QUẢNG CÁO Tham khảo 2680 câu hỏi trắc nghiệm về Đề thi THPT QG - Lịch sử Câu 1: Mã câu hỏi: 92477 Nội dung nào phản ánh âm mưu của Mĩ ở Đông Dương trong những năm 1951-1954? A. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội. B. Đưa quân đội tham chiến trực tiếp. C. Tăng cường viện trợ cho Pháp thực hiện kế hoạch Nava. D. Viện trợ cho Pháp triển khai kế hoạch Rơve. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 92478 Sự kiện nào sau đây chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Tổ chức Công hội được thành lập (1920). B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930). C. Phong trào “vô sản hóa” (năm 1928). D. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8 – 1925). Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 92479 Chiến tranh lạnh kết thúc, mối quan hệ giữa các nước lớn mang tính hai mặt là A. hài hòa và hợp tác. B. mâu thuẫn và kiềm chế. C. đối thoại và thỏa hiệp. D. cạnh tranh và hợp tác. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 92480 Các phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có điểm chung là A. góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình. B. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. C. chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. D. chống kẻ thù dân tộc và đòi quyền lợi dân tộc Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 92481 Bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được vận dụng linh hoạt trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. địa bàn diễn ra với sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. B. sử dụng lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi. C. sử dụng lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi. D. chớp thời cơ, sáng tạo, linh hoạt trong giành chính quyền. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 92482 Định ước Henxinki (8/1975) được kí kết giữa 33 nước châu Âu cùng Mỹ và Canađa đã A. đánh dấu chấm dứt tình trạng đối đầu Đông - Tây ở châu Âu. B. tạo tiền đề cho việc thiết lập quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. C. mở ra điều kiện giải quyết hòa bình các xung đột trên thế giới. D. khẳng định hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo ở châu Âu. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 92483 Yếu tố khách quan dẫn tới sự ra đời của tổ chức ASEAN là A. sự gần gũi về địa lí, tương đồng về lịch sử, kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên. B. nhu cầu giúp đỡ nhau giải để quyết khó khăn và phát triển của các nước thành viên. C. sự xuất hiện của những tổ chức hợp tác khu vực trên Thế giới. D. nhu cầu hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và chủ nghĩa xã hội. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 92484 Một trong những điểm giống nhau giữa phong trào Cần Vương (1885 - 1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) là A. đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của chiếu Cần vương. B. đều nổ ra khi thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam. C. đều làm chậm quá trình hoàn thành xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. D. đều bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 92485 Nhận xét nào đúng về phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam? A. không mang tính cải lương. B. chỉ mang tính dân tộc. C. không mang tính cách mạng. D. chỉ có tính chất dân chủ Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 92486 Nội dung nào sau đây không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước đồng minh trong hội nghị Ianta (2/1945)? A. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. B. Chấm dứt chiến tranh, trừng phạt các nước bại trận. C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. D. Tổ chức lại thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 92487 Hình thức phát triển của bạo lực trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. có sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. giành chính quyền một cách nhanh gọn, ít đổ máu. C. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. D. kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị. Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 92488 Bài học từ việc kí kết hiệp định Sơ bộ (1946), Giơ-ne-vơ (1954), Pari (1973) được vận dụng trong hoạt động ngoại giao hiện nay là A. nhân nhượng đến cùng để giữ vững hòa bình. B. tranh thủ không điều kiện sự giúp đỡ quốc tế. C. chỉ đảm bảo nguyên tắc thống nhất đất nước. D. không vi phạm chủ quyền quốc gia, dân tộc. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 92489 Công cuộc chuẩn bị toàn diện cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được hoàn thành trong A. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ (từ ngày 15 đến ngày 20/4/1945). B. cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945). C. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (2/1943). D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941). Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 92490 Sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930) là A. kết hợp phong trào yêu nước với phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác Lênin. B. soạn thảo Cương lĩnh chính trị, giải quyết nhiệm vụ dân tộc và dân chủ của cách mạng. C. tiến hành hội nghị thành lập Đảng ở nước ngoài. D. giữ vai trò triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng. Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 92491 Cách mạng Lào (1945 - 1975) nhận được sự giúp đỡ có hiệu quả nhất từ A. nhân dân Campuchia. B. quân tình nguyện Việt Nam. C. Liên hợp quốc. D. nhân dân tiến bộ Pháp. Xem đáp án ◄1...164165166167168...179► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật