Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 40028
Giai đoạn kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì vào thời gian nào?
- A. Từ năm 1960 đến năm 1973
- B. Từ năm 1973 đến nay
- C. Trong những năm 1950
- D. Từ sau chiến tranh đến năm 1950
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 40029
Các nước tham gia sáng lập Asean bao gồm:
- A. Malaixia, Inđônêxia, Miến Điện, Thái Lan và Xingapo
- B. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Brunây
- C. Malaixia, Philippin, Miến Điện, Thái Lan và Xingapo
- D. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Philippin
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 40030
Vì sao Mĩ La Tinh được gọi là "lục địa bùng cháy" từ sau CTTG II?
- A. Ở Mĩ La Tinh thường xuyên xảy ra cháy rừng.
- B. Ở Mĩ La Tinh có cách mạng Cuba bùng nổ.
- C. Khởi nghĩa vũ trang là hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống Mĩ.
- D. Ở Mĩ La Tinh có nhiều núi lửa hoạt động.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 40031
Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào thời gian:
- A. Từ 1982
- B. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX
- C. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX
- D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 40032
Đầu năm 1945, CTTG II bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề được đặt ra trước các nước đồng minh, ngoại trừ:
- A. Tổ chức lại TG sau chiến tranh
- B. Hợp tác để phát triển kinh tế
- C. Phân chia thành quả thắng lợi sau chiến tranh
- D. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 40033
Đồng tiền chung châu Âu (EURO) chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU vào thời gian nào?
- A. 1-1-2002
- B. 1-1-1995
- C. 1-1-1999
- D. 1-1-2000
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 40034
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) được thành lập vào năm
- A. 1966
- B. 1965
- C. 1967
- D. 1968
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 40035
Sau CTTG II Mĩ có âm mưu gì đối với khu vực Mĩ la Tinh?
- A. Lôi kéo các nước Mĩ La Tinh vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (Nato)
- B. Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền các nước ở Mĩ La Tinh
- C. Biến Mĩ La Tinh trở thành sân sau của mình
- D. Khống chế các nước Mĩ La Tinh không cho quan hệ với các nước khác.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 40036
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
- A. Châu Âu
- B. Châu Mĩ
- C. Châu Á
- D. Châu Phi
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 40037
Trong những năm 50 - 60 và nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp của Liên Xô đứng ở vị trí
- A. Thứ ba thế giới
- B. Thứ tư thế giới
- C. Thứ nhất thế giới
- D. Thứ hai thế giới
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 40038
Đường lối cải cách kinh tế - xã hội được Trung Quốc khởi xướng vào thời gian
- A. Tháng 12-1978
- B. Tháng 12-1979
- C. Tháng 10-1978
- D. Tháng 10-1977
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 40039
Đâu là mặt hạn chế trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?
- A. Sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
- B. Chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá lớn
- C. Làm thay đổi cơ cấu dân cư
- D. Làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 40040
Năm 1949, Liên Xô đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực KHKT?
- A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất
- B. Chế tạo thành công máy bay phản lực
- C. Phóng tàu vũ trụ, đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất.
- D. Chế tạo thành công bom nguyên tử
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 40041
Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á sau CTTG II là gì?
- A. Là thành viên của tổ chức ASEAN.
- B. Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
- C. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC).
- D. Các nước châu Á đã giành được độc lập.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 40042
Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai phục hồi:
- A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận
- B. Tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu
- C. Sự giúp đỡ của Liên Xô
- D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mácsan
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 40043
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Trung quốc bắt đầu đề ra chủ trương cải cách mở cửa?
- A. Đại Hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10-1987)
- B. Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12-1978)
- C. Đại Hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9-1982)
- D. Bình thường hóa quan hệ Xô - Trung (1989)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 40044
Từ cuối những năm 70 của TK XX, chủ nghĩa thực dân chỉ tồn tại dưới hình thức nào?
- A. Chủ nghĩa đế quốc.
- B. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
- C. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
- D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 40045
Cho các sự kiện sau:
1. Cuối 1949, nội chiến kết thúc, lục địa TQ được giải phóng. Tưởng Giới Thạch chạy sang đảo Đài Loan
2. Tháng 6/1947, Đảng Cộng sản phản công và lần lượt giải phóng nhiều vùng lãnh thổ
3. 20/7/1946, nội chiến bùng nổ
4. Ngày 1/10/1949, CHND Trung Hoa ra đời do Mao Trạch Đông làm chủ tịch.Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
- A. 3, 2, 1, 4
- B. 2, 4, 1, 3
- C. 1, 3, 4, 2
- D. 4, 2, 1, 3
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 40046
Thế nào là Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động theo nghĩa đầy đủ nhất?
- A. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương
- B. Chuẩn bị gây chiến tranh thế giới
- C. Xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao vây Liên Xô và các nước XHCN
- D. Chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh, làm cho nhân loại thấy "luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh"
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 40047
Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào?
- A. Năm 1973
- B. Năm 1989
- C. Năm 1991
- D. Năm 1985
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 40048
Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của chúng ở Châu Phi?
- A. Năm 1960 "Năm Châu Phi"
- B. Ngày 11-11-1975 nước Cộng hòa Nhân dân Ăngola ra đời
- C. Năm 1962 Angieri được công nhận độc lập
- D. Năm 1974 Thắng lợi của Cách mạng Êtiopia
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 40049
Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là:
- A. Miến Điện, Việt Nam, Philippin
- B. Campuchia, Malaixia, Brunây
- C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào
- D. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 40050
Sau CTTG II, chính sách đối ngoại của Liên Xô luôn quán triệt mục tiêu:
- A. Hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
- B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ
- C. Hòa bình, trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
- D. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 40051
Năm 1960, lịch sử ghi nhận là "Năm châu Phi" vì:
- A. Có 17 nước ở Bắc Phi được trao trả độc lập
- B. Nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha
- C. Có 27 nước ở Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi và Nam Phi được trao trả độc lập
- D. Có 17 nước ở Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi được trao trả độc lập
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 40052
Thắng lợi tiêu biểu có ý nghĩa lớn đối với nhân dân các nước khu vực Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ là:
- A. Cách mạng Cuba
- B. Cách mạng Nicaragoa
- C. Cách mạng Goatêmala
- D. Cách mạng Vênêxuêla
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 40053
Nhân vật nào dưới đây không tham gia hội nghị Ianta:
- A. Sớcsin
- B. Xtalin
- C. Rudơven
- D. Đờ Gôn
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 40054
Hội Nghị Ianta diễn ra trong thời gian:
- A. Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945
- B. Từ ngày 2 đến ngày 12/2/1945
- C. Từ ngày 4 đến ngày 14/2/1945
- D. Từ ngày 2 đến ngày 14/2/1945
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 40055
Đâu là sự biểu hiện không phải của xu thế toàn cầu hóa?
- A. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU)
- B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế
- C. Sự phát triển của thương mại quan hệ quốc tế
- D. Việc duy trì sự liên minh Mĩ - Nhật
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 40056
Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mĩ và Nhật Bản?
- A. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản
- B. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản
- C. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết
- D. Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên đát nước Nhật Bản
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 40057
Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở Nam Phi?
- A. Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên
- B. Nhân dân Nam Phi nổi dậy khởi nghĩa vũ trang
- C. Anh rút khỏi Nam Phi
- D. Nenxơn Manđêla được trả tự do
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 40058
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có âm mưu gì đối với Mĩ Latinh?
- A. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh vào khối quân sự
- B. Biến Mĩ Latinh trở thành "sân sau" của mình
- C. Khống chế các nước Mĩ Latinh không cho quan hệ với các nước khác
- D. Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền các nước Mĩ Latinh
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 40059
Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô?
- A. Sự ra đời của học thuyết "Tơruman" và Chiến tranh lạnh (3-1947)
- B. Sự ra đời của khối NATO (4-9-1949)
- C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)
- D. Sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại hội nghị Ianta (2-1945)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 40060
Tình hình khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
- A. Không phát triển
- B. Chỉ có một số phát minh nhỏ
- C. Không chú trọng phát triển khoa học - kĩ thuật
- D. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và đạt nhiều thành tựu
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 40061
Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật để đạt hiệu quả cao nhất?
- A. Hợp tác với các nước khác
- B. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học
- C. Mua bằng phát minh sang chế
- D. Đánh cắp bằng phát minh sáng chế
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 40062
Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì?
- A. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
- B. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
- C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam
- D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 40063
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá
- B. Kinh tế Mĩ phát triển chậm do chính sách chạy đua vũ trang
- C. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn thế giới
- D. Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh đứng thứ hai trên thế giới
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 40064
Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - công nghệ là gì?
- A. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
- B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
- C. Diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng
- D. Diễn ra với tốc độ và quy mô lớn chưa từng thấy
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 40065
Sau CTTG II các nước Đông Nam Á có biến đổi quan trọng nhất là:
- A. Đều gia nhập tổ chức Asean
- B. Nhiều nước giành được độc lập
- C. Kinh tế đều có bước phát triển vượt bậc
- D. Đều tham gia tổ chức Liên Hiệp Quốc
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 40066
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
- A. Hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới
- B. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới
- C. Bắt tay với Trung Quốc
- D. Dung dưỡng Ixraen
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 40067
Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN vào năm nào?
- A. 2000
- B. 2001
- C. 2002
- D. 2003