Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 9 Bài 2 Hàm số bậc nhất sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 9 Tập một.
-
Bài tập 8 trang 48 SGK Toán 9 Tập 1
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất ? Hãy xác định các hệ số a, b của chúng và xét xem hàm số bậc nhất nào đồng biến, nghịch biến
a) \(y = 1 - 5x\) b) \(y = -0,5x\)
c) \(y = \sqrt{2}(x - 1) + \sqrt{3}\) d) \(y = 2x^2 + 3\)
-
Bài tập 9 trang 48 SGK Toán 9 Tập 1
Cho hàm số bậc nhất \(y = (m - 2)x + 3\). Tìm các giá trị của m để hàm số:
a) Đồng biến
b) Nghịch biến
-
Bài tập 10 trang 48 SGK Toán 9 Tập 1
Một hình chữ nhật có các kích thước là 20cm và 30cm. Người ta bớt mỗi kích thước của hình đó đi x (cm) được hình chữ nhật mới có chu vi là y (cm). Hãy lập công thức tính y theo x.
-
Bài tập 11 trang 48 SGK Toán 9 Tập 1
Hãy biểu biễn các điểm sau trên mặt phẳng tọa độ:
\(A(-3; 0), B(-1; 1), C(0; 3), D(1; 1), E(3; 0), E(3; 0), F(1; -1), G(0; -3), H(-1; -1)\)
-
Bài tập 12 trang 48 SGK Toán 9 Tập 1
Cho hàm số bậc nhất \(y = ax + 3\). Tìm hệ số a, biết rằng khi \(x = 1 \Rightarrow y = 2,5\)
-
Bài tập 13 trang 48 SGK Toán 9 Tập 1
Với những giá trị nào của m thì mỗi hàm số sau là hàm số bậc nhất ?
a) \(y=\sqrt{5 - m}(x - 1)\)
b) \(y=\frac{m + 1}{m - 1} x + 3,5\)
-
Bài tập 14 trang 48 SGK Toán 9 Tập 1
Cho hàm số bậc nhất \(y = (1 - \sqrt{5}) x - 1\)
a) Hàm số trên là đồng biến hay nghịch biến trên R? Vì sao ?
b) Tính giá trị của y khi \(x = 1 + \sqrt{5}\)
c) Tính giá trị của x khi \(y = \sqrt{5}\)
-
Bài tập 6 trang 61 SBT Toán 9 Tập 1
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Hãy xác định các hệ số a, b xét xem hàm số nào đồng biến? Hàm số nào nghịch biến?
a. y = 3 – 0,5x b. y = -1,5x
c. y = 5 – 2x2 d. y = (√2 – 1)x + 1
e. y = √3 (x - √2 ) f. y + √2 = x - √3
-
Bài tập 7 trang 62 SBT Toán 9 Tập 1
Cho hàm số bậc nhất y = (m + 1)x + 5
a. Tìm giá trị của m để hàm số y là hàm số đồng biến
b. Tìm giá trị của m để hàm số y là hàm số nghịch biến
-
Bài tập 9 trang 62 SBT Toán 9 Tập 1
Một hình chữ nhật có kích thước là 25cm và 40cm. Người ta tăng mỗi kích thước của hình chữ nhật thêm x cm. Gọi S và P theo thứ tự là diện tích và chu vi hình chữ nhật mới tính theo x
a. Hỏi rằng các đại lượng S và P có phải là hàm số bậc nhất của x không? Vì sao?
b. Tính các giá trị tương ứng của P khi x nhận các giá trị (tính theo đơn vị cm) sau: 0; 1; 1,5; 2,5; 3,5
-
Bài tập 10 trang 62 SBT Toán 9 Tập 1
Chứng minh rằng hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến khi a > 0 và nghịch biến khi a < 0
-
Bài tập 11 trang 62 SBT Toán 9 Tập 1
Với những giá trị nào của m thì các hàm số sau đây là hàm số bậc nhất?
a) \(y = \left( {\sqrt {m - 3} } \right)x + \frac{2}{3}\)
b) \(S = \frac{1}{{m + 2}}t - \frac{3}{4}\) (t là biến số)
-
Bài tập 12 trang 62 SBT Toán 9 Tập 1
Tìm trên mặt phẳng tọa độ tất cả các điểm:
a. Có tung độ bằng 5
b. Có hoành độ bằng 2
c. Có tung độ bằng 0
d. Có hoành độ bằng 0
e. Có tung độ và hoành độ bằng nhau
f. Có tung độ và hoành độ đối nhau
-
Bài tập 13 trang 63 SBT Toán 9 Tập 1
Tìm khoảng cách giữa hai điểm trên mặt phẳng tọa độ, biết:
a. A(1; 1), B(5; 4)
B. M(-2; 2), N(3; 5)
C. P(x1; y1), Q(x2; y2)
-
Bài tập 2.1 trang 63 SBT Toán 9 Tập 1
Trong các hàm số dưới đây, hàm số bậc nhất là:
\(\begin{array}{l}
A.y = 3 - 2{x^2} + {x^2}\\
B.y = \frac{4}{{x + 3}} - \frac{2}{5}\\
C.y = \frac{3}{2}\left( {\sqrt x + 5} \right)\\
D.y = \frac{{2x + 5}}{3}
\end{array}\) -
Bài tập 2.2 trang 63 SBT Toán 9 Tập 1
Trong các hàm số bậc nhất dưới đây, hàm số đồng biến là:
\(\begin{array}{l}
A.y = \frac{{5 - 3x}}{2} + 7\\
B.y = \frac{1}{2} - \frac{{3 + x}}{5}\\
C.y = \frac{{7 + 3x}}{3} - 5\\
D.y = 13 - \frac{{3x + 1}}{5}
\end{array}\) -
Bài tập 2.3 trang 63 SBT Toán 9 Tập 1
Trong các hàm số bậc nhất dưới đây, hàm số nghịch biến là:
\(\begin{array}{l}
A.y = 5 - \frac{{7 - x}}{3}\\
B.y = 15 - \frac{{3x - 1}}{2}\\
C.y = \frac{{4x + 5}}{3} - 1\\
D.y = \frac{{4x + 1}}{3} - \frac{2}{5}
\end{array}\) -
Bài tập 2.4 trang 63 SBT Toán 9 Tập 1
Cho hàm số \(y = \frac{{\sqrt m + \sqrt 5 }}{{\sqrt m - \sqrt 5 }}x + 2010\)
a) Với điều kiện nào của m thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất.
b) Tìm các giá trị của m để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất đồng biến trên R.
-
Bài tập 6 trang 61 SBT Toán 9 Tập 1
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Hãy xác định các hệ số a, b xét xem hàm số nào nghịch biến?
a) \(y = 3 - 0,5x\);
b) \(y = - 1,5x\);
c) \(y = 5 - 2{x^2}\)
d) \(y = \left( {\sqrt 2 - 1} \right)x + 1\)
e) \(y = \sqrt 3 \left( {x - \sqrt 2 } \right)\)
f) \(y + \sqrt 2 = x - \sqrt 3 \)