Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử giúp các em học sinh biết rõ cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân cũng như kích thước, khối lượng của nguyên tử và kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. Bên cạnh đó có kĩ năng trong so sánh khối lượng của electron với proton và nơtron; kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
-
Bài tập 1 trang 9 SGK Hóa học 10
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
A. Electron và proton.
B. Proton và nơtron.
C. Nơtron và electon.
D. Electron, proton và nơtron.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 2 trang 9 SGK Hóa học 10
Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
A. Electron và proton.
B. Proton và nơtron.
C. Nơtron và electon.
D. Electron, proton và nơtron.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 3 trang 9 SGK Hóa học 10
Nguyên tử có đường kính gấp khoảng 10.000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6cm thì đường kính nguyên tử sẽ là:
A. 200.
B. 300.
C. 600.
D. 1200.
-
Bài tập 4 trang 9 SGK Hóa học 10
Tìm tỉ số về khối lượng của electron so với proton, so với nơtron.
-
Bài tập 5 trang 9 SGK Hóa học 10
Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1 nm, khối lượng nguyên tử là 65u.
Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.
Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10-6nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.
Cho biết Vhình cầu = π.r3.
-
Bài tập 1.3 trang 3 SBT Hóa học 10
Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng :
mBe = 9,012u; mO =15,999u.
Khối lượng nguyên tử beri và oxi tính theo g lần lượt là
A. 14,964.10-24g và 26.566.10-24g
B. 26,566.10-24g và 14,964.10-4g
C. 15.10-24g và 26.10-24g
D. 9g và 16g
-
Bài tập 1.2 trang 3 SBT Hóa học 10
Trong nguyên tử, hạt mang điện dương là
A. electron
B. proton
C. nơtron
D. proton và nơtron
-
Bài tập 1.3 trang 3 SBT Hóa học 10
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử hiđro có 1 proton
B. Hạt nhân nguyên tử hiđro chỉ có 1 proton, không có nơtron
C. Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của hidro đều có proton và nơtron
D. Hạt nhân nguyển tử của các đồng vị của hiđro đều có nơtron
-
Bài tập 1.4 trang 4 SBT Hóa học 10
Khối lượng riêng của natri kim loại bằng 0,97 g/cm3. Trong tinh thể kim loại natri, các nguyên tử chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe rỗng. Bán kính nguyên tử Natri gần bằng
A. 189 pm.
B. 266 pm.
C. 170 pm.
D. 250 pm.
-
Bài tập 1.1 trang 3 SBT Hóa học 10
Theo định nghĩa, số Avogađro là một số bằng số nguyên tử đồng vị cacbon-12 có trong 12 g đồng vị cacbon-12.
Số Avogađro được kí hiệu là N.
N= 6,0221415.1023 thường lấy là 6,022.1023
a) Hãy tính khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon-12.
b) Hãy tính số nguyên tử có trong 1 gam đồng vị cacbon-12.
-
Bài tập 1.2 trang 3 SBT Hóa học 10
a) Hãy định nghĩa thế nào là một đơn vị khối lượng nguyên tử (u).
b) Hãy tính đơn vị khối lượng nguyên tử (u) ra gam.
c) Hãy cho biết khối lượng nguyên tử đồng vị cacbon-12 tính ra đơn vị khối lượng nguyên tử u.
d) Biết rằng khối lượng của nguyên tử đồng vị cacbon-12 gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro (H), hãy tính khối lượng của nguyên tử hiđro ra u.
-
Bài tập 1.4 trang 4 SBT Hóa học 10
Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 7,936 gam oxi.
Hỏi một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng của một nguyên tử hiđro ?
-
Bài tập 1.5 trang 4 SBT Hóa học 10
Khi phóng chùm tia \(\alpha \) vào một lá vàng mỏng, người ta thấy rằng trong khoảng 108 hạt \(\alpha \) có một hạt gặp hạt nhân.
a) Một cách gần đúng, hãy xác định đường kính của hạt nhân so với đường kính của nguyên tử.
b) Với sự thừa nhận kết quả trên, hãy tính đường kính của nguyên tử nếu ta coi hạt nhân có kích thước như một quả bóng bàn có đường kính bằng 3 cm.
-
Bài tập 1.9 trang 4 SBT Hóa học 10
Nếu ta định nghĩa : “Một đơn vị cacbon (đvC) bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử cacbon” thì có chính xác không?
-
Bài tập 1.10 trang 4 SBT Hóa học 10
Xác định khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử hiđro, coi nó như một khối cầu có bán kính là 1.1015m. So sánh với urani là chất có khối lượng riêng bằng 19.103 kg/m3
-
Bài tập 1.11 trang 5 SBT Hóa học 10
Một loại tinh thể nguyên tử, có khối lượng riêng là 19,36g/cm3. Trong đó, các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích của tinh thể, còn lại là các khe rỗng. Bán kính của nguyên tử là 1,44Å
a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử, từ đó suy ra khối lượng mol nguyên tử.
b) Hạt nhân nguyên tử có 118 nơtron, nguyên tử khối được coi bằng tổng khối lượng proton và nơtron. Tính số proton
-
Bài tập 1 trang 8 SGK Hóa học 10 nâng cao
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
A. electron và proton
B. proton và nơtron
C. nơtron và electron
D. electron, proton và nơtron.
Hãy chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 2 trang 8 SGK Hóa học 10 nâng cao
Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
A. proton và electron.
B. nơtron và electron.
C. nơtron và proton.
D. nơtron, proton và electron.
Hãy chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 3 trang 8 SGK Hóa học 10 nâng cao
Kết quả phân tích cho thấy trong phân tử khí CO2 có 27,3% C và 72,7% O theo khối lượng. Biết nguyên tử khối của C là 12,011. Hãy xác định nguyên tử khối của O.
-
Bài tập 4 trang 8 SGK Hóa học 10 nâng cao
Biết rằng khối lượng một nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Hỏi nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì H, O có nguyên tử khối là bao nhiêu?