tác dụng với không khí, nước ở nhiệt độ thường.
4. Ag, Au chỉ có số oxi hoá +1, còn Ni, Zn chỉ có số oxi hoá +2
5. Au bị tan trong nước cường toan.
Những nhận định không đúng là
A. 2, 3,4
B. 1,2, 3.
C. 2, 4, 5
D. 3, 4, 5.
-
Bài tập 36.8 trang 89 SBT Hóa học 12
Có thế phân biệt 2 kim loại Al và Zn bằng 2 thuốc thử là
A. dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
B. dung dịch NH3 và dung dịch NaOH.
C. dung dịch NaOH và khí CO2.
D. dung dịch HCl và dung dịch NH3.
-
Bài tập 36.9 trang 89 SBT Hóa học 12
Có các dung dịch CaCl2, ZnSO4, Al2(SO4)3, CuCl2, FeCl3. Dùng thuốc thử nào dưới đây đế phân biệt được các dung dịch trên ?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch BaCl2.
C. Dung dịch NH3.
D. Dung dịch NaOH và CO2.
-
Bài tập 36.10 trang 89 SBT Hóa học 12
Những bức tranh cổ thường được vẽ bằng bột “trắng chì” có công thức là Pb(OH)2.PbCO3, lâu ngày thường bị xám đen. Để phục hồi những bức tranh đó người ta phun lên bức tranh nước oxi già H2O2, bức tranh sẽ trắng trở lại. Viết phương trình hoá học của phản ứng để giải thích việc làm trên.
-
Bài tập 36.11 trang 89 SBT Hóa học 12
Có hỗn hợp bột các kim loại Al và Zn. Trình bày phương pháp hoá học tách riêng từng kim loại và viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
-
Bài tập 36.12 trang 89 SBT Hóa học 12
Các quá trình oxi hoá và khử xảy ra ở các điện cực có giống nhau không nếu điện phân dung dịch NiSO4 với
a) Các điện cực trơ (Pt)
b) Các điện cực tan (Ni)
-
Bài tập 36.13 trang 89 SBT Hóa học 12
Cho 100 g hợp kim của Zn và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra trong phản ứng đã khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 (làm giảm là 9,6 g so với ban đầu). Xác định thành phần phần trăm của hợp kim.
-
Bài tập 36.14 trang 89 SBT Hóa học 12
Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam chất rắn. Tính phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp.
-
Bài tập 36.15 trang 89 SBT Hóa học 12
Cho 11,9 gam hỗn hợp Al, Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch X và một lượng H2 vừa đủ để khử 32 gam CuO. Tính tổng khối lượng muối tạo ra trong dung dịch X.