YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Phan Văn Trị lần 3

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Phan Văn Trị lần 3 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

PHAN VĂN TRỊ LẦN 3

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Các dãy núi ở nước ta chạy theo các hướng chính là
A. vòng cung và đông nam - tây bắc.

B. vòng cung và tây bắc - đông nam.
C. tây - đông, bắc - nam và vòng cung.

D. tây bắc - đông nam và vòng cung.
Câu 2: Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh về
A. chế biến lương thực, thực phẩm.

B. sản xuất vật liệu xây dựng.
C. sản xuất hàng tiêu dùng.

D. tiềm năng thủy điện.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực nào sau đây có lượng mưa trung bình năm dưới 800mm?
A. Nghệ An.             B. Ninh Thuận.           C. Phú Yên.    D. Sơn La.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2007 gấp
năm 2000
A. 3,22 lần.              B. 2,61 lần.                  C. 1,26 lần.                 D. 2,32 lần.
Câu 5: Nguyên nhân hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi
nước ta chủ yếu do
A. chất lượng lao động còn nhiều hạn chế.

B. dây chuyền công nghệ sản xuất còn lác hậu.
C. nguồn nguyên liệu chưa được đảm bảo.

D. thị trường tiêu thụ trong nước còn hạn chế.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, các cao nguyên nào sau đây thuộc miền Tây Bắc
và Bắc Trung Bộ?
A. Đồng Văn, Cao Bằng, Ngân Sơn, Bắc Sơn.
B. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Hà Giang.
C. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.
D. Phu Luông, Pu Sam Sao, Sơn La, Đồng Văn.
Câu 7: Nhận xét xét nào sau đây đúng với nhóm nước phát triển?
A. Chỉ số HDI cao, tuổi thọ thấp.

B. Tuổi thọ cao, chỉ số HDI thấp.
C. Chỉ số HDI và tuổi thọ đều cao.

D. Tuổi thọ và chỉ số HDI đều thấp.
Câu 8: Ngành dệt-may ở nước ta được đẩy mạnh phát triển dựa trên ưu thế về
A. nguồn vốn đầu tư lớn và có nguồn nguyên liệu tại chỗ.
B. nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng rãi.
C. vị trí thuận lợi cho xuất-nhập khẩu, nguyên liệu tại chỗ.
D. trình độ lao động và nhà xưởng được hoàn thiện từ lâu.
Câu 9: Gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ giữa thế kỷ XX trở về trước thấp là do
A. có tỉ suất gia tăng cơ học rất thấp.

B. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cũng cao.
C. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử cao.

D. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.
Câu 10: Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ do
A. nguồn nguyên liệu phong phú.

B. gần với thị trường tiêu thụ.
C. tận dụng nguồn lao động.

D. giao thông vận tải thuận lợi.

ĐÁP ÁN

 

1

D

2

D

3

B

4

D

5

B

6

C

7

C

8

B

9

B

10

A

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Biện pháp nào được sử dụng trong bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?
A. Làm ruộng bậc thang

B. Đào hố vảy cá
C. Trồng cây theo băng

D. Chống nhiễm mặn
Câu 2. Phát biểu nào không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra)?
A. Trong năm có một mùa đông lạnh

B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
C. Có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C

D. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
Câu 3. Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là
A. đồng bằng thấp và đồng bằng cao.

B. đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
C. đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ.

D. đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển.
Câu 4. Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là
A. lãnh hải.              B. nội thủy.                 C. tiếp giáp lãnh hải.          D. đặc quyền kinh tế.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang thuộc tỉnh nào sau
đây?
A. Cao Bằng            B. Lai Châu                C. Điện Biên               D. Lạng Sơn
Câu 6. Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất ở nước ta, nguyên nhân là
A. nằm xa biển nhất .           B. chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc
C. có độ cao lớn nhất .         D. nằm xa xích đạo nhất trong cả nước.
Câu 7. Phần lớn diện tích Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. ôn đới.                 B. xích đạo.                            C. cận nhiệt đới.                     D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 8. Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là
A. hướng ĐB - TN và hướng vòng cung.

B. hướng TB - ĐN và hướng vòng cung.
C. hướng Đ – T và hương vòng cung.

D. hướng B - N và hướng vòng cung.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với Đông Nam Á lục địa?
A. Nhiều quần đảo, đảo và núi lửa

B. Có các đồng bằng phù sa
C. Địa hình bị chia cắt mạnh

D. Có một số sông lớn, nhiều nước
Câu 10. Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.
 

ĐÁP ÁN

 

1D

6C

2B

7D

3C

8B

4B

9A

5C

10D

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau đây về nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình của Hà Nội:

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ (℃)

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

Lượng mưa (mm)

18

26

44

90

188

240

288

318

265

130

43

23

 

Tháng lạnh và khô ở Hà Nội là:

  A. tháng I, II, XII.                                              B. tháng I, II, XI, XII.

  C. tháng I, II.                                                      D. tháng I, II,III, XI, XII.

Câu 2: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa các khu vực của nước ta là:

  A. một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, mùa đông lạnh ở miền Bắc, hai mùa mưa khô đối lập ở Tây Nguyên và ven biển miền Trung.

  B. một mùa đông lạnh ở miền Bắc, một mùa khô sâu sắc ở miền Nam, hai mùa mưa khô đối lập ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

  C. một mùa khô sâu sắc ở miền Bắc, mùa đông lạnh ở Tây Nguyên, hai mùa mưa khô đối lập ở miền Nam.

  D. một mùa đông lạnh ở miền Bắc, mùa khô sâu sắc ở Tây Nguyên, hai mùa mưa khô đối lập ở miền Nam.

Câu 3: Các vịnh biển Hạ Long, Xuân Đài, Vân Phong, Quy Nhơn thuộc các tỉnh tương ứng theo thứ tự:

  A. Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên.

  B. Bình Định, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên.

  C. Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định.

  D. Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ninh.

Câu 4: Việt Nam là thành viên của tổ chức:

  A. NAFTA.                   B. APEC.                      C. OPEC.                      D. EU.

Câu 5: Năm 2005, ngành kinh tế có tỷ trọng đóng góp GDP thấp nhất trong cơ cấu kinh tế nước ta là:

  A. dịch vụ.                    B. nông nghiệp.            C. thương mại.              D. công nghiệp.

Câu 6: Sau năm 1975, kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, nguyên nhân chính là do:

  A. chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù địch.

  B. tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp.

  C. nước ta đi lên từ nước nông nghiệp và chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

  D. cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực.

Câu 7: Dấu ấn chủ nghĩa thực dân để lại ở châu Phi dễ nhận thấy trên bản đồ là:

  A. sự phân bố dân cư tập trung không đều giữa các vùng.

  B. các mỏ khoáng sản quý hiếm được khai thác mạnh mẽ.

  C. đường biên giới giữa các quốc gia thẳng, một số tên nước gần giống nhau.

  D. sự phân bố các cơ sở công nghiệp phần lớn tập trung ở ven biển.

Câu 8: Đặc điểm quy định đại bộ phận lãnh thổ nước ta thuộc múi giờ số 7 là do:

  A. nước ta nằm gầm trung tâm của Đông Nam Á.

  B. lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài trên nhiều vĩ tuyến.

  C. có kinh tuyến 105°Đ chạy qua giữa lãnh thổ.

  D. nước ta nằm hoàn toàn ở bán cầu Đông.

Câu 9: Thương mại quốc tế phát triển mạnh là do:

  A. nguồn hàng hóa Thế giới tăng nhanh.

  B. hoạt động của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

  C. phân công lao động quốc tế.

  D. giao lưu, hợp tác giữa các nước.

Câu 10: Các công ty xuyên quốc gia có vai trò:

  A. thực hiện phân công lao động quốc tế.

  B. khai thác triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật.

  C. tạo mối liên kết giữa các quốc gia trên Thế giới.

  D. nắm nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng của Thế giới.

 

ĐÁP ÁN

1-A

2-A

3-C

4-B

5-B

6-C

7-C

8-C

9-B

10-D

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng trời nước ta?

  A. Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới

  B. Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo

  C. Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta

  D. Được xác định bằng hệ tọa độ địa lí trên đất liền

Câu 2: Khu vực địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở

  A. Đông Nam Bộ                                                B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

  C. Nam Trung Bộ                                               D. Bắc Trung Bộ

Câu 3: Theo chiều Tây – Đông, vùng biển nước ta nằm trong khoảng kinh tuyến

  A. 102009’Đ- 117020’Đ trên biển Đông            B. 101000’Đ- 117020’Đ trên biển Đông

  C. 102009’Đ- 109024’Đ trên biển Đông            D. 101000’Đ- 109024’Đ trên biển Đông

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta

  A. Phân bố ở ven biển                                        B. Đa dạng sinh học

  C. Năng suất sinh học cao                                  D. Có nhiều loài cây gỗ quý

Câu 5: Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 13, liệt kê các đỉnh núi cao trên 2000m ở vùng núi Trường Sơn Bắc

  A. Pu xai Lai Leng, Rào Cỏ, Động Ngai

  B. Pu xai Lai Leng, Rào Cỏ

  C. Phu Hoạt, Pu xai Lai Leng, Rào Cỏ, Động Ngai

  D. Phu Hoạt, Pu xai Lai Leng, Rào Cỏ

Câu 6: Việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi nước ta gặp nhiều khó khăn là do

  A. Thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở đất)       B. Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc

  C. Khan hiếm nước                                            D. Động đất

Câu 7: Đồng bằng sông Hồng khác đồng bằng sông Cửu Long ở điểm

  A. có diện tích rộng hơn

  B. địa hình thấp và tương đối bằng phẳng

  C. có hình thành nên vùng sụt lún ở hạ lưu sông

  D. có hệ thống đê sông ngăn lũ

Câu 8: Cho bảng số liệu

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giai đoạn 2000-2005 (%)

Nhóm tuổi

0-14

15-64

Trên 65

Các nước đang phát triển

32

63

5

Các nước phát triển

17

68

15

 

(Nguồn: sách giáo khoa Địa lí 11, Nhà xuất bản giáo dục, 2007)

Nhận xét nào chính xác về cơ cấu dân số của hai nhóm nước

  A. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số già, nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ

  B. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, nước phát triển có cơ cấu dân số “vàng”

  C. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, nước phát triển có cơ cấu dân số già

  D. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số già, nước phát triển có cơ cấu dân số “vàng”

Câu 9: Các quốc gia trên thể giới được chia làm hai nhóm nước phát triển và đang phát triển, dựa vào

  A. sự khác nhau về tổng dân số

  B. sự khác nhau về thu nhập bình quan đầu người

  C. sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế- xã hội

  D. sự khác nhau về điều kiện tự nhiên

Câu 10: Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào dưới đây không thuộc vùng núi Trường Sơn Nam

  A. Lâm Viên                 B. Mộc Châu                C. Kom Tum                D. Di Linh

 

ĐÁP ÁN

1-D

2-A

3-B

4-D

5-D

6-B

7-D

8-C

9-C

10-B

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Nhận xét nào đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc?

A. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.

B. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.

C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc.

D. Chủ yếu là núi và cao nguyên.

Câu 2: Vùng chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất ở nước ta là:

 

A. Đồng bằng sông Hồng.

 

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. đông nam Bộ.

 

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là

 

A. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.

 

B. miền núi và Trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.

 

C. sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.

 

D. sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.

 

Câu 4: Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm

 

A. muối.

B. nước mắm.

C. chè.

D. đồ hộp.

Câu 5: Nguyên nhân chính gây ra lũ ống, lũ quét ở tây bắc là do

 

A. địa hình núi cao, cắt xẻ mạnh.

B. mạng lưới sông hình cánh quạt.

C. lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh.

D. mùa mưa phân hoá theo mùa.

           

Câu 6: Trung du miền núi phía bắc có nguồn thuỷ năng rất lớn là do

A. địa hình núi cao, phân tầng.

B. địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, lưu lượng nước lớn.

C. nhiều sông ngòi, lượng mưa lớn.

D. địa hình dốc, sống phân mùa.

Câu 7: Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của Đồng . bằng sông Hồng là

A. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

B. tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III.

C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là chưa hợp lí trước khi xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm?

A. Không thể đầu tư phát triển kinh tế đồng đều cho tất cả các vùng lãnh thổ.

B. Ưu tiên đầu tư vào những vùng có tiềm lực kinh tế, từ đó tạo ra sự phát triển lan toả sang các vùng khác.

C. Vẫn còn tồn tại những vùng trong tình trạng chậm phát triển hoặc trì trệ.

D. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức độ cao, yêu cầu phải có trọng điểm đầu tư phát triển. Câu Câu 9: Đất badan chiếm tỉ lệ diện tích bao nhiêu trong vùng Đông Nam Bộ?

A. 30%.        B. 40%.           C. 50%.           D. 60%.

Câu 10: Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

CN khai thác

CN chế biến

CN SX-PP điện, khí đốt, nước

Tổng

1996

20688

119438

9306

149432

1999

362191

195579

14030

245828

2000

53035

264459

18606

336100

2004

103815

657115

48028

808958

2005

110949

824718

55382

991049

 

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015)

Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện được sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành của nước ta giai đoạn trên.

A. Biểu đồ cột                                              B. Biểu độ đường.

C. Biểu đồ tròn                                            D. Biểu độ miền

 

ĐÁP ÁN

1-D

2-A

3-B

4-A

5-C

6-C

7-B

8-D

9-B

10-C

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Phan Văn Trị lần 3. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON