Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 427763
Ý nào không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?
- A. Con cái hư hỏng là do bố mẹ bất hòa, không quan tâm con cái.
- B. Bố mẹ không gương mẫu, làm ăn phi pháp ảnh hưởng đến con cái.
- C. Học sinh không ngoan, lười học là do nhà trường và gia đình không quan tâm.
- D. Còn nhỏ tuổi chưa cần làm các công việc gia đình.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 427765
Trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Đây là khái niệm của nội dung gì?
- A. Làm việc chăm chỉ.
- B. Kiên trì.
- C. Lao động sáng tạo.
- D. Trung thực.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 427767
Câu tục ngữ: “Học một, biết mười” khuyên chúng ta điều gì?
- A. Chăm chỉ.
- B. Lao động tự giác và sáng tạo.
- C. Trung thực.
- D. Yêu thương gia đình.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 427769
Không tự lập được thể hiện qua biểu hiện nào?
- A. Làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa.
- B. Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc của lớp để về nhà sớm.
- C. Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp.
- D. Tự giác học bài, làm bài tập về nhà.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 427771
Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
- A. Giúp khu dân cư trở nên nổi tiếng.
- B. Làm cho cuộc sống sung sướng, giàu có và riêng tư hơn.
- C. Khiến mọi người đoàn kết, giúp đỡ, bao che các gia đình làm ăn bất chính.
- D. Làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 427772
Đâu là ý kiến đúng về học sinh nghèo vượt khó?
- A. Đó là những người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn học tập tốt.
- B. Vì họ quá khó khăn nên họ được sự may mắn để học giỏi.
- C. Đó là những người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
- D. Đó là những người nhận được sự thương hại của người khác nên họ phải vượt khó.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 427773
Nhà cách trường có 500m nhưng hôm nào Mai cũng được bố đưa đón bằng xe máy. Quần áo của Mai cũng được mẹ giặt và ủi cho. Mai là người như thế nào?
- A. Không tự lập.
- B. Tự chủ.
- C. Trung thực.
- D. Kiên trì.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 427774
Gia đình bác K có cô con gái mới 17 tuổi, bác đã bắt nghỉ học để lấy chồng. Việc làm của bác K có ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư như thế nào?
- A. Không xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
- B. Khiến cộng đồng dân cư thiếu một thành viên.
- C. Ảnh hưởng môi trường của cộng đồng dân cư.
- D. Kinh tế gia đình giảm sút.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 427776
Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng khu dân cư?
- A. Trẻ em tụ tập quán xá, tham gia tệ nạn xã hội.
- B. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
- C. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
- D. Tảo hôn.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 427777
Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của ai?
- A. Gia đình trưởng xóm, trưởng thôn.
- B. Mỗi công dân.
- C. Gia đình giàu có.
- D. Người lớn.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 427778
Những người luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác là những người sống như thế nào?
- A. Không tự lập.
- B. Biết dựa vào người khác.
- C. Lười lao động.
- D. Lợi dụng người khác.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 427779
Người có đức tính tự lập thường _______ những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
- A. Đối mặt với.
- B. Tự tin và dám đương đầu với.
- C. Coi thường.
- D. Vượt qua một cách dễ dàng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 427780
Bạn Q học lớp 8, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. Bạn Q là người ỷ lại.
- B. Bạn Q là người ích kỷ.
- C. Bạn Q là người tự lập.
- D. Bạn Q là người có ý thức.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 427781
Trong các ý kiến sau, ý kiến nào sai?
- A. Người có tính tự lập tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
- B. Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh.
- C. Người có tính tự lập không phải lúc nào cũng thành công.
- D. Người có tính tự lập thường học tập, lao động một cách tự giác và sáng tạo.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 427782
Câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên con người chúng ta điều gì?
- A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
- B. Anh, em phải trung thực với nhau.
- C. Anh, em phải lo cho nhau.
- D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 427783
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ nào sau đây?
- A. Cha mẹ và con cái, anh chị em trong gia đình.
- B. Ông bà, cha mẹ với con cháu trong gia đình.
- C. Ông bà và con cháu trong gia đình.
- D. Ông bà, cha mẹ và con cháu, anh chị em trong gia đình.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 427784
Chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do nhắc nhở từ bên ngoài là khái niệm của nội dung nào?
- A. Toan tính.
- B. Lao động tự giác.
- C. Lao động sáng tạo.
- D. Tự ti.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 427785
Hữu thân hữu khổ nói đến điều gì?
- A. Đoàn kết.
- B. Trung thực.
- C. Tự lập.
- D. Tiết kiệm.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 427805
Biểu hiện của tình bạn lệch lạc, tiêu cực là gì?
- A. Bao che khuyết điểm cho nhau
- B. Lợi dụng lòng tốt của bạn
- C. Thờ ơ trước nỗi bất hạnh của bạn
- D. Cả A, B, C
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 427855
Quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những người công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con là nói về quyền và nghĩa vụ của ai?
- A. Con cái đối với cha mẹ.
- B. Ông bà đối với con cháu.
- C. Anh chị em đối với nhau.
- D. Bố mẹ đối với con cái.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 427896
Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình là nói về mối quan hệ gì với nhau?
- A. Cha mẹ với con cái.
- B. Ông bà, cha mẹ với con, cháu.
- C. Anh, chị, em với nhau.
- D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 427897
Đến kỳ nghỉ hè, Thảo cùng một nhóm bạn có cả nam và nữ định tổ chức đi dã ngoại qua đêm. Khi biết chuyện bố mẹ Thảo đã căn ngăn với lý do do các em còn quá nhỏ và nhóm lại có cả nam và nữ. Nếu là em em sẽ ứng xử như thế nào?
- A. Không đồng ý, vì mình đã lớn.
- B. Giận dỗi với bố mẹ vì không tôn trọng mình.
- C. Tôn trọng ý kiến của bố mẹ, vì bố mẹ chỉ lo lắng cho con.
- D. Không cần quan tâm ý kiến của bố mẹ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 427898
Ông bà và cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào sau đây?
- A. Ngược đãi, xúc phạm con cháu.
- B. Sống buông thả.
- C. Bỏ rơi cháu tàn tật khi không còn bố mẹ.
- D. Trông nom, chăm sóc, giáo dục con cháu.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 427899
Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội?
- A. Không tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ tại địa phương.
- B. Luôn luôn tham gia đúng giờ
- C. Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân
- D. Vận động các bạn cùng tham gia
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 427900
Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội mang lại ý nghĩa như thế nào?
- A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
- B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.
- C. Cảm thấy yêu đời hơn.
- D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 427901
Không vượt đèn đỏ bỏ đi vào đường ngược chiều là việc làm thể hiện điều gì?
- A. Đạo đức.
- B. Tuân theo pháp luật.
- C. Kỷ luật.
- D. Sống có đạo đức.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 427902
Trong giờ kiểm tra em thấy Ánh đang lúi húi mở tài liệu. Nếu là bạn cùng bàn vói Ánh em sẽ làm gì để thể hiện tính kỉ luật?
- A. Mặc kệ hai bạn.
- B. Tìm cách che giấu cho hai bạn.
- C. Báo cho giáo viên.
- D. Xem cùng với bạn.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 427903
Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Theo em, đâu là biện pháp khắc phục?
- A. Nghiêm túc chấp hành luật an toàn giao thông
- B. Cảnh sát giao thông thực hiện nghiêm minh xử phạt người đi sai đường, vi phạm pháp luật.
- C. Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông.
- D. Tất cả đều đúng
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 427904
Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma túy, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì?
- A. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư
- B. Thực hiện đúng những lời Bác Hồ căn dặn đối với các chiến sĩ công an
- C. Dũng cảm, mưu trí, vượt qua mọi khó khăn trở ngại
- D. Tất cả các ý trên
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 427905
Do được nuông chiều từ nhỏ nên Hoài có thói quên ỷ lại. Mọi việc cả vệ sinh cá nhân bạn đều không làm mà để người khác phải giúp đỡ. Việc làm của Hòa thể hiện điều gì?
- A. Bạn bị xâm phạm về quyền trẻ em
- B. Bạn chưa thực hiện tốt bổn phận của mình
- C. Bạn đã thực hiện tốt bổn phận của mình
- D. Bạn được đảm bảo quyền của trẻ em
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 427906
Câu tục ngữ: “Nước lã mà vã nên hồ/ tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan” có ý nghĩa gì?
- A. Trân trọng, yêu mến người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
- B. Coi thường người nghèo.
- C. Coi thường người thành công.
- D. Coi thường người nghèo.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 427907
Khi nào chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng người khác?
- A. Ở nhà
- B. Ở nơi ít người
- C. Ở mọi lúc, mọi nơi
- D. Ở nơi công cộng
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 427908
Trong cuộc tranh luận với các bạn trong lớp, em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào sau đây để thể hiện là người tôn trọng lẽ phải?
- A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
- B. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
- C. Lắng nghe ý kiến của bạn tự phân tích đánh giá xem ý kiến nào hợp lý thì theo.
- D. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 427909
Chấp hành tốt mọi nội quy nơi địa bàn sinh sống, làm việc và học tập là biểu hiện của nội dung nào sau đây?
- A. lẽ phải.
- B. trung thực.
- C. giản dị.
- D. tự trọng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 427910
Trong các các phẩm chất đạo đức cách mạng của tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư. Phẩm chất nào thể hiện lối sống liêm khiết?
- A. Cần.
- B. Kiệm.
- C. Liêm.
- D. Chí công vô tư.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 427911
Hành vi của ai dưới đây là biểu hiện trái với liêm khiết?
- A. Ông T phê phán hành vi nhận hối lộ của cán bộ cùng cơ quan.
- B. Ông R buôn bán hàng giả, hàng nhái nhằm thu lợi nhuận cao.
- C. Anh M nhận sai lầm và trách nhiệm khi vô tình mắc sai lầm trong công việc.
- D. Chị P nhặt được đồ có giá trị và tìm người rơi để trả lại.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 427912
Trong các câu ca dao, tục sau, câu nào nói về tính liêm khiết?
- A. Cây ngay không sợ chết đứng.
- B. Lá lành đùm lá rách.
- C. Tôn sư trọng đạo.
- D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 427913
Em rèn tính liêm khiết như thế nào?
- A. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán, không vụ lợi
- B. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng của mình
- C. Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất
- D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 427914
Biết bảo vệ, bao che cho nhau trong mọi trường hợp là biểu hiện của tình bạn thế nào?
- A. Trong sáng.
- B. Tiêu cực.
- C. Lành mạnh.
- D. Tích cực.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 427915
Câu nào sau đây muốn nhắn nhủ những người đang là bạn của nhau thì hãy luôn sát cánh bên nhau dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào?
- A. Học thầy không tày học bạn.
- B. Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
- C. Thêm bạn bớt thù.
- D. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.