YOMEDIA
NONE

Con lắc lò xo nằm ngang chuyển động qua vị trí cân bằng thì biên độ bằng bao nhiêu ?

Con lắc lò xo nằm ngang dd điều hòa với biên độ A.khi vật nặng chuyển động qua vị trí cân bằng thì giữ cố định điểm cách điểm cố định 1 đoạn bằng 1/4 chiều dài tự nhiên của lò xò.vật sẽ tiếp tục dd với biên độ bằng.
A.A/2
B.A căn 3/2
C.A/ căn 2
D.căn 2 A 

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (36)

  • Khi giữ tại điểm đó thì chiều dài của lò xo chỉ còn 3/4 chiều dài ban đầu, do đó độ cứng k sẽ tăng lên bằng 4/3 độ cứng ban đầu.

    Tần số dao động sẽ tăng lên \(2\sqrt{3}\) lần

    Ở vị trí cân bằng vận tốc của vật cực đại và không đổi khi giữ điểm đó

    \(A'=\frac{v}{\omega'}=\frac{A\omega}{\omega'}=\frac{A\sqrt{3}}{2}\)

     

    \(\rightarrow B\)

      bởi nguyen thi bich hang 08/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 1 con lac lò xo m=500g . khi giảm khoi luong vật 30g thi chu kì của vật tăng hay giảm bao nhiêu % ?

      bởi Lê Minh Hải 09/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tần số dao động

    \(\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}\)

    Chu kỳ dao động là

    \(T=\frac{2\pi}{\omega}=2\pi\sqrt{\frac{m}{k}}\)

    suy ra

    \(\frac{T_2}{T_1}=\sqrt{\frac{m_2}{m_1}}=\sqrt{\frac{47}{50}}\)

    Chu kỳ giảm đi

    \(\left(1-\sqrt{\frac{47}{50}}\right).100\%=3,05\%\)

      bởi Trần Văn Nam 09/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn:
    A- cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo       
    B- cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
    C- hướng về vị trí cân bằng    
    D- hướng về vị trí biên
      bởi thuy linh 10/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • C- hướng về vị trí cân bằng    

      bởi Nguyễn Thị Tường Vy 10/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát một lò xo nhẹ có độ cứng k = 50N/m một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ khối lượng m1 = 0,5 kg. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để m1 bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì m1 dính vào vật có khối lượng m2 = 3m1 đang đứng yên tự do trên cùng mặt phẳng với m1, sau đó cả hai cùng dao động điều hòa với vận tốc cực đại là:
    A     5 m/s
    B    100 m/s
    C    1 m/s
    D    0,5 m/s.
      bởi May May 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi lò xo chuyển động ra vị trí lò xo lớn nhất thì vận tốc của vật bằng 0
    dao động mới sẽ có cùng biên độ với dao động cũ
    Vận tốc cực đại sẽ là

    \(v=A.\omega'=A\sqrt{\frac{k}{m_1+m_2}}=0,5m\text{/s }\)

    \(\rightarrow D\)

      bởi Nguyễn Kiều Khánh Giang 11/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo gồm một quả nặng m=1kg treo vào một lò xo có độ cứng 1600N/m. Khi quả nặng ở vị trí cân bằng, người ta truyền cho nó một vận tốc ban đầu bằng 2 m/s hướng thẳng xuống dưới.
    a) Tính biên độ dao động của quả nặng
    b) Viết phương trình dao động của quả nặng. Chọn chiều dương hướng lên.

      bởi Lan Anh 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Từ định luật bảo toàn cơ năng ta có:
            \(\frac{1}{2}mv^2_0=\frac{1}{2}kA^2\)
            \(\Rightarrow A=v_0\sqrt{\frac{m}{k}}=2\sqrt{\frac{1}{1600}}=0,05m=5cm\)
    b) Phương trình dao động có dạng: \(x=A\cos\left(\omega t+\varphi\right)\)
    Tần số góc: \(\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}=\frac{1600}{1}=40rad\text{/s }\)
    Tại \(t=0\)\(\begin{cases}x=0=A\cos\varphi\\v=-2=-\omega A\sin\varphi\end{cases}\)\(\Rightarrow\varphi=\frac{\pi}{2}\)
    Phương trình dao động: \(x=5\cos\left(40t+\frac{\pi}{2}\right)\left(cm\right)\)

      bởi Nguyễn Thư 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một con lắc lò xo có khối lượng =m vs k = 16 đặt nằm ngang.Lúc đầu nén lò xo sao cho nó đạt độ dài L1 = 8 cm sau đó thả ra khi lò xo dãn ra dài nhất thì độ dài l2 =16cm. khi vật cách VTCB = 2 cm thì động  năng =?

      bởi Nguyễn Phương Khanh 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(l_{min}=8cm\)

    \(l_{max}=16cm\)

    Biên độ: \(A=\dfrac{l_{max}-l_{min}}{2}=4cm\)

    Cơ năng: \(W=\dfrac{1}{2}kA^2=\dfrac{1}{2}.16.(0,04)^2=0,0128J\)

    Khi vật cách VTCB 2cm thì: \(\dfrac{W_t}{W}=(\dfrac{2}{4})^2=\dfrac{1}{4}\)

    \(\Rightarrow W_t=\dfrac{W}{4}=\dfrac{0,0128}{4}=0,0032(J)\)

      bởi Lạnh Lùng Tiến 16/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ. sau khoang tg nhỏ nhất tương ưng là t1, t2 thì lực hồi phục và lực đàn hồi của lò xo triệt tiêu, với t1/t2=3/4. lấy g=10m/s^2. Chu kỳ dao động của con lắc là :

    thầy xem hộ em bài này với ?------ mới lại sao e ko trả lời dc chỉ đăng bài được thôi nhỉ ? web mình đang sửa ạ ?

      bởi thuy linh 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giả sử trục tọa độ có gốc ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống

    Lực đàn hồi triệt tiêu ở vị trí có li độ \(x=-\Delta l_0=-\dfrac{mg}{k}\)

    Lực hồi phục triệt tiêu ở gốc tọa độ \(x=0\)

    Biểu diễn bằng véc tơ quay, thì để lực hồi phục triệt tiêu véc tơ quay góc \(\alpha = 90^0\)

    Suy ra lực hồi phục triệt tiêu thì véc tơ quay một góc là: \(90^0.\dfrac{4}{3}=120^0\)

    \(\Rightarrow\dfrac{\Delta l_0}{A}=1/2\)

    \(\Rightarrow\dfrac{mg}{kA}=1/2\)

    \(\Rightarrow k/m\)

    \(\Rightarrow T\)

     
      bởi nguyễn Na 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • một con lắc lò xo treo thẳng đứng xuôi tại nơi có g=10m/s^2. sau khi kích thích vật dao động điều hòa với biên độ 8 cm và w=5pi rad/s. xét trong 1 chu kỳ, khoang thời gian mà lực đàn hồi cùng chiều với lực hồi phục là 

    thầy cho e xin luôn cái hình nhá :v

      bởi bala bala 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  thầy ơi cho e hỏi lực đàn hồi ngược với biến dạng của lò xo con lực hồi phục luôn hướng về vị trí cân bằng thi sao lại lấy đoạn đi từ A đến M và đoạn đi từ -A đén P nữa 

    thầy giải thích giup em dc ko 

    ở cái bài 2 đáy thầy ạ 

      bởi Dương Minh Chiến 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kì T, biên độ A.Khi vật qua vị trí cân bằng thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo lại.Bắt đầu từ thời điểm đó vật Sẽ dao động với biên độ bao nhiêu

      bởi Nguyễn Minh Hải 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi lò xo bị giữ lại tại điểm chính giữa, nghĩa là chiều dài của lò xo chỉ còn một nửa như vậy độ cứng của lò xo tăng thêm 2 lần

    Suy ra tần số góc của dao động mới \(\omega_2=\sqrt{\frac{2k}{m}}\) tăng lên \(\sqrt{2}\) so với tần số dao động cũ.

    Khi qua vị trí cân bằng thì vận tốc cực đại được tình theo công thức

    \(v_{max}=A\omega\)

    Trong bài này vận tốc cực đại không đổi

    \(A_2=\frac{A}{\sqrt{2}}\)

      bởi Nguyễn Văn Tám 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho mình hỏi: Khi con lắc lò xo đang dđ mà giữ tại 1 điểm bất kì trên lò xo thì năng lượng có được bảo toàn không?

      bởi Bo Bo 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bạn Trương Khánh Huyền nhờ mình giải thích, mình sẽ giải thích cụ thể thế này nhé.

    Khi giữ tại điểm bất kì của lò xo, thì

    + Vận tốc trước và sau khi giữ là như nhau ---> Động năng không đổi.

    + Độ cứng của lò xo mới và li độ mới thay đổi ---> Thế năng thay đổi

    Do vậy, cơ năng không bằng nhau.

    Tuy nhiên, nếu ở vị trí cân bằng thì động năng cực đại = cơ năng, thế năng bằng 0 nên trước và sau khi giữ thì cơ năng không đổi.

      bởi Nguyễn Công Định 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 vật treo lm lx dãn 4cm .(Fđh )max 10N .k = 100N/m .lực nén max ?

      bởi nguyen bao anh 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(\Delta l_0=4cm\)

    \(F_{dhmax}=k(\Delta l_0+A)=100(0,04+A)=10\)

    \(\Rightarrow A=0,06cm\)

    Lực nén max: \(F=k|\Delta l_0-A|=100|0,04-0,06|=2N\)

      bởi Đặng Trang 05/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cllx có K và m = 100g .dđ theo phươg thẳg đứg .lx có chiều dài tự nhiên là 50cm .khi dđ chiều dài thay đổi từ 58 cm đến 62 cm  .khi chiều dài lò xo là 59,5 cm thì Fđh = ?

      bởi thu thủy 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(l_{max}=50+\Delta l_0+A=62\)

    \(l_{min}=50+\Delta l_0-A=58\)

    suy ra \(\Delta l_0=10cm, A=2cm\)

    \(k=\dfrac{mg}{\Delta l_0}=100(N/m)\)

    Khi \(l=59,5cm \) thì \(\Delta l=9,5cm\)

    \(\Rightarrow F_{dh}=k.\Delta l = 9,5N\)

      bởi Phương Nhã 10/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 vật treo vào cllx làm nó dãn 4cm. g=10m/s2. Biết lực đàn hồi max và min là 10N và 6N. Chiều dài tn là 20cm. Chiều dài max và min là

      bởi Nguyễn Hiền 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(\Delta l_0=\dfrac{mg}{k}=0,04\)(*)

    \(F_{dhmax}=k(\Delta l_0+A)=10\)(1)

    \(F_{dhmin}=k(\Delta l_0-A)=6\)(2)

    Cộng 2 vế với vế \(\Rightarrow k\Delta l_0=8=mg\)

    Thế vào (*) suy ra \(k=8/0,04=200(N/m)\)

    Thế k vào (1) ta đc: \(\Delta l_0+A = 5cm\)

    Thế vào (2) ta đc: \(\Delta l_0-A=3cm\)

    \(l_{max}=l_0+\Delta l_0+A=20+5=25cm\)

    \(l_{min}=l_0+\Delta l_0-A=20+3=23cm\)

      bởi pham thi hieu Tâm 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cllx có chiều dài tự nhiên là lo. ko = 50N/m. Nếu cắt lò xo thành 4 đoạn theo tỷ lệ 1:2:3:4 thì độ cứng của mỗi đoạn là bn

      bởi thi trang 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Với một lò xo, tích chiều dài với độ cứng lò xo không thay đổi: \(k.l=const\)

    Giả sử chiều dài mỗi đoạn của lò xo là: \(l,2l,3l,4l\)

    Suy ra, chiều dài ban đầu của lò xo là: \((1+2+3+4)l=10l\)

    Ta có: \(10l.50=l.k_1=2l.k_2=3l.k_3=4l.k_4\)

    \(\Rightarrow k_1=500(N/m),k_2=250(N/m),k_3=\dfrac{500}{3}(N/m), k_4=125(N/s)\)

      bởi Sương Thảo 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cllx có tần số góc bằng 10rad/s. Biết khi động năng bàg thế băng thì v = 0.6 m/s. Biên độ là

      bởi My Hien 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Động năng bằng thế năng thì cơ năng \(W=2W_đ\)

    \(\Rightarrow v_{max}=\sqrt 2.v = \sqrt2.60\)(cm/s)

    \(\Rightarrow A = \dfrac{v_{max}}{\omega}=6\sqrt2 cm\)

      bởi Đặng Nguyên 02/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cllx treo thẳng đứng có m = 200g. Chiều dài tự nhiên lo = 35cm,  k = 100N/m, g = 10m/s2   A= 5cm. Chiều dài của con lắc khi qua vtrí có lực đàn hồi min .

      bởi Lê Thánh Tông 09/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Độ dãn của lò xo khi vật ở VTCB là: \(\Delta l_0=\dfrac{mg}{k}=0,02m=2cm\)

    Do \(A>\Delta l_0\) nên lực đàn hồi min khi con lắc qua vị trí lò xo không biến dạng, chiều dài con lắc là \(l=l_0=35cm\)

      bởi Võ Ngọc Phương Khả 10/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cllx có K=40N/m dđ theo phương thẳng đứng với tần số góc = 10rad/s .chọn gốc tọa độ O ở vtcb .chiều (+) hướng lên và khi v=O thì lx không biến dạng .lực đàn hồi khi vật đag từ vtcb đi lên vs v =80cm/s là ?

      bởi Anh Trần 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dao động cơ học

     

     

     

     

     

     

     

     

     

      bởi Đào Vũ Hùng 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một con lắc lò xo bố trí nằm ngang, vật nặng có khối lượng m= 50g, lò xo có độ cứng k=50N/m

    g=10m/s^2. Biết rằng biên độ dao động giảm đi đenta A=1mm sau mỗi lần qua vị trí cân bằng. tìm hệ số ma sát u

    A. 0,01                  B. 0,03                C. 0,05                    D. 0,1

    độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ đenta A= (4umg)/k. Vậy độ giảm biên độ sau mỗi lần nó qua vị trí cân bằng tính ra sao vậy thầy

    thầy vẽ hộ em hình với ạ.

      bởi Thanh Nguyên 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta chỉ xác định độ giảm biên độ mỗi lần khi qua biên thôi chứ không bao giờ nói độ giảm biên độ khi qua VTCB cả.

    Trong bài này bạn có thể lấy bằng độ giảm biên độ sau mỗi nửa chu kì (giống như khi đi từ biên bên này đến biên bên kia ) cũng được.

    Giá trị này bằng \(\frac{2\mu mg}{k}\)

      bởi Võ Trần Vân Anh 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON