YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 lớp 12 sắp tới, HỌC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024 giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Ngữ văn 12. Chúc các em đạt kết quả thật cao trong kì thi sắp tới!

ATNETWORK

1. KIẾN THỨC

1.1. Đọc hiểu văn bản

- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

- Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng).

- Tây Tiến – Quang Dũng.

- Việt Bắc – Tố Hữu.

- Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

1.2. Tiếng Việt

- Các phương thức biểu đạt.

- Các loại phong cách ngôn ngữ.

- Các thao tác lập luận.

- Các biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật.

1.3. Tập làm văn

- Nghị luận về hiện tượng đời sống.

- Nghị luận về tư tưởng đạo lí.

- Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

2. DẠNG BÀI LUYỆN TẬP

2.1. Đọc hiểu văn bản

- Xác định được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản.

- Trả lời được câu hỏi đọc hiểu liên quan tới nội dung của các đoạn trích, đoạn thơ, khổ thơ,…

1.2. Tiếng Việt

- Nhận diện và xác định được phạm vi câu hỏi.

- Nhận biết, phân tích được giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng.

1.3. Tập làm văn

Học sinh thực hành luyện viết các bài văn với chủ đề sau:

- Nghị luận về hiện tượng đời sống.

- Nghị luận về tư tưởng đạo lí.

- Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

3. ĐỀ THI MINH HOẠ

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.

(Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3: Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành".

Câu 2: Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

Câu 2 (1đ): Nội dung chính của đoạn trích: nói lên những quy luật của thơ văn và tầm quan trọng của thơ, lời khuyên của tác giả để có một bài thơ hay, ý nghĩa, giàu biện pháp nghệ thuật.

Câu 3 (1,5đ): Tầm quan trọng của thơ văn trong cuộc sống: nuôi dưỡng tâm hồn con người; làm phong phú cuộc sống nội tâm,…

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 đ):

Câu 1: Dàn ý Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”.

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

“Một điều nhịn” khi gặp sự nóng nảy của người khác; bị người khác đối xử không tốt hoặc cố ý làm hại mình thì không nên làm lớn chuyện hoặc phản kháng quá mức mà nên chọn cách im lặng để bình tĩnh và nghĩ cách giải quyết êm đẹp.

“chín điều lành”: sự bình yên, an lành.

→ Câu nói mang ý nghĩa: trước sự nóng giận, nông nổi của người khác, mỗi con người cần biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay và giữ cho mọi thứ bình yên.

b. Giải thích:

- Mỗi con người biết nhẫn nhịn sẽ làm chủ được tình huống, làm chủ được mối quan hệ từ đó giúp mọi chuyện đi theo hướng tốt đẹp hơn.

- Người biết nhường nhịn là người có bản lĩnh và được người khác tôn trọng.

- Nếu con người không có tính nhường nhịn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không hay xảy ra.

- Nhường nhịn là một đức tính tốt đẹp của con người, phản ánh nhân cách của người đó.

c. Chứng minh: Học sinh tự lấy dẫn chứng những người có tính nhường nhịn làm dẫn chứng cho bài văn của mình.

d. Phản biện: Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống với bản ngã, tính hiếu thắng của mình, nóng nảy, tức giận trong mọi trường hợp; tính cách này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường → đáng bị chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài: Nêu tầm quan trọng của việc nhường nhịn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

---(Để xem đầy đủ nội dung, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024 Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !    

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON