Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 diễn ra như thế nào? Thời kì này nước ta phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn như thế nào.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Việt Nam trong thời kỳ khủng hỏang kinh tế thế giới (1929-1933)
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 lan nhanh sang các thuộc địa trong đó có Việt Nam:
- Nông nghiệp, công nghiệp suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, giá cả đắt đỏ.
- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, hạn hán lũ lụt.
- Nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh:
- Ảnh hưởng nặng của khủng hỏang kinh tế thế giới (1929-1933).
- Chính sách bóc lột (tăng thuế),khủng bố,đàn áp dã man của Pháp.
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời tập hợp nhân dân đấu tranh.
1.2. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh
a. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh phát triển mạnh trên toàn quốc (1930-1931) đạt đến đỉnh cao đó là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- 2-1930, 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công.
- 4-1930 bãi công ở Nam Định, Bến Thủy, Hải Phòng, Sài gòn …
- 1-5-1930 ngày Quốc tế Lao Động, mít tinh, bãi công ở nhiều nơi, xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Bến Thủy, Sài gòn, Chợ Lớn ….
- 9-1930 phát triển mạnh tại Nghệ Tĩnh.
b. Phong trào ở Nghệ -Tĩnh mạnh nhất đạt tới đỉnh cao (9-1930)
- Căn cứ cách mạng: huyện Thanh Chương (Nghệ An).
- Nơi công nhân biểu tình: Vinh.
- Nơi nông dân biểu tình: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Can Lộc….
- Địa phương lập chính quyền Xô Viết cấp xã: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng nguyên.
- Nơi cơ quan tỉnh ủy đóng: Thanh Chương…
- Như vậy khởi nghĩa lan rộng khắp nơi
- Chính quyền phong kiến tay sai bị tan rã.
- Các tổ chức Đảng ở Địa phương (Ban chấp hành nông hội xã…) quản lý mọi mặt ở nông tnôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo kiểu Xô Viết.
c. Chính quyền Xô Viết NghệTĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Quản lý chính quyền: ban chấp hành nông hội xã do chi bộ Đảng lãnh đạo quản lý mọi mặt ở nông thôn.
- Hình thức chính quyền: theo kiểu Xô Viết.
- Các chính sách:
- Kinh tế: chia lại ruộng đất công, giảm tô, xóa nợ, bãi bỏ thuế của đế quốc, phong kiến.
- Xã hội: khuyến khích học chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan, giáo dục ý thức chính trị cho nhân dân.
- Quân sự: tổ chức các đội tự vệ vũ trang.
- Chính trị: thực hiện quyền tự do dân chủ,các tổ chức quần chúng.
- Nhược điểm: chưa lập bộ máy chính quyền hoàn chỉnh, chưa triệt để giải quyết ruộng đất cho nông dân.
- Hoạt động mạnh nhất là cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên ngày 12-9-1930 đạt đến đỉnh cao, khiên Pháp đàn áp dã man.
- Tuy thất bại nhưng có ý nghĩa to lớn, chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
1.3. Lực lượng cách mạng được phục hồi
- Cuối 1931 Pháp khủng bố cực kỳ tàn bạo.
- Đảng viên bị bắt, nhà tù thành trường học cách mạng, tìm cách liên lạc với cơ sở bên ngoài.
- Bên ngoài Đảng viên tranh cử vào hội đồng thành phố, tuyên truyền cho quần chúng theo khẩu hiệu của Đảng, như vậy phong trào đã được khôi phục như:
- Hệ thống tổ chức Đảng được phục hồi vào 1934-1935, các xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ lần lượt được lập lại.
- Tháng 3-1935 Đại Hội lần I của Đảng họp tại Ma cao chuẩn bị cao trào mới.
- 1930-1931: cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- 1931-1934: thoái trào.
- 1934-1935: phục hồi, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài học này các em cần nắm các nội dung sau:
- Việt Nam trong thời kỳ khủng hỏang kinh tế thế giới (1929-1933)
- Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh diễn ra như thế nào?
- Lực lượng cách mạng được phục hồi như thế nào
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Công nhân và tri thức
- B. Công nhân và tiểu tư sản
- C. Công nhân, nông dân và tri thức
- D. Công nhân và nông dân
-
- A. Lá cờ 2 màu xanh, đỏ
- B. Lá cờ xanh dương búa liềm
- C. Lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh
- D. Lá cờ đỏ búa liềm
Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập Thảo luận trang 72 SGK Lịch sử 9 Bài 19
Bài tập Thảo luận trang 75 SGK Lịch sử 9 Bài 19
Bài tập Thảo luận trang 76 SGK Lịch sử 9 Bài 19
Bài tập 1 trang 76 SGK Lịch sử 9
Bài tập 2 trang 76 SGK Lịch sử 9
Bài tập 1.1 trang 67 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 1.2 trang 67 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 1.3 trang 67 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 1.4 trang 67 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 1.5 trang 67 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 1.6 trang 67 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 2 trang 68 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 3 trang 69 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 4 trang 69 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 5 trang 69 SBT Lịch Sử 9
Bài tập 6 trang 70 SBT Lịch Sử 9
3. Hỏi đáp Bài 19 Lịch sử 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Lịch Sử 9 HỌC247