Bài tập 58 trang 56 SGK Toán 12 NC
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số \(y = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\)
b) Với các giá nào của m, đường thẳng (dm) đi qua điểm A(−2;2) và có hệ số góc m cắt đồ thị của hàm số đã cho:
- Tại hai điểm phân biệt?
- Tại hai điểm thuộc hai nhánh của đồ thị?
Hướng dẫn giải chi tiết
a) TXĐ: D = R \ {-1}
\(y\prime = \frac{3}{{{{(x + 1)}^2}}} > 0,\forall x \in D\)
Hàm số đồng biến trên khoảng (−∞;−1) và (−1;+∞)
Hàm số không có cực trị
Giới hạn: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } y = 2\)
Tiệm cận đứng y = 2
\(\mathop {\lim}\limits_{x \to {1^ - }} y = + \infty ;\mathop {\lim}\limits_{x \to {1^ + }} y = - \infty \)
Tiệm cận đứng y = 2
Bảng biến thiên
Đồ thị giao Ox tại điểm (1/2;0)
Đồ thị giao Oy tại điểm (0;−1)
b) Phương trình đường thẳng (dm) đi qua điểm A(−2;2) và có hệ số góc m là:
y - 2 = m(x + 2) hay y = mx + 2m + 2
Hoành độ giao điểm của đường thẳng (dm) và đường cong đã cho là nghiệm phương trình:
\(\begin{array}{l}
mx + 2m + 2 = \frac{{2x - 1}}{{x + 1}}\\
\Leftrightarrow (mx + 2m + 2)(x + 1) = 2x - 1(1)\\
\Leftrightarrow f(x) = {x^2} + 3mx + 2m + 3 = 0(2)
\end{array}\)
(vì x = −1 không là nghiệm của (1))
- Đường thẳng (dm) cắt đường cong tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (2) có hai nghiệm phân biệt, tức là
\(\left\{ \begin{array}{l}
m \ne 0\\
\Delta = {m^2} - 12m > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \) m < 0 hoặc m > 12 (*)
- Hai nhánh của đường cong nằm về hai phía của đường tiệm cận đứng x = −1 của đồ thị.
Đường thẳng (dm) cắt đường cong tại hai điểm thuộc hai nhánh của nó khi và chỉ khi (1) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn x1 < −1 < x2
\(\begin{array}{*{20}{l}}
\begin{array}{l}
\Leftrightarrow {x_1} + 1 < 0 < {x_2} + 1\\
\Leftrightarrow ({x_1} + 1)({x_2} + 1) < 0
\end{array}\\
\begin{array}{l}
\Leftrightarrow {x_1}.{x_2} + {x_1} + {x_2} + 1 < 0\\
\Leftrightarrow \frac{{2m + 3}}{m} - \frac{{3m}}{m} + 1 < 0
\end{array}\\
{ \Leftrightarrow \frac{3}{m} < 0}
\end{array}\)
Vậy với m < 0 thì (dm) cắt (C) tại hai điểm phân biệt thuộc hai nhánh của đồ thị.
-- Mod Toán 12 HỌC247
-
Khó quá, em bỏ cuộc rồi, mọi người giúp vs! Em cảm ơn nhiều ạ.
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số: \(y=x^4-4x^2 \ \ (C)\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hôm nay thầy em giao bài này về nhà mà em không có biết làm, mn giúp em vs!
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y=\frac{-x+3}{2x-1}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại giao điểm của (C) và trục Oy
bởi Tran Chau 07/02/2017
Khó quá, em bỏ cuộc rồi, mọi người giúp vs! Em cảm ơn nhiều ạ.
Cho hàm số \(y = \frac{2x -1}{x-1}\ (C)\)
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số.
b) Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại giao điểm của (C) và trục Oy.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khó quá, em bỏ cuộc rồi, mọi người giúp vs! Em cảm ơn nhiều ạ.
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-1}{x-3}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Help me!
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y=x^4-2x^2-3\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P=\frac{1}{4(x+y)^2}+\frac{1}{(x+z)^2}+\frac{1}{(y+z)^2}\)
bởi thu phương 08/02/2017
Help me!
Giả sử x, y, z là các số thực dương thỏa mãn x > y và xy + (x+y)z +z2 =1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P=\frac{1}{4(x+y)^2}+\frac{1}{(x+z)^2}+\frac{1}{(y+z)^2}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số \(y=\frac{1}{4}x^3-\frac{9}{4}x^2+6x-4\)
bởi Phạm Khánh Ngọc 07/02/2017
Mình giải ra đáp số rồi mà không biết đúng hay sai nữa, khó quá.
Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số \(y=\frac{1}{4}x^3-\frac{9}{4}x^2+6x-4\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 56 trang 50 SGK Toán 12 NC
Bài tập 57 trang 55 SGK Toán 12 NC
Bài tập 59 trang 56 SGK Toán 12 NC
Bài tập 60 trang 56 SGK Toán 12 NC
Bài tập 61 trang 56 SGK Toán 12 NC
Bài tập 62 trang 57 SGK Toán 12 NC
Bài tập 63 trang 57 SGK Toán 12 NC
Bài tập 64 trang 57 SGK Toán 12 NC