Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lí 12 năm 2023-2024 đã được HỌC247 biên soạn. Thông qua tài liệu này sẽ giúp quý thầy, cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải bài tập để làm bài kiểm tra chương và bài thi HK1 thật tốt. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì sắp tới!
1. Tóm tắt lí thuyết
1.1. Dao động cơ
1.1.1. Dao động
Dao động là chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng của vật.
Quả lắc của đồng hồ treo tường đung đưa sang trái, sang phải quanh một vị trí cân bằng (là vị trí thấp nhất của quả lắc) nên ta nói quả lắc đồng hồ đang dao động.
Trên mặt hồ gợn sóng, mẩu gỗ nhỏ bồng bềnh, nhấp nhô tại vị trí của nó trên mặt hồ. Ta nói mẩu gỗ nhỏ đang dao động.
1.1.2. Dao động điều hòa
a. Định nghĩa
Xét một vật dao động trên trục Ox xung quanh vị trí cân bằng của vật tại O. Trong quá trình vật chuyển động, vị trí của vật được xác định bởi tọa độ x gọi là li độ.
Dao động điều hòa là dao động mà li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian nhân với một hằng số.
Chú ý |
Dao động điều hòa là một trường hợp riêng của dao động tuần hoàn, dao động tuần hoàn có thể không điều hòa. |
b. Phương trình dao động
Một vật dao động điều hòa thì có phương trình dao động là
c. Các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa
• x là li độ của vật (li độ là tọa độ x của vật trên trục tọa độ Ox). Đơn vị chuẩn là mét (m), thường dùng là centimet (cm).
• A là biên độ, là giá trị cực đại của li độ x ứng với lúc . Biên độ luôn dương, và có đơn vị của li độ.
• \(\left( \omega t+\varphi \right)\) được gọi là pha của dao động tại thời điểm t. Pha chính là đối số của hàm côsin và là một góc. Đơn vị là độ hoặc rad.
• φ là pha ban đầu của dao động, tức là pha dao động tại thời điểm t = 0.
• ω gọi là tần số góc của dao động. Là tốc độ biến đổi của góc pha, có đơn vị là rad/s hoặc độ/s.
• Chu kì T là thời gian mà vật thực hiện được một dao động toàn phần.
STUDY TIP |
Độ lớn của li độ \(\left| x \right|\) là khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng. |
\(T=\frac{2\pi }{\omega }\) . Chu kì có đơn vị là giây (s) |
• Tần số f là số dao động vật thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Đơn vị là Héc (Hz) hay \(\frac{1}{s}\).
Ví dụ: Một vật dao động điều hòa, người ta thấy trong 10s vật thực hiện được 20 dao động. Khi đó:
- Tần số f của vật: \(f=\frac{20}{10}=2\)(Hz).
- Chu kì dao động: \(T=\frac{10}{20}=0,5\) (s).
d. Phương trình vận tốc
Vận tốc bằng đạo hàm của li độ theo thời gian.
\(\begin{array}{l}
v = x' = - \omega Asin\left( {\omega t + \varphi } \right)\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \omega Asin\left( {\omega t + \varphi + \pi } \right)\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \omega Acos\left( {\omega t + \varphi + \pi - \frac{\pi }{2}} \right)
\end{array}\)
Nhận xét:
- Vận tốc biến đổi điều hòa, và cùng tần số góc (cùng chu kì, tần số) với li độ của vật.
- Vận tốc có chiều là chiều chuyển động của vật.
Nhận xét |
Vận tốc mang dấu dương (+) khi vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ Ox. Vận tốc mang dấu âm (-) khi vật chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ Ox. |
- Xét độ lệch pha giữa vận tốc và li độ, tức xét hiệu số pha giữa pha của vận tốc và pha của li độ:
\(\Delta {{\varphi }_{vx}}={{\varphi }_{v}}-{{\varphi }_{x}}=\left( \omega t+\varphi +\frac{\pi }{2} \right)-\left( \omega t+\varphi \right)=\frac{\pi }{2}>0\)
Từ đó ta có \({{\varphi }_{v}}>{{\varphi }_{x}}\)và \({{\varphi }_{v}}={{\varphi }_{x}}+\frac{\pi }{2}\) nên ta nói rằng: Vận tốc sớm pha hơn li độ và sớm pha hơn một góc là \(\frac{\pi }{2}\).
Ngược lại, nếu ta xét độ lệch pha giữa li độ và vận tốc, thì ta có \(\Delta {{\varphi }_{xv}}=-\frac{\pi }{2}<0\) hay \({{\varphi }_{x}}<{{\varphi }_{v}}\)và \({{\varphi }_{x}}={{\varphi }_{v}}-\frac{\pi }{2}\) nên ta nói rằng: li độ trễ pha so với vận tốc một góc bằng \(\frac{\pi }{2}\).
Ngoài ra, nếu không xét đến đại lượng nào sớm hay trễ hơn so với đại lượng còn lại, thì ta nói x vuông pha với v hoặc v vuông pha với x.
STUDY TIP |
Chú ý rằng theo Toán học, ta có: \(-1\le \cos \left( \omega t+\varphi +\frac{\pi }{2} \right)\le 1\) nên do đó: \(0 \le v \le \omega A\) |
Vận tốc cực đại
Ta có
\(v=\omega A\)
khi
\(\begin{array}{*{20}{l}}
{\cos \left( {\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2}} \right) = 1}\\
{ \Leftrightarrow \omega t + \varphi + \frac{\pi }{2} = k2\pi }\\
{ \Leftrightarrow \omega t + \varphi = - \frac{\pi }{2} + k2\pi ,k \in Z}
\end{array}\)
(khi đó \(x=0,\text{ }v>0\), tức là khi vật đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương) nên vận tốc cực đại của vật là \({{v}_{\text{max}}}=\omega A\) khi vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
Vận tốc cực tiểu
Ta có \(v=-\omega A\)
khi
\(\begin{array}{l}
\left| {\cos \left( {\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2}} \right)} \right| = 0\\
\Leftrightarrow \omega t + \varphi + \frac{\pi }{2} = \frac{\pi }{2} + k\pi \\
\Leftrightarrow \omega t + \varphi = k\pi ,{\mkern 1mu} k \in Z\\
\Leftrightarrow x = \pm A
\end{array}\)
(khi đó \(x=0,\text{ }v<0\), tức là khi vật đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm) nên vận tốc cực tiểu của vật là \({{v}_{\text{min}}}=-\omega A\) khi vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
Chú ý |
Chúng ta cần phân biệt giữa vận tốc và tốc độ. Tốc độ là độ lớn của vận tốc, là \(\left| v \right|\). Do đó: \( - \omega A \le v \le \omega A\) |
Nhận xét:
+ Tốc độ cực đại bằng \(\omega A\) khi:
\(\begin{array}{*{20}{l}}
{\left| {\cos \left( {\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2}} \right)} \right| = 1}\\
{ \Leftrightarrow \sin \left( {\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2}} \right) = 0}\\
{ \Leftrightarrow \omega t + \varphi + \frac{\pi }{2} = k\pi }\\
{ \Leftrightarrow \omega t + \varphi = - \frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z}\\
{ \Leftrightarrow x = 0}
\end{array}\)
Khi đó, vật đi qua vị trí cân bằng (không kể chiều).
+ Tốc độ cực tiểu bằng 0, khi:
\(\begin{array}{l}
\left| {\cos \left( {\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2}} \right)} \right| = 0\\
\Leftrightarrow \omega t + \varphi + \frac{\pi }{2} = \frac{\pi }{2} + k\pi \\
\Leftrightarrow \omega t + \varphi = k\pi ,{\mkern 1mu} k \in Z\\
\Leftrightarrow x = \pm A
\end{array}\)
Khi đó, vật ở một trong hai vị trí biên.
e. Phương trình gia tốc
Gia tốc a của vật dao động điều hòa bằng đạo hàm của vận tốc theo thời gian, hay là đạo hàm hạng 2 của li độ x theo thời gian.
\(\begin{array}{l}
a = v'\left( t \right) = x''\left( t \right)\\
= - {\omega ^2}Acos\left( {\omega t + \varphi } \right)\\
= {\omega ^2}Acos\left( {\omega t + \varphi + \pi } \right)\\
= - {\omega ^2}x
\end{array}\)
Nhận xét:
- Gia tốc biến đổi điều hòa cùng tần số góc (cùng chu kì, tần số) với vận tốc và li độ của vật.
- Gia tốc có chiều ngược với chiều chuyển động của vật \(a=-{{\omega }^{2}}x\) và luôn có chiều hướng về vị trí cân bằng.
Xét độ lệch pha giữa gia tốc và vận tốc, gia tốc và li độ ta thấy:
- Gia tốc sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với vận tốc, hay vận tốc trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với gia tốc.
- Gia tốc sớm pha π so với li độ, hay nói cách khác, gia tốc ngược pha so với li độ.
Gia tốc cực đại
Khi \(x=-A\) (vật ở biên âm) thì \(a={{\omega }^{2}}A\) nên gia tốc cực đại là \({{a}_{max}}={{\omega }^{2}}A\).
Gia tốc cực tiểu
Khi \(x=+A\) (vật ở biên dương) thì \(a=-{{\omega }^{2}}A\) nên gia tốc cực tiểu là \({{a}_{\min }}=-{{\omega }^{2}}A\).
Nhận xét |
Vì \(-A\le x\le A\) nên ta có: \(-{{\omega }^{2}}A\le a\le {{\omega }^{2}}A\).. |
---(Để xem đầy đủ nội dung chi tiết phần dao động cơ, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
1.2. Sóng cơ và sóng âm
1.2.1. Sóng cơ học và các đặc trưng
a. Định nghĩa
Sóng cơ là những dao động lan truyền trong một môi trường.
Ví dụ: Sóng trên mặt nước là sóng truyền từ một điểm dao động trên mặt nước (bằng cần rung tạo dao động chẳng hạn) đến các phần tử khác thông qua môi trường là nước.
Chú ý |
Khi sóng cơ truyền đi, các phần tử vật chất không truyền đi theo sóng, mà dao động xung quanh một vị trí cân bằng xác định. |
b. Phân loại
- Sóng cơ chia làm 2 loại: sóng ngang và sóng dọc.
+ Sóng ngang: là sóng trong đó các phân tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
Ví dụ: Sóng trên mặt nước là sóng ngang.
+ Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
Ví dụ: Sóng âm là sóng dọc, phần tử môi trường là khí.
STYDY TIP |
- Trừ trường hợp sóng mặt nước, sóng ngang chỉ truyền trong chất rắn. - Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn. - Sóng cơ không truyền được trong chân không. |
b. Các đặc trưng của một sóng hình sin
Biên độ của sóng
- Biên độ A của sóng là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
- Đơn vị: m, thông thường là cm.
Chu kì, tần số của sóng
- Chu kì T của sóng là chu kì dao độngcủa một phần tử của môi trường có sóng truyền qua. Đơn vị: giây.
- Tần số f của sónng là số dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua trong một khoảng thời gian. Đơn vị: Héc (Hz).
\(f=\frac{1}{T}=\frac{N}{\Delta t}\)
N: số dao động thực hiện được trong khoảng thời gian: \(\Delta t\) .
Chú ý |
Khi sóng truyền đi, tần số sóng không thay đổi |
Tốc độ truyền sóng
- Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động trong một môi trường.
- Đối với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng v có một giá trị không đổi.
Nhận xét: Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào:
+ Bản chất của môi trường (mật độ, tính đàn hồi của môi trường,…)
+ Nhiệt độ.
Lưu ý |
Tốc độ truyền sóng giảm theo thứ tự: rắn, lỏng, khí: vr > vl > vk |
Bước sóng
- Bước sóng \(\lambda \) là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì, hay là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng mà tại đó dao động cùng pha.
\(\lambda =vT=\frac{v}{f}\)
STUDY TIP |
- Khoảng cách giữa hai ngọn (đỉnh) sóng liên tiếp là một bước sóng. - Khoảng cách giữa n ngọn (đỉnh) sóng liên tiếp là \(\left( n-1 \right)\) bước sóng. |
Năng lượng sóng
- Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.
1.2.1. Phương trình sóng
a. Phương trình sóng
- Xét một sóng hình sin lan truyền trong một môi trường, sóng này phát ra từ một nguồn điện O. Giả sử phương trình dao động tại O có dạng
\({{u}_{O}}=a\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{0}} \right)\)
Trong đó:
* \({{u}_{0}}\) là li độ tại O tại thời điểm t (m)
* a là biên độ (m)
* \(\omega \) là tần số góc của sóng (rad/s)
* \({{\varphi }_{0}}\) là pha ban đầu (rad)
- Xét một điểm M nằm trên phương truyền sóng, cách O một khoảng \(d=OM\). Nếu bỏ qua mất mát năng lượng, thì biên độ của M bằng biên độ của nguồn O, dao động tại M sẽ trễ pha hơn dao động tại nguồn O một góc \(\frac{2\pi \text{d}}{\lambda }\). Phương trình dao động tại M có dạng
\({{u}_{M}}=a\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)\)
- Nếu sóng truyền theo chiều dương Ox \(\left( x>0 \right)\). Khi đó $d=\left| x \right|=x\). Phương trình sóng tại M có dạng
\({{u}_{M}}=a\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)=a\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi x}{\lambda } \right)\)
- Nếu sóng truyền theo chiều âm Ox \(\left( x<0 \right)\). Khi đó \(d=\left| x \right|=-x\). Phương trình sóng tại M có dạng
\({{u}_{M}}=a\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)=a\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{0}}+\frac{2\pi x}{\lambda } \right)\)
b. Một số tính chất của sóng suy ra từ phương trình sóng
- Xét phương trình sóng tại một điểm M bất kì, cách nguồn cố định O có phương trình \({{u}_{0}}=a\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{0}} \right)\) một khoảng là d, tại thời điểm t. Phương trình sóng tại M có dạng:
\({{u}_{M}}=a\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)=a\cos \left( \frac{2\pi }{T}t+{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)\)
Từ phương trình trên, ta thấy rằng:
+ Nếu giữ nguyên d, thì \({{u}_{M}}\) chỉ phụ thuộc vào biến t, ta nói rằng \({{u}_{M}}\) tuần hoàn theo thời gian với chu kì T. Bởi vì
\({{u}_{M}}\left( t+T \right)=a\cos \left( \frac{2\pi }{T}.\left( t+T \right)+{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi \text{d}}{\lambda } \right)=a\cos \left( \frac{2\pi }{T}t+2\pi +{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi \text{d}}{\lambda } \right)\)
\(=a\cos \left( \frac{2\pi }{T}t+{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi \text{d}}{\lambda } \right)={{u}_{M}}\left( t \right)\)
+ Nếu giữ nguyên t, thì \({{u}_{M}}\) chỉ phụ thuộc vào biến d, ta nói rằng \({{u}_{M}}\) tuần hoàn theo không gian với chu kì \(\lambda \) (tức là cứ sau mỗi khoảng có độ dài bằng một bước sóng, sóng lại có hình dạng lặp lại như cũ). Bởi vì
\({{u}_{M}}\left( d+\lambda \right)=a\cos \left( \frac{2\pi }{T}t+{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi \left( d+\lambda \right)}{\lambda } \right)=a\cos \left( \frac{2\pi }{T}t+{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi d}{\lambda }-2\pi \right)\)
\(=a\cos \left( \frac{2\pi }{T}t+{{\varphi }_{0}}-\frac{2\pi d}{\lambda } \right)={{u}_{M}}\left( d \right)\).
Vậy, sóng có tính chất tuần hoàn theo không gian và thời gian.
1.2.2. Giao thoa sóng
a. Định nghĩa
- Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
- Hiện tượng giao thoa của sóng là hiện tượng hai sóng kết hợp dao động cùng phương gặp nhau, giao thoa với nhau.
Trên miền giao thoa có các điểm dao động với biên độ cực đại (sóng từ hai nguồn truyền tới điểm đó tăng cường nhau) và có các điểm dao động với biên độ cực tiểu (sóng từ hai nguồn truyền tới điểm đó làm yếu nhau) tạo thành hình ảnh giao thoa.
Chú ý |
Điều kiện giao thoa sóng: Hai nguồn dao động là hai nguồn kết hợp và dao động cùng phương, tức là hai nguồn có: + Cùng tần số + Cùng phương dao động + Có độ lệch pha khong đổi theo thời gian |
b. Phương trình dao động của một điểm trên vùng giao thoa.
Trong chương trình Vật lí 12 của Bộ giáo dục, chỉ xét hai nguồn kết hợp cùng pha; ngược pha. Nhưng để có cái nhìn tổng quát, ta xét hai nguồn ${{S}_{1}},{{S}_{2}}$ lệch pha nhau bất kì, rồi sau đó mới xét các trường hợp cùng pha, ngược pha, vuông pha,…
Xét hai nguồn kết hợp \({{S}_{1}},{{S}_{2}}\) có phương trình dao động lần lượt là
\({{u}_{{{S}_{1}}}}=a\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)\)
\({{u}_{{{S}_{2}}}}=a\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{2}} \right)\)
---(Để xem đầy đủ nội dung chi tiết phần sóng cơ và sóng âm , các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2. Bài tập tự luyện
Câu 1: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng cộng hưởng trong một hệ cơ học.
A. Tần số dao động của hệ bằng với tần số của ngoại lực.
B. Khi có cộng hưởng thì dao động của hệ không phải là điều hòa.
C. Biên độ dao động lớn khi lực cản môi trường nhỏ.
D. Khi có cộng hưởng thì dao động của hệ là dao động điều hòa.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây về dao động tắt dần là đúng?
A. Có tần số và biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Môi trường càng nhớt thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Có năng lượng dao động luôn không đổi theo thời gian.
D. Biên độ không đổi nhưng tốc độ dao động thì giảm dần.
Câu 3: Chọn phát biểu sai về dao động duy trì.
A. Có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của hệ.
B. Năng lượng cung cấp cho hệ đúng bằng phần năng lượng mất đi trong mỗi chu kỳ.
C. Có tần số dao động không phụ thuộc năng lượng cung cấp cho hệ.
D. Có biên độ phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực.
C. Dao động duy trì có tần số phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ dao động.
D. Cộng hưởng có biên độ phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
Câu 5: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện càng rõ nét khi
A. Biên độ của lực cưỡng bức nhỏ. B. Độ nhớt của môi trường càng lớn.
C. Tần số của lực cưỡng bức lớn. D. Lực cản, ma sát của môi trường nhỏ.
Câu 6: Để duy trì dao động cho một cơ hệ ta phải
A. Làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
B. Tác dụng vào nó một lực không đổi theo thời gian.
C. Tác dụng lên hệ một ngoại lực tuần hoàn.
D. Cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sát.
Câu 7: Chọn câu sai khi nói về dao động cưỡng bức
A. Tần số dao động bằng tần số của ngoại lực.
B. Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực.
C. Dao động theo quy luật hàm sin của thời gian.
D. Tần số ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng.
Câu 8: Để duy trì dao động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó, ta phải
A. tác dụng vào vật dao động một ngoại lực không thay đổi theo thời gian.
B. tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C. làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
D. tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì.
Câu 9: Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu
A. Tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ tăng.
B. Tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm.
C. Giảm độ lớn lực ma sát thì chu kì tăng.
D. Giảm độ lớn lực ma sát thì tần số tăng.
Câu 10: Chọn nhận định sai
A. Trong sự tự dao động, hệ tự điều khiển sự bù đắp năng lượng từ từ cho con lắc.
B. Trong sự tự dao động, dao động duy trì theo tần số riêng của hệ.
C. Trong dao động cưỡng bức, biên độ phụ thuộc vào hiệu số tần số cưỡng bức và tần số riêng.
D. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào cường độ của ngoại lực.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn.
B. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã làm mất lực cản của môi trường đối với vật dao động.
C. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chiều chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.
D. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật dao động.
Câu 12: Chọn phát biểu sai:
A. Hai dao động điều hoà cùng tần số, ngược pha thì li độ của chúng luôn luôn đối nhau.
B. Khi vật nặng của con lắc lò xo đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng thì vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn luôn cùng chiều.
C. Trong dao động điều hoà,khi độ lớn của gia tốc tăng thì độ lớn của vận tốc giảm.
D. Dao động tự do là dao động có tần số chỉ phụ thuộc đặc tính của hệ, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài.
Câu 13: Chọn câu sai khi nói về dao động:
A. Dao động của cây khi có gió thổi là dao động cưỡng bức.
B. Dao động của đồng hồ quả lắc là dao động duy trì.
C. Dao động của pittông trong xilanh của xe máy khi động cơ hoạt động là dao động điều hoà.
D. Dao động của con lắc đơn khi bỏ qua ma sát và lực cản môi trường luôn là dao động điều hoà.
Câu 14: Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc.
B. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
C. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
Câu 15: Một vật dao động riêng với tần số là . Nếu tác dụng vào vật ngoại lực có tần số thì biên độ là A1. Nếu tác dụng vào vật ngoại lực có tần số biến đổi là và cùng giá trị biên độ với ngoại lực thứ nhất thì vật dao động với biên độ A2 (mọi điều kiện khác không đổi). Tìm phát biểu đúng?
A. Biên độ thứ hai bằng biên độ thứ nhất.
B. Biên độ thứ hai lớn hơn biên độ thứ nhất.
C. Biên độ dao động thứ nhất lớn hơn.
D. Không kết luận được.
---(Để xem đầy đủ nội dung chi tiết câu 16 đến câu 30, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1-B |
2-B |
3-D |
4-C |
5-D |
6-C |
7-D |
8-D |
9-B |
10-D |
11-C |
12-A |
13-D |
14-C |
15-B |
16-D |
17-A |
18-B |
19-B |
20-A |
21-C |
22-A |
23-C |
24-B |
25-B |
26-C |
27-B |
28-C |
29-B |
30-C |
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lí 12 năm 2023-2024 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2023-2024
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.