YOMEDIA
NONE

Bài tập 3 trang 266 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 3 trang 266 SGK Vật lý 12 nâng cao

Đơn vị khối lượng nguyên tử là

    A. Khối lượng của hạt nhân nguyên tử hidro.

    B. Khối lượng của một nguyên tử hidro.

    C. Khối lượng bằng 1/12 lần khối lượng của đồng vị \(_6^{12}C\) của nguyên tử cacbon.

    D. Khối lượng bằng 1/12 lần khối lượng của đồng vị của nguyên tử oxi. 

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết

- Đơn vị khối lượng nguyên tử là khối lượng bằng 1/12 lần khối lượng của đồng vị \(_6^{12}C\) của nguyên tử cacbon.

- Kí hiệu của khối lượng nguyên tử là u với u = 1,66055.10–27 kg.

Chọn đáp án C

-- Mod Vật Lý 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 3 trang 266 SGK Vật lý 12 nâng cao HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
  • thu hảo

    phóng xạ U238---> U234+ α .Chu kì bán rã là 4.5 năm.?? sau 9năm thì khối lg U234 tạo thành từ 23,8g U238  là bn

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Vinh

    cho phản ứng T+D-> He+n.tính lượng than đá cần thiết để có năng lượng tỏa ra tương đương năng lượng tỏa ra của phản ứng hạt nhân trên khi tổng hợp đc 1g he.biết công suất tỏa nhiệt của than đá là q=2,9.10^7J/kg,mT=3,01605u,mD=2,0141104u,mhe=4,9926u,mn=1,00867,1u=931,5mev,1ev=1,6.10^-19c

    A.16,96.10^3kg

    B.16,96kg

    C.16.10^3kg

    D.16kg

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thu hằng

    trong nhà máy điện hạt nhân dùng phản ứng phn hạch 235U CÓ CÔNG suất 500000KW vsf hiệu suất 40%.TÍNH LƯỢNG 235U dùng trong 1 năm.biết năng lượng tỏa ra của 1kg 235U là 8,96.10^3j

    A309kg

    B.3,09 tấn

    C.440 tấn

    D.440 kg

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • hồng trang

    Giả sử có một hỗn hợp gồm 2 chất phóng xạ có chu kỳ là T1 và T2 với T2=2T1. Ban đầu t=0, mỗi chất chiếm 50% số hạt

    Đến thời điểm t, tổng số hạt phóng xạ của khối chất giảm xuống còn một nửa so với ban đầu. Giá trị của t là

    A. 0,91T2               B. 0,49T2                 C.0,81T2                      D. 0,69T2

    đáp án D.

    em làm 2 cách thì ra 2 kết quả khác nhau thầy chỉ giúp em xem em sai ở đâu với ạ

    C1:        (tính trực tiếp)

    Gọi số phóng xạ mỗi chất là No         

    Vậy tổng số phóng xạ là 2No

    sau thời gian t thì   N1= No/2t/T1 = No/22t/T2                        N2= No/2t/T2

    N1+ N2 =   5No/(4*2t/T2)  = 2No/2 = No   suy ra      t= 0,322T2

     

    C2:   (áp vào tính Thỗn hợp rồi suy mối liên hệ)

     giả sử T1=1h            T2=2h             và T là chu kỳ hỗn hợp của 2 chất

    Gọi số phóng xạ mỗi chất là No         

    Vậy tổng số phóng xạ là 2No

    sau 2 giờ thì N1= No/4          N2= No/2

    N1+N2 = 3No/4   =    2No/22/T        suy ra T= \(\frac{2}{\log_2\frac{8}{3}}\)         

    theo đề bài thì sau thời gian t số chất phóng xạ còn 1 nửa suy ra t=T

    suy ra t/T2=T/T2= 0,7               hay    t=0,7T2

    thầy giải thích giúp em với ạ

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Duy Quang

    Hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) đứng yên, phân rã α thành hạt nhân chì. Động năng của hạt α bay ra chiếm bao nhiêu phần trăm của năng lượng phân rã ?

    A.1,9 %.

    B.98,1 %.

    C.81,6 %.

    D.19,4 %.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Phong Vu

    Hạt nhân mẹ Ra đứng yên biến đổi thành một hạt α và một hạt nhân con Rn. Tính động năng của hạt α và hạt nhân Rn. Biết mRa = 225,977 u; mRn = 221,970 u; \(m_{\alpha}\) = 4,0015 u. Chọn đáp án đúng ?

    A.\(K_{\alpha}\) = 0,09 MeV;  \(K_{Rn}\)= 5,03 MeV.

    B.\(K_{\alpha}\)= 0,009 MeV;  \(K_{Rn}\)= 5,3 MeV.

    C.\(K_{\alpha}\) = 5,03 MeV; \(K_{Rn}\)= 0,09 MeV.

    D.\(K_{\alpha}\)= 503 MeV; \(K_{Rn}\) = 90 MeV.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Sam sung

    Pôlôni ( \(_{84}^{210}Po\)) là chất phóng xạ, phát ra hạt α và biến thành hạt nhân chì (Pb). Cho: mPo = 209,9828 u; \(m_{\alpha}\)= 4,0026 u; mPb = 205, 9744 u. Trước phóng xạ hạt nhân Po đứng yên, tính vận tốc của hạt nhân chì sau khi phóng xạ ?

    A.3,06.10km/s.

    B.3,06.10m/s.

    C.5.10m/s.

    D.30,6.10m/s.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Vũ Khúc

    Xét phản ứng hạt nhân \(X \rightarrow Y + \alpha\). Hạt nhân mẹ đứng yên. Gọi \(K_Y;m_Y;K_{\alpha}; m_{\alpha}\) lần lượt là động năng, khối lượng của hạt nhân con Y và α. Tỉ số \(\frac{K_Y}{K_{\alpha}}\) bằng

    A.\(\frac{K_Y}{K_{\alpha}} = \frac{m_{\alpha}}{m_Y}\).

    B.\(\frac{K_Y}{K_{\alpha}} = \frac{m_{Y}}{m_\alpha}\)

    C.\(\frac{K_Y}{K_{\alpha}} = \frac{2m_{Y}}{m_\alpha}\).

    D.\(\frac{K_Y}{K_{\alpha}} = \frac{4m_{\alpha}}{m_Y}\)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thu Hang

    Một hạt nhân X, ban đầu đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Biết hạt nhân X có số khối là \(A\), hạt α phát ra có tốc độ \(v\). Lấy khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó tính theo đơn vị \(u\). Tốc độ của hạt nhân Y bằng

    A.\(\frac{4v}{A+4}.\)

    B.\(\frac{4v}{A-4}.\)

    C.\(\frac{2v}{A-4}.\)

    D.\(\frac{2v}{A+4}.\)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Anh

    Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân Be đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng

    A.3,125 MeV.

    B.4,225 MeV.

    C.1,145 MeV.

    D.2,125 MeV.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Phạm Khánh Ngọc

    Hạt prôtôn có động năng 6 MeV bắn phá hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên tạo thành hạt α và hạt nhân X. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương chuyển động của prôtôn với động năng bằng 7,5 MeV. Cho khối lượng của các hạt nhân bằng số khối. Động năng của hạt nhân X là

    A.6 MeV.

    B.14 MeV.

    C.2 MeV.

    D.10 MeV.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Bo Bo

    So proton trong 1g 105Bo là

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Bảo An

    trong 208g chì 208Pb có bao nhiêu hạt nơtron 

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Bin Nguyễn

    Chọn câu đúng. Trạng thái dừng là:

     

     Đáp án A

    trạng thái êlectrôn không chuyển động quanh hạt nhân.

     

     Đáp án B

    trạng thái hạt nhân không dao động.

     

     Đáp án C

    trạng thái đứng yên của nguyên tử.

     Đáp án D

    trạng thái ổn định của hệ thống nguyên tử.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Hồng Tiến

    Cho 3 hạt nhân:  \(\alpha\)  (24He) ; proton (11H) ; triti (13H)  có cùng vận tốc ban đầu vo bay vào vùng có từ 

    trường đều B, sao cho vecto cảm ứng từ B vuông góc với vận tốc ban đầu vo , thì ba hạt nhân chuyển động

    tròn đều trong từ trường với bán kính quỹ đạo tương ứng là Ra ; Rp ; RT . Khi đó ta có mối liên hệ?

    đáp án: RT>Ra>Rp

     

    thầy xem giúp em với ạ

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Anh Nguyễn

    Hạt nơtron có động năng Kn = 1,1 MeV bắn vào hạt nhân Li ( \(_3^6Li\)) đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân là \(_0^1n + _3^6 Li \rightarrow X + \alpha\). Cho biết \(m_{\alpha}\) = 4,00160 u; mn = 1,00866 u; mX = 3,01600 u; mLi = 6,00808 u. Sau phản ứng hai hạt bay ra vuông góc với nhau. Động năng của hai hạt nhân sau phản ứng là

    A.K= 0,09 MeV; \(K_{\alpha}\)= 0,21MeV.

    B.KX = 0,21 MeV;\(K_{\alpha}\)= 0,09 MeV.

    C.KX = 0,09 eV;\(K_{\alpha}\)= 0,21 eV.

    D.KX = 0,09 J; \(K_{\alpha}\)= 0,21 J.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thùy Trang

    Cho hạt prôtôn có động năng 1,46 MeV bắn vào hạt nhân Li đứng yên. Hai hạt nhân X sinh ra giống nhau và có cùng động năng. Cho mLi= 7,0142 u, mp = 1,0073 u, mX = 4,0015 u. Động năng của một hạt nhân X sinh ra là

    A.9,34 MeV.

    B.93,4 MeV.

    C.934 MeV.

    D.134 MeV.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Ngọc Sơn

    Dùng prôtôn có động năng Kbắn vào hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên gây ra phản ứng \(_1^1p + _4^9Be \rightarrow \alpha + _3^6Li\). Phản ứng này thu năng lượng bằng 2,125 MeV. Hạt nhân \(_3^6Li\) và hạt α bay ra với các động năng lần lượt bằng K2 = 4 MeV và K3 = 3,575 MeV (lấy gần đúng khối lượng các hạt nhân, tính theo đơn vị u, bằng số khối). 1 u = 931,5 MeV/c2. Góc giữa hướng chuyển động của hạt α và prôtôn bằng

    A.45o.

    B.90o.

    C.75o.

    D.120o.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • sap sua

    Bắn một prôtôn vào hạt nhân \(_3^7Li\) đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 60o. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân X là

    A.4.

    B.1/4.

    C.2.

    D.1/2.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON