Giải bài 69 tr 168 sách BT Toán lớp 9 Tập 1
Cho hai đường tròn \((O)\) và \((O’)\) cắt nhau tại \(A\) và \(B,\) trong đó \(O’\) nằm trên đường tròn \((O).\) Kẻ đường kính \(O’OC\) của đường tròn \((O).\)
\(a)\) Chứng minh rằng \(CA, CB\) là các tiếp tuyến của đường tròn \((O’)\)
\(b)\) Đường vuông góc với \(AO’\) tại \(O’\) cắt \(CB\) ở \(I.\) Đường vuông góc với \(AC\) tại \(C\) cắt đường thẳng \(O’B\) ở \(K.\) Chứng minh rằng ba điểm \(O, I, K\) thẳng hàng.
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
Sử dụng kiến thức:
+) Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.
+) Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm.
+) Để chứng minh ba điểm thẳng hàng ta có thể dùng tính chất đường trung trực: chứng minh ba điểm đó cùng cách đều hai đầu mút đoạn thẳng.
Lời giải chi tiết
\(a)\) Tam giác \(AO’C\) nội tiếp trong đường tròn \((O)\) có \(O’C\) là đường kính nên \(\widehat {O'AC} = 90^\circ \)
Suy ra: \(CA ⊥ O’A\) tại điểm \(A\)
Vậy \(CA\) là tiếp tuyến của đường tròn \((O’)\)
Tam giác \(BO’C\) nội tiếp trong đường tròn \((O)\) có \(O’C\) là đường kính nên \(\widehat {O'BC} = 90^\circ \)
Suy ra: \(CB ⊥ O’B\) tại điểm \(B\)
Vậy \(CB\) là tiếp tuyến đường tròn \((O’)\)
\(b)\) Trong đường tròn \((O’)\) ta có \(AC\) và \(BC\) là hai tiếp tuyến cắt nhau tại \(C.\)
Suy ra: \(\widehat {AO'C} = \widehat {BO'C}\) và \(\widehat {ACO'} = \widehat {BCO'}\) (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
Mà \(O’I ⊥ O’A\) (gt)
\(CA ⊥ O’A\) (chứng minh trên)
Suy ra: \(O’I // CA\) \( \Rightarrow \widehat {ACO'} = \widehat {CO'I}\) (hai góc so le trong)
Suy ra: \(\widehat {BCO'} = \widehat {CO'I}\)
Hay tam giác \(CIO’\) cân tại \(I \)\(⇒ IC = IO’\)
Khi đó \(I\) nằm trên đường trung trực của \(O’C\)
Lại có: \(\widehat {AO'C} = \widehat {BO'C}\) (chứng minh trên)
\(KC ⊥ CA \;\;(gt)\)
\( O’A ⊥ AC\) (chứng minh trên)
Suy ra:\( KC // O’A\) \(\Rightarrow \widehat {AO'C} = \widehat {O'CK}\) (hai góc so le trong)
Suy ra: \(\widehat {O'CK} = \widehat {KO'C}\)
Hay tam giác \(CKO’\) cân tại \(K\)\( ⇒ KC = KO’\)
Khi đó \(K\) nằm trên đường trung trực của \(O’C\)
Mặt khác: \(OC = OO’ \) (= bán kính đường tròn (O))
Suy ra \(O, I, K\) nằm trên đường trung trực của \(O’C.\)
Vậy \(O, I, K\) thẳng hàng.
-- Mod Toán 9 HỌC247
-
Bạn chọn mua quả nào thì lợi hơn biết tỉ số các đường kính của chúng là 5:4 ?
bởi ミ★Bạch Kudo★彡
20/01/2019
Chọn dưa hấu : với hai quả dưa hấu (xem như là hai hình cầu ) một to và một nhỏ, tỉ số các đường kính của chúng là 5:4 nhưng giá của quả to gấp rưỡi giá của quả nhỏ. Bạn chọn mua quả nào thì lợi hơn (xem chất lượng của chúng như nhau) ?
Theo dõi (0) 2 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 67 trang 167 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 68 trang 168 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 70 trang 168 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 7.1 trang 168 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 7.2 trang 168 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 71 trang 168 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 72 trang 169 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 73 trang 169 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 74 trang 169 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 75 trang 169 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 76 trang 169 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 77 trang 169 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 78 trang 170 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 79 trang 170 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 80 trang 170 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 8.1 trang 170 SBT Toán 9 Tập 1