YOMEDIA
NONE

Nếu cùng treo cả hai vật vào lò xo thì chu kỳ dao động của hệ là bao nhiêu ?

Lần lượt treo vật m1, m2 vào 1 CLLX có k=40N/m và kích thích chúng dao động trong khoảng thời gian nhất định, m1 thực hiện được 20 dao động, m2 thực hiện được 10 dao động. Nếu cùng treo cả hai vật đó vào lò xo thì chu kỳ dao động của hệ là \(\frac{\pi}{2}\). tìm m1, m2 ?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (39)

  • Ta có: \(t=20T_1=10T_2\Rightarrow\frac{T_1}{T_2}=\frac{1}{2}\)

    \(\Rightarrow\sqrt{\frac{m_1}{m_2}}=\frac{1}{2}\Rightarrow\frac{m_1}{m_2}=\frac{1}{4}\)(1)

    Treo đồng thời 2 vật vào lò xo thì chu kì: \(T=2\pi\sqrt{\frac{m_1+m_2}{k}}=\frac{\pi}{2}\Leftrightarrow m_1+m_2=2,5\)kg (2)

    Từ (1) và (2) suy ra: \(\begin{cases}m_1=0,5kg\\m_2=2kg\end{cases}\)

      bởi Phạm Yến Nhi Nhi 08/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Chỉ dùm em cách giải của bài nay với ạ
    Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kỳ, biên độ giao động của nó giảm 2,5%. Hỏi thế năng đàn hồi của lò xo bị mất đi sau mỗi giao động toàn phần là bao nhiêu?
    A. 97,5%
    B. 95,06%
    C. 4,94%
    D. 9,75%

      bởi Thanh Truc 09/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ban đầu, vật đang ở biên độ A, thế năng: \(W_0=\frac{1}{2}kA^2\)

    Sau một dao động toàn phần, biên độ giảm 2,5% --> còn lại 0,975A, thế năng: \(W_1=\frac{1}{2}k\left(0,975A\right)^2=0,975^2.\frac{1}{2}kA^2=0,9506W_0\)

    Vậy thế năng mất đi: 100 - 95,06 = 4,94%

    Chọn C.

     

      bởi nguyệt trần 09/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Con lắc lò xo nằm ngang k=10 N/m vật nặng tích điện 20.10^-6 C. ban đầu vật đứng im. Đặt điện trường E hướng dọc trục lò xo sao cho con lắc dao động trên 1 đoạn thẳng dài 4cm. E=?

      bởi Bánh Mì 10/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Con lắc dao động trên đoạn thẳng dài 4cm --> Biên độ 2cm.

    Như vậy, so với ban đầu thì vị trí cân bằng mới của con lắc dịch đi 2cm = 0,02m.

    Sự dịch đi này do tác dụng của lực điện trường

    \(\Rightarrow F_{dh}=F_đ\Leftrightarrow k.x=qE\Leftrightarrow E=\frac{kx}{q}=\frac{10.0,02}{20.10^{-6}}=10^4\)(V/m)

      bởi Trần Hùng 10/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Ba con lắc lò xo giống nhau được treo cùng độ cao và cách đều nhau. Hai con lăc ở hai bên có pt dao động lần lượt là x= 12 căn 3 có(pi t+ 2pi/3), x=12 có(pi t+ Pi/6). Để 3 vật nhỏ gắn ở ba lò xo luôn thẳng hàng thì con lắc ở giữa phải có pt?

      bởi Bo Bo 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Do 3 con lắc giống nhau, nên nó cùng vị trí cân bằng. 3 lò xo lại treo cách đều nhau, nên để 3 vật nhỏ gắn ở 3 lò xo luôn thẳng hàng thì con lắc ở giữa có li độ băng trung bình cộng của 2 con lắc kia (bạn có thể vẽ hình ra sẽ thấy rõ hơn)

    \(\Rightarrow x_2=\frac{x_1+x_3}{2}\)

    Tổng hợp 2 dao động x1 và x3 ta đc: \(x_1+x_3=24\cos\left(\pi t+\frac{5\pi}{12}\right)\)(cm)

    \(\Rightarrow x_2=12\cos\left(\pi t+\frac{5\pi}{12}\right)\)

      bởi Nguyễn Trần Thành Duy 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một vật m gắn lò xo nhẹ K treo trên mặt phẳng nghiêng góc 60 độ so với mặt phẳng ngang. Cho biết g=10m/s^2, hệ số ma sát 0,01,

    vật từ vị trí cân bằng truyền cho vật vận tốc 50cm/s. Thời gian từ lúc dao động tới khi dừng lại?

    mình ms làm theo phương ngang của dao động tắt dần, nên k hiểu rõ bài này. mong bạn giải kĩ giúp mình.

      bởi Nguyễn Quang Thanh Tú 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 60 P N

    Trong trường hợp này chỉ có duy nhất một sự khác biệt: Ở vị trí cân bằng mới, vật cách VTCB cũ là x0 thì: 

    \(kx_0=\mu N=\mu mg\cos60^0\Leftrightarrow x_0=\frac{\mu mg\cos60^0}{k}\)

    Độ giảm biên độ sau mỗi chu kì là: \(4x_0=\frac{4\mu mg\cos60^0}{k}\)

    Bài này không có m và k nên theo gợi ý này bạn làm tiếp nhé.

      bởi Phương Anh 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai vật A và B gắn liền nhau mB=mA=200kg,treo vào một lò xo có đooj cứng k=50N/m.nâng vật lên đến vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên lo=30cm thì buông nhẹ.vật dđ đieu hoà đến vị trí lực đafn hồi của lò xo có đo lơsn lớn nhất,vật B bị tách ra.tính chiều dài ngắn nhất của lò xo

    A.26cm

    B.24cm

    C.30cm

    D.22cm

      bởi Thu Hang 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • + Khi treo cả 2 vật A, B thì ở VTCB lò xo giãn: \(\Delta l_0=\frac{\left(m_A+m_B\right)g}{k}=\frac{0,4.10}{50}=0,08m=8cm\)

     Khi nâng vật lên đến vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên rồi buông nhẹ ----> Biên độ dao động: 8cm.

    + Ở vị trí lực đàn hồi lò xo có độ lớn lớn nhất, lò xo giãn: 8 + 8 = 16cm.

    + Khi vật B tách ra, ở VTCB mới lò xo giãn: \(\Delta l_0'=\frac{m_Ag}{k}=\frac{0,2.10}{50}=0,04m=4cm\)

    Như vậy, lúc này vật đang ở vị trí lò xo giãn 16cm (biên) đi lên đến vị trí cân bằng mới lò xo giãn 4cm ---> Biên độ mới: 16 - 4 = 12cm

    Chiều dài ngắn nhất của lò xo: \(l_{min}=l_0+\Delta l_0'-A'=30+4-12=22cm\)

    Chọn D

      bởi Nguyễn Hà 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có kl m1=1,25kg mắc vào lò xo nhẹ có đooj cứng k=200N/m,đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường.vật và lò xo đawjt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể.đặt vật thứ hai có kl m2=3,75kg sát vs vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật cho lò xo nén lại 8cm.khi thả nhẹ chúng ra,lò xo đay hai vật cđ về một phía.pi2=10,khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách xa nhau một đoạn

    A.4pi-8 cm

    B.16cm

    C.2pi-4 cm

    D.4pi-4 cm

      bởi Tay Thu 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài này còn có một cách suy luận nhanh là thế này: Ta biết dao động điều hòa là hình chiếu của 1 chuyển động tròn lên một trục tọa độ, mà vận tốc cực đại của dao động chính là tốc độ của chuyển động tròn đều.

    Khi qua VTCB, vật m1, m2 cùng đạt tốc độ cực đại, trong khi m1 tiếp tục dao động điều hòa thì m2 lại chuyển động thẳng đều.

    Như vậy, trong thời gian m1 đi từ VTCB ra biên thì m2 chuyển động trên cung tròn tương ứng ( bằng 1/4 vòng tròn).

    + Ta có biên độ dao động của m1 là 4cm.

    + Quãng đường m2 chuyển động là 1/4 chu vi của đường tròn tương ứng là: 1/4. 2π.R=1/4. 2π.4=2π cm

    Từ đó suy ra khoảng cách 2 vật.

      bởi Nguyễn Trang My 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo dao đong điều hoà trên mặt sàn nằm ngang vs T=2pi(s),quả cầu nhỏ có kl m1.khi lò xo có đooj dài cực đại và vật m1 có gia tốc -2(m/s) thì một vật có kl m2(m1=2m2) chuyển động dọc theo trục của lò xo đen va chạm đàn hồi xuyên tâm vs m1 có hướng làm lò xo nén lại.vận tốc của m2 trc khi va chạm là  3căn3cm/s.khoảng cách giữa hai vật kể từ lúc va chạm đến khi m1 đoi chiều cđ là

    A.3,63cm

    B.6cm

    C.9,63cm

    D.2,37cm

      bởi hai trieu 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Những bài liên quan đến va chạm đàn hồi đã được giảm tải bạn nhé, chỉ quan tâm đến va chạm mềm thôi.

    Bài này phải sửa lại khi lò xo có độ dài cực đại thì gia tốc là 2(cm/s^2)

    - Khi vật m1 ở vị trí lò xo có độ dài cực đại ---> ở biên --> vận tốc = 0.

    \(\omega=\frac{2\pi}{T}=1\)(rad/s)

    - Biên độ: \(A=\frac{a_{max}}{\omega^2}=\frac{2}{\left(1\right)^2}=2cm\)

    - Xét sự va chạm giữa m2 và m1:

    + Bảo toàn động lượng: \(p_t=p_s\Leftrightarrow m_2v=m_1v_1+m_2v_2\Leftrightarrow m_2v=2m_2v_1+m_2v_2\Leftrightarrow v=2v_1+v_2\)(1)

    + Bảo toàn động năng: \(W_{đt}=W_{đs}\Leftrightarrow\frac{1}{2}m_2v^2=\frac{1}{2}m_1v_1^2+\frac{1}{2}m_2v_2^2\Leftrightarrow m_2v^2=2m_2v_1^2+m_2v_2^2\Leftrightarrow v^2=2v_1^2+v_2^2\)

    \(\Leftrightarrow\left(v-v_2\right)\left(v+v_2\right)=2v_1^2\Leftrightarrow2v_1\left(v+v_2\right)=2v_1^2\Leftrightarrow v+v_2=v_1\)(2)

    Từ (1) và (2) suy ra: \(v_1=\frac{2}{3}v=\frac{2}{3}3\sqrt{3}=2\sqrt{3}\)(cm/s)

    \(v_2=v_1-v=2\sqrt{3}-3\sqrt{3}=-\sqrt{3}\)(cm/s) (dấu - là do vật 2 chuyển động ngược lại)

    - Sau va chạm, vật m1 có li độ 2cm, vận tốc: \(2\sqrt{3}cm\)

    --> Biên độ dao động mới là: \(A'=\sqrt{x^2+\left(\frac{v}{\omega}\right)^2}=\sqrt{2^2+\left(\frac{2\sqrt{3}}{1}\right)^2}=4cm\)

    + Thời gian kể từ sau va chạm đến khi vật m1 đổi chiều chuyển động (ở biên) là: \(\Delta t=\frac{150}{360}T=\frac{120}{360}.2\pi=\frac{2}{3}\pi\)(s)

    + Quãng đường vật m2 đi được trong thời gian này là: \(S=v.\Delta t=\sqrt{3}.\frac{2}{3}\pi\simeq3,63cm\)

    Khoảng cách giữa 2 vật: \(4+2+3,63=9,63\)(cm)

    Đáp án C

      bởi Thiên Hải 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vật m gắn vào hệ lò xo gồm n lò xo giống nhau ghép song song đặt nằm ngang.kích thích cho vật dao động đièu hoà biến độ A,khi vật tơi vị trí có li đo băng A/n thì tách nhẹ một lò xo ra khỏi hệ.biên độ dao động của vật lúc này là 

    A.nA/n-1

    B.A/nCăn(n^2+n+1)

    C.A.căn(1-1/n^3)

    D.A.cănn/(n-1)

      bởi Lê Nhật Minh 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giả sử mỗi lò xo có độ cứng k --> n lò xo giống nhau ghép song song có độ cứng: n.k

    Cơ năng ban đầu của hệ là: \(W=\frac{1}{2}nk.A^2\)

    Khi vật tới li độ A/n thì:

    + Thế năng của lò xo: \(W_t=\frac{1}{2}nk.\left(\frac{A}{n}\right)^2\)

    + Động năng \(W_đ\)

    Khi tách nhẹ một lò xo ra khỏi hệ thì:

    + Thế năng của lò xo: \(W_{t'}=\frac{1}{2}\left(n-1\right)k.\left(\frac{A}{n}\right)^2\)

    + Động năng \(W_đ\)không đổi.

    Như vậy, độ giảm cơ năng của hệ bằng độ giảm thế năng, là: \(\Delta W=W_t-W_{t'}=\frac{1}{2}nk.\left(\frac{A}{n}\right)^2-\frac{1}{2}\left(n-1\right)k.\left(\frac{A}{n}\right)^2=\frac{1}{2}k\left(\frac{A}{n}\right)^2\)

    Cơ năng lúc sau: \(W'=W-\Delta W=\frac{1}{2}nkA^2-\frac{1}{2}k\left(\frac{A}{n}\right)^2=\frac{1}{2}\left(n-\frac{1}{n^2}\right)kA^2\)

    Mà: \(W'=\frac{1}{2}\left(n-1\right)kA'^2\)

    Suy ra: \(\frac{A'}{A}=\sqrt{\frac{n^3-1}{n^2\left(n-1\right)}}=\frac{\sqrt{n^2+n+1}}{n}\)

    \(\Leftrightarrow A'=\frac{A}{n}\sqrt{n^2+n+1}\)

    Đáp án B.

      bởi Diễm Thùy 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dao động điều hoà dao động theo phương ngang với phương trình x=Acos(2pi/T+pi/4)cm.chiều dương hướng ra khỏi điểm cố định của lò xo.tỉ số thơi gian lò xo bị nén và thời gian lò xo bị giãn trong 2015 giây đầu tiên là

    A.4029/4031

    B.1008/1007

    C.1007/1008

    D.4031/4029

      bởi Lan Anh 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì con lắc lò xo nằm ngang nên ở VTCB lò xo không biến dạng, nên lò xo nén khi x < 0 và giãn khi x > 0. Do vậy, trong 1 dao động toàn phần, thời gian lò xo nén và giãn là như nhau.

    Chu kì T = 2s. 

    Ta xét trong 2014s đầu tiên, vật thực hiện 1007 dao động toàn phần, thời gian lò xo nén và giãn là: 1007s.

    Xét trong giây cuối, biểu diễn bằng véc tơ quay ta có:

    M1 M2 45 x giãn nén

    Trong giây cuối, véc tơ quay quay từ M1 đến M2

    Thời gian lò xo giãn: \(\frac{45}{360}T=\frac{1}{4}s\)

    Thời gian lò xo nén: \(1-\frac{1}{4}=\frac{3}{4}s\)

    Vậy tỉ số thời gian lò xo nén và giãn trong 2015 giây đầu là: \(\frac{1007+\frac{3}{4}}{1007+\frac{1}{4}}=\frac{4031}{4029}\)

    Đáp án D.

      bởi Dương Chiến 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vật có khối lượng m=100g rơi từ độ cao h=70cm lên một đĩa nhỏ khối lượng không đáng kể(h so với mặt sàn) gắn ở     Đầu một lò xo đat thẳng đứng trên sàn nằm ngang.độ cứng k=80n/m,chiều dài tự nhiên lo=20cm.bỏ qua mọi ma sát.lấy g=10.lực nén cực đại của lò xo lên sàn là?

      bởi Lê Minh Hải 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • O x

    + Giai đoạn 1: Vật rơi xuống đĩa, vận tốc của vật khi chạm đĩa: \(v=\sqrt{2gh}=\sqrt{2.10.0,5}=\sqrt{10}\)(m/s) = \(100\sqrt{10}\)(cm/s)

    Với h = 50 cm là độ cao so với mặt đĩa

    + Giai đoạn 2: Vật và đĩa cùng dao động, là dao động điều hòa.

    Ở VTCB, lò xo nén: \(\Delta l_0=\frac{mg}{k}=\frac{0,1.10}{80}=0,0125m=1,25cm\)

    Điều đó có nghĩa, sau khi vật chạm mặt đĩa thì nó đang có li độ -1,25cm và vận tốc \(100\sqrt{10}\)(cm/s)

    \(\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{\frac{80}{0,1}}=20\sqrt{2}\)(rad/s)

    Biên độ dao động: \(A=\sqrt{x^2+\frac{v^2}{\omega^2}}=\sqrt{1,25^2+\left(\frac{100\sqrt{10}}{20\sqrt{2}}\right)^2}=11,25cm\)

    Lực nén của lò xo lên sàn đạt cực đại khi vật ở vị trí thấp nhất (biên độ dương)

    Khi đó, lò xo nén: 11,25 + 1,25 = 12,5cm = 0,125m.

    Lực đàn hồi max: \(F_{đh}=80.0,125=10N\)

      bởi Trần Thùy Trâm 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của động năng
    theo li độ có dạng là
    A. hình sin. B. cung parabol. C. đoạn thẳng. D. đường elip.giúp minh nhé.mk cám on nhiều nah

      bởi Nguyễn Trà Giang 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Động năng: \(W_đ=\frac{1}{2}k.x^2\)

    Như vậy động năng tỉ lệ với li độ theo hàm bậc 2, do đó đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của động năng theo li độ là parabol.

    Đáp án B.

      bởi Trần Huy Tài 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo thẳng đứng thì phát biểu nào sau đây là đúng?

    A. Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng nhau khi vật ở vị trí lò xo có chiều dài ngắn nhất hoặc dài nhất.

    B. Lực đàn hồi đổi chiều tác dụng khi vận tốc bằng không.

    C. Với mọi giá trị của biên độ, lực đàn hồi luôn ngược chiều với trọng lực

    .D. Lực đàn hồi luôn cùng chiều với chiều chuyển động khi vật đi về vị trí cân bằng

      bởi Trần Hoàng Mai 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • À, vậy thì ý câu A là hợp lực tác dụng lên vật khi lò xo có chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất là bằng nhau.

    Ý A này không rõ ràng, dễ gây hiểu nhầm --> không hay.

      bởi Bui anh Anh 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một CLLX trên mặt phẳng nằm ngang với chu kỳ T=2pi (s), quả cầu nhỏ có khối lượng m1. Khi lò xo có độ dài cực đại và vật m1 có gia tốc a=-2 cm/s^2. thì 1 vật có khối lương m2 (m1=2m2) chuyển động dọc theo trục của lò xo đến va chạm đàn hồi làm m1 có hướng nén lại. vận tốc m2 trước va chạm là 3căn3 cm/s. quãng đường vật nặng đi được sau va chạm đến khi m1 đổi chiều chuyển động lần thứ 2 là?

    giải ra là 14cm đúng k bạn. mình thấy trong  đáp án ghi 10cm mà k có đáp án 14cm nên mình nghĩ đề đưa ra thiếu đáp án. k biết có phải vậy k?

      bởi Spider man 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài này mình tính quãng đường m1 đi được thì cũng ra là 14cm.

    + Ban đầu, biên độ của hệ là 2cm.

    + Sau va chạm, tính đc biên độ là 4cm.

    Như vậy, đến khi m1 đổi chiều chuyển động lần thứ 2 nó đi đc: 2 + 4 + 2*4 = 14cm.

      bởi Ngọc Bảo 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k=500N/m, m=50g, dao động trên mp ngang, muy=0,15. ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo dãn 1,011 cm rồi thả nhẹ để vật dao động tắt dần. vị trí dừng lại cách vị trí ban đầu 1 đoạn

    A. 1,04cm                B. 1,01cm                      C. 0,99cm          D. 1,02cm

    mình giải như này

    x=0,015cm vậy đenta a = 0,06 cm

    suy ra N= 1,011/0,06 = 16

    A16= a-16*denta a= 0,051

    suy ra OM=0,036 suy ra ON =0,021 suy ra BN = 1,302

      bởi Nguyễn Anh Hưng 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mình hiểu lời giải của bạn, ở đây, bạn đã sai khi cho vật dừng lại tại N.

    Như ở bài trước mình đã nói, vật chỉ dừng lại khi Fđh = Fms, có nghĩa khi đến N, vật tiếp tục chuyển động thêm chút xíu nữa để đến P thỏa mãn điều kiện này, giả sử P có tọa độ x0  \(\Rightarrow kx_0=\mu mg\Rightarrow x_0=\frac{\mu mg}{k}=\frac{0,15.0,05.10}{500}=0,00015m=0,015cm\)

    Vì vật ở phía âm trục tọa độ, nên cách vị trí ban đầu là: 0,015+1,011=1,026 cm.

      bởi Nguyễn Văn Dũng 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một CLLX gồm lò xo có k=100N//m và vật nặng m=160g đặt trên mp nằm ngang. Kéo vật đến vị trí lò xo dãn 24mm rồi thả nhẹ. hệ số ma sát là 5/16. g=10m/s^2. từ lúc thả vật đến lúc dừng lại vật đi được quãng đường là? 

    mọi ng cho mình hỏi với. nếu mình vẽ sơ đồ ra thì tính đc s=56mm 
    còn nếu tính theo định biến thiên cơ năng : W = F(ma sát) * s . thì lại tính đc s = 57,6mm 
    mà đáp án lại ra D là 56mm vậy là định luật áp dụng sai ạ.. ai giúp mình vs

      bởi thuy tien 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Với bài toán dạng này, khi áp dụng định lý biến thiên cơ năng chúng ta thường lấy gần đúng là vật dừng lại ở VTCB, khi đó cơ năng lúc sau = 0.

    Nhưng nếu tính một cách chính xác thì không phải, vật dừng lại khi hợp lực tác dụng lên nó = 0, lúc đó Fđh = Fms, ta giả sử vật dừng lại ở li đô x thì: \(k.x=\mu mg\Rightarrow x=\frac{\mu mg}{k}\)

    Lúc đó, công thức biến thiên cơ năng phải là: \(\frac{1}{2}k.A^2-\frac{1}{2}k.\left(\frac{\mu mg}{k}\right)^2=\mu mg.S\)

    Từ đó, bạn rút ra S.

      bởi Hiền Mây 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 100g tích điện q = 20  C và lò xo độ cứng k = 10 n/m. khi vật đang qua VTCB với vận tốc 20 căn 3 cm/s theo chiều dương trên mặt bàn nhẵn cách điện thì xuất hiện một điện trường đều trong không gian xung quanh. biết điện trường cùng chiều dương của trục tọa độ và có cường độ E = 10^4 V/m. tính năng lượng dao động của con lắc sau khi xuất hiện điện trường.
    A.6.10^-3                                   B.8.10^-3                                       C.4.10^-3                                          D.2.10^-3

      bởi Tay Thu 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bạn chỉ cần xác định vị trí cân bằng lúc sau khi có điện trường của vật là được.

    tại vt cân bằng mới, lò xo dãn một đoạn \(l=\frac{qE}{k}\) đây cũng chính là khoảng cách giữa hai VTCB lúc đầu và lúc sau và cũng chính là li độ của vật tại thời điểm bắt đầu xuất hiện điện trường so với VTCB mới

    do vậy, ta có năng lượng dao động của con lắc lúc sau là: \(W=\frac{1}{2}mv^2+\frac{1}{2}kl^2\) (do năng lượng bảo toàn)

    mình tính ra W=2.109 J cơ. có lẽ là đề của cậu nhầm (hoặc thiếu) đơn vị hoặc là mình tính sai. cậu tính lại nhé. nhưng hướng làm tớ nghĩ là đúng rồi

      bởi Đặng Trần Anh Thư 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có khối lượng m1 = 1,25 kg mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 200 N/m, đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ hai có khối lượng m2 = 3,75 kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật cho lò xo nén lại 8 cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Lấy pi^2=10m/s. khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách xa nhau một đoạn là:

    A.(4pi-4)cm                       B.(2pi-4)cm                             C.16cm                                    D.(4pi-8)cm

    mọi người giúp mình suy luận nhanh với nhé :-)

      bởi Nguyễn Bảo Trâm 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài này còn có một cách suy luận nhanh là thế này: Ta biết dao động điều hòa là hình chiếu của 1 chuyển động tròn lên một trục tọa độ, mà vận tốc cực đại của dao động chính là tốc độ của chuyển động tròn đều.

    Khi qua VTCB, vật m1, m2 cùng đạt tốc độ cực đại, trong khi m1 tiếp tục dao động điều hòa thì m2 lại chuyển động thẳng đều.

    Như vậy, trong thời gian m1 đi từ VTCB ra biên thì m2 chuyển động trên cung tròn tương ứng ( bằng 1/4 vòng tròn).

    + Ta có biên độ dao động của m1 là 4cm.

    + Quãng đường m2 chuyển động là 1/4 chu vi của đường tròn tương ứng là: \(\frac{1}{4}.2\pi.R=\frac{1}{4}2\pi.4=2\pi\)cm

    Từ đó suy ra khoảng cách 2 vật.

      bởi Nguyễn Thanh Hằng 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một con lắc lò xo treo thẳng đứng , lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k=40N/m, khối lượng vật treo m=100g. vật đang nằm yên ở vị trí cân bằng thì được kéo thẳng đứng xuống dưới để lò xo giãn tổng cộng 7,5cm rồi thả nhẹ cho nó dao động điều hòa . lấy g=pi^2 m/s^2= 10m/s^2. thời gian lực đàn hồi tác dụng vào giá treo cùng chiều với lực hồi phục trong một chu kỳ dao động là

    A.pi/30 s                                  B.pi/120 s                                    C.pi/60 s                                             D.pi/15 s

      bởi Tra xanh 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lực đàn hồi tác dụng lên giá treo ngược chiều với lực đàn hồi tác dụng lên vật.

    Nên bài toán trở thành tính thời gian lực đàn hồi tác dụng lên vật ngược chiều với lực hồi phục.

    Ở VTCB lò xo giãn: 0,1.10/40 = 0,025m = 2,5cm.

    Như vậy, biên độ dao động là: A = 7,5 - 2,5 = 5cm.

    5 -5 -2,5 O 30 30

    Lực đàn hồi ngược chiều với lực hồi phục ứng với phần gạch đỏ.

    Thời gian: \(\frac{60}{360}T=\frac{1}{6}2\pi\sqrt{\frac{0,1}{40}}=\frac{\pi}{60}s\)

    Đáp án C.

      bởi Trần Bảo Uyên 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,2kg và lò xo có độ cứng 20N/m . vật nhỏ được đặt trên giá ccoos định nằm ngang dọc theo trục lò xo. hệ số ma sát giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. từ vị trí lò xo không biến dạng truyền cho vật vận tốc ban đầu 1m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. độ lớn của lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động là

    A.19,8N                                   B.1,5N                                       C.2,2N                                    D.1,98N

      bởi thanh hằng 14/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài này đã được giải ở đây bạn nhé: http://hoc24.net/hoi-dap/question/15435.html

     

      bởi Khánh Ngọc 14/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF