YOMEDIA

Ôn luyện giải bài tập chủ đề Di Truyền Liên Kết môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Ôn luyện giải bài tập chủ đề Di Truyền Liên Kết môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ADSENSE

ÔN LUYỆN GIẢI BÀI TẬP CHỦ ĐỀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN

 

I.Thí nghiệm của moocgan

a. Đối tượng thí nghiệm của moocgan là ruồi giấm

- Vì: Ruồi Giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền:

+ Dễ nuôi trong ống nghiệm

+ Đẻ nhiều

+Vòng đời ngắn

+Có nhiều biến dị dễ quan sát

+Số lượng NST ít (2n=8)

b. Thí nghiệm của moocgan

- Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt

-F1: 100% thân xám, cánh dài

-Lai phân tích: Đực F1 x cái đen, cụt-> thu được các thế hệ sau tỉ lệ là 1 xám, dài:1 đen, cụt.

-Dựa vào kiểu hình 1:1, moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên 1 NST (liên kết gen)

-Vì ruồi cái thân đen cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử bv-> ruồi đực phải cho 2 loại giao tử (BV, bv) do đó các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên 1 NST(liên kết gen) cùng phân li giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh (hiện tượng di truyền liên kết) 

-> Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

-Mỗi NST mang nhiều gen, các gen phân bố dọc theo chiều dài NST và tạo thành nhóm gen lk-> số nhóm gen lk ở mỗi loài thường tương ứng với số NST trong bộ đơn bội.

VD: Ở người có 23 nhóm gen liên kết ứng với n=23; ruồi giấm có 4 nhóm liên kết, ứng với n=4.

 

II. Ý nghĩa của di truyền liên kết

- Trong tế bào mỗi NST mang nhiều gen tạo thành nhóm gen liên kết.

-Bổ sung cho quy luật phân li độc lập của MenĐen-> hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo di tuyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.

- Trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

 

III. Hướng dẫn giải

1.Các gen lk hoàn toàn

-Khi các gen lk hoàn toàn thì cơ thể AB/ab chỉ cho 2 loại gt là ABab

-Khi viết giao tử của cơ thể có nhiều cặp gen thì kẻ sơ đồ phân nhánh
VD: Trong đk các gen lk hoàn toàn, hãy viết giao tử của các cơ thể có kiểu gen sau đây:

a.AB/ab

b.Aa(Bd/bd)

c.Aa (BD/bd)Ee

Hướng dẫn:

a.Cho 2 loại gt  là ABab

b. Kẻ sơ đồ phân nhánh:

Có 4 loại gt là: Abd  ,       Abd     ,      aBd     ,       abd

c.Kẻ sơ đồ phân nhánh tìm các loại giao tử:

Có 8 loại giao tử là: ABDE,  ABDe , AbdE , Abde , aBDE , aBDe , abdE , abde.

2. Các gen liên kết không hoàn toàn có xảy ra trao đổi chéo khi giảm phân

-Nếu có trao đổi chéo tại 1 điểm thì 1 cặp NST  sẽ sinh ra nhiều nhất 4 loại gt.

-Nếu trao đổi chéo tại 2 điểm thì 1 cặp NST sẽ sinh ra tối đa 8 loại giao tử.

-Số loại gt của loài bằng tích số loại gt do các cặp NST sinh ra.

3.Cách giải bt về di truyền lk

a.XĐ quy luật di truyền, tiến hành 2 bước:

B1: Xác định quy luật di truyền của mỗi cặp tính trạng (dựa vào tỉ lệ kiểu hình của cặp tính trạng đó)

B2: Xác định xem 2 cặp tính trạng đó có di truyền liên kết với nhau hay không. Nếu 2 cặp tt lk với nhau thì tích tỉ lệ của các cặp tt khác tỉ lệ kiểu hình của bài toán.

b.Muốn viết sơ đồ lai thì phải tìm kiểu gen của bố mẹ.

Vd: Khi cho cây hoa đỏ, đài ngả thuần chủng lai với cây hoa tím, đài cuốn thuần chủng được các cây F1. Có 100% hoa tím, đài ngả. Cho các cây F1  giao phấn với nhau đã thu được F2  có 98 cây hoa tím, đài cuốn; 209 cây hoa tím , đài ngả; 104 cây hoa đỏ , đài ngả. Hãy xđ quy luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P-> F2

Giải:

a.Xác định quy luật di truyền

B1: Ql của từng tính trạng

-Tính trạng màu hoa:  Hoa tím/hoa đỏ=(98+209): 104= 3:1-> hoa tím là tính trạng trội so với hoa đỏ.

->Quy ước: Gen A qđ tt hoa tím; a – hoa đỏ.

-Tính trạng hình dạng đài:

Đài ngả/đài cuốn = (104 + 209) : 98 = 3 :1 -> đài ngả là tt trội so với đài cuốn.

-> Quy ước Gen B qđ tt đài ngả; b- đài cuốn

B2: Xác định xem 2 cặp tính trạng có lk với nhau hay không

-Tích tỉ lệ của 2 cặp tt = (3:1) (3:1)= 9:3:3:1

-Tỉ lệ phân li kiểu hình của bài toán: 98 : 209 : 104= 1 : 2 : 1.

-> 2 cặp tt này không phân li độc lập mà di truyền liên kết với nhau.

-Kiểu gen của P là: Cây hoa đỏ, đài ngả thuần chủng có kiểu gen aB/aB.

                               Cây hoa tím, đài cuốn thuần chủng có kiểu gen Ab/Ab.

b.Sơ đồ lai

    P:      aB/aB                 x                    Ab/Ab

    G2         aB                                           Ab

    F1                  Ab/aB(100% hoa xanh, đài ngả)

    F1      x     F1   :      (hoa xanh, đài ngả)   x      (hoa xanh, đài ngả)

                                           Ab/aB                                  Ab/aB

      Giao tử  F1                   aBAb                                  aBAb                                

              Gt đực

Gt cái

aB 

Ab

aB

aB/aB

Ab/aB

Ab

Ab/aB

Ab/Ab

F2

Tỉ lệ kiểu gen: 1Ab/Ab   :    2Ab/aB        : 1 ab/aB

Tỉ lệ kiểu hình:  1 hoa tím, đài cuốn :  2  hoa tím, đài ngả    :    1 hoa đỏ, đài ngả

Chú ý:

Xác định số loại gt: =2n(n là số nhóm gen hay số cặp NST)

* Trong trường hợp lk gen hoàn toàn và trên cùng 1 nhóm gen (trên 1 cặp NST) và các cặp gen đồng hợp tử thì ta có 1 loại gt.

+ Trong t/h lk gen hoàn toàn và trên nhiều nhóm gen (nhiều nhóm NST) và mỗi nhóm gen có tối thiểu 1 cặp dị hợp tử thì số loại gt =2n(n là số nhóm gen hay số cặp NST)

+ Trong t/h xđ thành phần gen mỗi loại gt ta dùng sơ đồ phân nhánh hoặc nhân đại số mà mỗi loại gt của nhóm gen này phối hợp đủ kiểu với các loại gt tử của nhóm gen kia.

* Trong trường hợp lk gen không hoàn toàn: Mỗi nhóm gen phải chứa 2 cặp gen dị hợp trở lên mới phát sinh gt mang tổ hợp gen chéo trong quá trình giảm phân.

-Nếu có 2 cặp gen dị hợp thì số gt 22= 4 loại tỉ lệ không bằng nhau.

-Thành phần gen có 2 loại gt bình thường mang gen liên kết, t/l mỗi loại gt này là > 25%. Khi thành phần 2 loại gt HVG mang tổ hợp gen chéo nhau do 2 gen tương ứng đổi chỗ , thì t/lệ mỗi loại gt này là <25%.VD:   Cặp gen lk: AB/ab, Gt lk: ABab mỗi loại với t/l >25%.   Gt  hoán vị: Ab  và  aB mỗi loại với t/l <25%.            

-Nếu có 3 cặp gen dị hợp thì : Có thể xảy ra sự trao đổi chéo 2 chỗ và có thể không xảy ra tđc 2 chỗ.

IV. Bài Tập

Câu 1: Vì sao hiện tượng di truyền liên kết lại hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

Trả lời

Trong cơ thể sinh vật chứa rất nhiều gen.

   Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau và do đó qua quá trình giảm phân và thụ tinh sẽ tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.

   Còn theo Moocgan thì nhiều gen nằm trên 1 NST và các gen đó di truyền liên kết với nhau, do đó trong trường hợp P thuần chủng khác nhau về 2, 3 hay nhiều cặp tính trạng được quy định bởi những cặp gen trên cùng 1 cặp NST, thì ở F2 vẫn thu được những kiểu hình giống bố mẹ và phân li theo tỉ lệ 3:1.

Câu 2: Hiện tượng Di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân ly độc lập của Menđen như thế nào?

Trả lời

  Khi giải thích thí nghiệm của mình, Menđen sử dụng khái niệm nhân tố di truyền là yếu tố quy định các tính trạng. Moocgan đã khẳng định những nhân tố di truyền đó chính là các gen tồn tại trên NST.

   Theo Menđen, mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau, nhưng trên thực tế với mỗi loài sinh vật thì số lượng gen trong tế bào là rất lớn nhưng số lượng NST lại có hạn do đó theo Moocgan là trên 1 NST có thể chứa nhiều gen và các hen đó đã di truyền cùng nhau (phụ thuộc vào nhau).

Câu 3: Nhóm gen liên kết là gì? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết.

Trả lời

   - Nhóm gen liên kết là các gen cùng nằm trên một NST, di truyền cùng nhau tạo thành nhóm liên kết.

  - Số nhóm gen liên kết của mỗi loài thường bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài.

   - Ý nghĩa của di truyền liên kết:

   + Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

   + Di truyền liên kết làm hạn chế biến dị tổ hợp.

   + Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được những tính trạng tốt đi kèm với nhau.

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Ôn luyện giải bài tập chủ đề Di Truyền Liên Kết môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF