YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Chu Văn An lần 2

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 12 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Chu Văn An lần 2 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

CHU VĂN AN LẦN 2

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

       Câu 1. Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

A. tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.

B. đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.

C. hiện đại hoá các phương tiện, tăng cường đánh bắt xa bờ.

D. tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.

       Câu 2.  Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động

A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu.       

B. Giảm bớt tình trạng độc canh.

C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.

D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển.

Câu 3. Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào

  A. sự suy giảm của các cường quốc khác

  B. trình độ khoa học kỹ thuật cao

  C. liên doanh với các hãng nồi tiếng ở nước ngoài

  D. nguồn nguyên liệu phong phú

Câu 4. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CẢ NƯỚC VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(đơn vị: triệu tấn)

Vùng

1995

2000

2002

2005

Cả nước

1,58

2,25

2,64

3,47

Đồng bằng sông Cửu Long

0,82

1,17

1,36

1,85

 

                                                                (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2006)

Dạng biểu đồ thích hợp nhất so sánh sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long với cả nước là

    A. Biểu đồ đường.      B. Biểu đồ cột.         C. Biểu đồ miền.             D. Biểu đồ tròn.

Câu 5. Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do

  A. trình độ lao động thấp, phân bố lao động đồng đều

  B. quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao

  C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao

  D. gia tăng dân số giảm, chất lượng giáo dục đào tạo hạn chế

   Câu 6. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: triệu ha)

Năm

1985

1995

2013

Đông Nam Á

3,4

4,9

9,0

Thế giới

4,2

6,3

12,0

 

(Nguồn: Bài tập trắc nghiệm Địa lí 11, NXB Giáo dục, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình sản xuất cây cao su ở khu vực Đông Nam Á?

  A. Diện tích có xu hướng tăng liên tục             

  B. Tốc độ gia tăng chậm so với của thế giới.

  C. Tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn so với thế giới.

  D. Luôn chiếm trên 50% diện tích toàn thế giới.

Câu 7. Cho bảng số liệu sau:

GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2010.

                                                                                             (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm

2000

2003

2005

2007

2010

Khu vực I

108,2

138,3

176,0

232,6

407,6

Khu vực II

162,2

242,1

344,2

474,7

814,1

Khu vực III

171,2

233,0

319,0

436,7

759,2

Tổng số

441,6

613,4

839,2

1144,0

1980,9

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê, 2011)

Nhận định nào sau đây là đúng?

   A. GDP ở khu vực I luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.          

   B. Năm 2010, tỉ trọng GDP ở khu vực III đạt 42.3%.

   C. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta tăng 348,6%.   

   D. Giá trị GDP ở khu vực II biến động mạnh qua các năm

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định nào sau đây là không chính xác?

    A. Năng suất lúa của nước ta từ năm 2000 – 2007 tăng liên tục.

    B. Năm 2005, tỉ trọng giá trị sản xuất cây lương thực  đạt 59,2%.

    C. Diện tích trồng lúa nước ta từ 2000 – 2007 biến động mạnh.

    D. Sản lượng lúa của nước ta từ năm 2000 – 2007 tăng 1,1 lần.

Câu 9. Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

Lúa đông xuân

Lúa hè thu

Lúa mùa

2005

2 942,1

2 349,3

2 037,8

2010

3 085,9

2 436,0

1 967,5

2014

3 116,5

2 734,1

1 965,6

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm?

A. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm                

B. Lúa mùa giảm, lúa hè thu ngày càng tăng     

C. Lúa đông xuân tăng chậm hơn lúa hè thu      

D. Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu

Câu 10. Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG ĐÀN TRÂU BÒ CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013  (Đơn vị: nghìn con)

 

Cả nước

Trung Du và miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Trâu

2559,5

1470,7

92,0

5156,7

914,2

662,8

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)

Tỉ trọng đàn trâu, đàn bò của Trung Du và miền núi Bắc Bộ trong tổng đàn trâu, bò của cả nước là

   A. 48,5; 21,3%.                B. 56,5; 20,1%.                

   C. 57,5; 17,7%.                 D. 70,8; 25,6%.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

C

B

B

C

C

C

D

C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1:  Cây công nghiệp quan trọng số 1 của vùng Đông Nam Bộ

A. Cà phê .                                B. Cao su.                                 C. Điều.                       D. Mía.          

Câu 2: Sản lượng lúa nước ta qua các năm tăng mạnh chủ yếu là do?

  A. áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp.    B. mở rộng diện tích canh tác.

  C. tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp .               D. tác động tích cực từ xuất khẩu lương thực.

Câu 3: Nguyên nhân quan trọng nhất để Trung du miền núi Bắc Bộ tập trung đàn Trâu lớn nhất nước ta?

  A.  khí hậu có mùa đông lạnh sâu sắc.                           B. kinh nghiệm chăn nuôi trâu  

  C. nhu cầu sức kéo lớn.                                                     D. nhiều đồng cỏ tự nhiên

Câu 4: Tôn giáo nào có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất ở khu vực Tây Nam Á?

    A. Phật giáo                B. Thiên chúa giáo                   C. Hồi giáo                D. Đạo Do Thái

Câu 5: Vì sao Tây Nguyên có diện tích trồng  cây chè lớn thứ 2 cả nước?

A. diện tích cao nguyên đất đỏ ba dan lớn.                         B. nhân dân có kinh nghiệm.

C. khí hậu có 2 mùa mưa khô rõ rệt.                                     D. khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

Câu 6: Sự tăng nhanh về dân số đã để lại hậu quả gì về kinh tế?

    A. chất lượng cuộc sống giảm.               B. không đáp ứng được những nhu cầu về tích lũy xã hội.

    C. các nhu cầu về phúc lợi xã hội không đảm bảo.    D. vấn đề giải quyết việc làm hết sức khó khăn.

Câu 7: Xuân Đài là vịnh biển thuộc tỉnh nào sau đây?

  A. Quảng Ninh.                       B. Phú Yên.                     C. Khánh Hòa   .           D. Ninh Bình.

Câu 8: Lợi thế lớn nhất trong nông nghiệp của vùng trung du ở Bắc Trung Bộ là

A. chăn nuôi đại gia súc.       B. cây công nghiệp lâu năm.      C. cây hàng năm.     D. cây dược liệu.

Câu 9: Cho BSL: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế,  giai đoạn 2000 – 2005. (Đơn vị : %)                                                                                                       

Thành phần kinh tế

2000

2002

2003

2004

2005

Nhà nước

9,3

9,5

9,9

9,9

9,5

Ngoài nhà nước

90,1

89,4

88,8

88,6

88,9

Có vốn đầu tư nước ngoài

0,6

1,1

1,3

1,5

1,6

Tổng số

100

100

100

100

100

 

Nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2000 – 2005 của nước ta?

   A. cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch.

   B. cơ cấu lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

   C. cơ cấu lao động thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất.

      D. cơ cấu lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng chậm nhất.

Câu 10: Biện pháp nào quan trọng nhất trong sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ?

A. dùng nước ngọt để thau chua rửa mặn.                          B. sử dụng giống chịu phèn mặn.

C. chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý.                              D. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

A

C

D

B

B

A

D

C

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với Đồng bằng ven biển ở nước ta?
A. Chủ yếu là đất phù sa màu mỡ.
B. Tổng diện tích khoảng 15 nghìn kmP2P.
C. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
D. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn.
Câu 2: Đồng bằng có diện tích lớn nhất trong hệ thống đồng bằng ven biển miền Trung là
A. Thanh Hóa.

B. Tuy Hòa.

C. Nghệ An.

D. Quảng Nam.
Câu 3: Vùng biển Nam Trung Bộ nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối do
A. bờ biển bằng phẳng, thủy triều lên xuống nhanh.
B. nắng nhiều, bãi biển thoai thoải, sông nhỏ .
C. thủy triều lên xuống mạnh, nhiệt độ cao.
D. nắng nhiều, nhiệt độ cao, ít mưa.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất?
A. Rào Cỏ.

B. Động Ngai.

C. Pu xai lai leng.

D. Phu Hoạt.
Câu 5: Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Nông, lâm
nghiệp
và thủy sản

Công nghiệp
và xây dựng

Dịch vụ

2010

2157,8

396,6

693,3

1067.9

2014

3937,9

697,0

1307,9

1933,0

 

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện sự thay đổi quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước
ta năm 2010 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền.

B. Biểu đồ cột chồng.
C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ tròn.
Câu 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là
A. nguồn lợi sinh vật biển phong phú.

B. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển.
C. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch.

D. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
Câu 7: Cho biểu đồ sau:

Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 1998 - 2014?
A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm.
B. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm.
C. Diện tích cây công nghiệp nước ta tăng.
D. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng liên tục.
Câu 8: Theo hướng từ biển vào, đồng bằng ven biển miền Trung thường được phân chia thành 3 dải:
A. cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
B. vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng; cồn cát, đầm phá.
C. vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; cồn cát, đầm phá.
D. cồn cát, đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng.
Câu 9: Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi, có vị trí cách đường cơ sở 35 hải lí, vậy con tàu đó cách
ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế theo đường chim bay là bao nhiêu?
A. 305 120 m. B. 305 100 m. C. 305 580 m. D. 305 246 m.
Câu 10: Một trong những ảnh hưởng của Biển Đông thể hiện rõ rệt và trực tiếp nhất đến
A. độ ẩm của các khối khí qua biển.
B. sự thành tạo các dạng địa hình ven biển.
C. việc làm tăng tính chất khắc nghiệt của thời tiết.
D. các yếu tố hải văn như: nhiệt độ, thủy triều, sóng…

 

ĐÁP ÁN

 

1

A

2

A

3

D

4

C

5

D

6

D

7

D

8

A

9

C

10

A

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 41: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là do

A. tác động của hướng các dãy núi và thực vật.

B. tác động mạnh mẽ của gió mùa và dòng biển.

C. sự phân hóa theo độ cao địa hình và sông ngòi.

D. tác động kết hợp của gió mùa và địa hình.

Câu 42: Cho biểu đồ:

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC NƯỚC TA NĂM 2020

(Tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê. (*)và các sản phẩm từ sắn

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chủ lực của nước ta năm 2020?

A. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ lực tăng liên tục.

B. Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu là lớn nhất.

C. Kim ngạch xuất khẩu rau quả và cao su tương đương nhau.

D. Kim ngạch sản phẩm lớn nhất gấp 14,8 lần sản phẩm nhỏ nhất.

Câu 43: Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn các vùng khác, chủ yếu là do

A. phần lớn diện tích vùng là địa hình đồi núi thấp.

B. các dãy núi hướng vòng cung mở rộng phía bắc và phía đông.

C. nhiều đỉnh núi cao giáp biên giới Việt - Trung.

D. địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở nước ta tập trung tại

A. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 45: Quá trình phân công lao động xã hội ở nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do

A. năng suất và thu nhập của lao động còn thấp.

B. chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.

C. cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển đồng bộ.

D. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.

Câu 46: Các cao nguyên ở nước ta thuận lợi nhất là hoạt động kinh tế nào sau đây?

A. Phát triển cây công nghiệp hàng năm.

B. Chăn nuôi gia cầm.

C. Chăn nuôi gia súc nhỏ.

D. Phát triển cây công nghiệp lâu năm.

Câu 47: Sản phẩm nông nghiệp nào sau đây không phải là thế mạnh của vùng đồng bằng nước ta?

A. Sản xuất lương thực.

B. Trồng cây ngắn ngày.

C. Nuôi trồng thủy sản.

D. Trồng cây lâu năm.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết phần lớn dân cư thuộc nhóm ngôn ngữ Ka – Đai tập trung ở vùng nào ở nước ta?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 49: Địa hình nước ta nhiều đồi và chủ yếu là đồi núi thấp làm cho

A. thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

B. thiên nhiên nước ta có sự phân hóa sâu sắc.

C. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

D. địa hình nước ta trẻ lại, có sự phân bậc rõ ràng.

Câu 50: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của vị trí địa lý nước ta?

A. Nằm trong vùng nội chí tuyến, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.

C. Nằm ở trung tâm vành đai động đất và núi lửa Thái Bình Dương.

D. Nằm liền kề hai vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

 

ĐÁP ÁN

 

1

D

2

D

3

B

4

A

5

A

6

D

7

D

8

A

9

C

10

C

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không
thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Phú Quốc.

B. Định An.

C. Nhơn Hội.

D. Năm Căn.
Câu 42: Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào
A. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa.
B. biển rộng, nhiệt độ cao và có hải lưu.
C. biển rộng, nhiệt độ cao và chế độ triều phức tạp.
D. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín.
Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mô đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A. Bắc Trung Bộ.

B. Tây Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Bắc.
Câu 44: Các thiên tai diễn ra nhiều ở vùng biển nước ta là
A. bão, sạt lở bờ biển, động đất.

B. cát bay, cát nhảy, động đất, sạt lở bờ biển.
C. sạt lở bờ biển, bão, sóng thần.

D. bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy.
Câu 45: Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á chủ yếu do
A. thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư.

B. hiện đại hóa mạng lưới giao thông.
C. nâng cao chất lượng nguồn lao động.

D. đa dạng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Câu 46: cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và 26, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Thái Nguyên, Hạ Long.

B. Lạng Sơn, Việt Trì.
C. Thái Nguyên, Việt Trì.

D. Việt Trì, Bắc Giang

Câu 47: Gió tây khô nóng ở Trung Bộ và nam Tây Bắc nước ta có nguồn gốc từ khối khí
A. Bắc Ấn Độ Dương.

B. chí tuyến Thái Bình Dương.
C. chí tuyến bán cầu Nam.

D. phía bắc lục địa Á - Âu.

Câu 48: Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế
mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là
A. Công nghiệp dệt may, da dày.
B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Câu 49: Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí VIệt Nam trang 9, khu vực ở nước ta
chịu tác động của gió Tây khô nóng vào mùa hạ là
A. Đông Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Nam Bộ.
Câu 50: Đặc điểm không đúng với phần lớn các nước Đông Nam Á là
A. dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.
B. có nhiều nét tương đồng về văn hóa.
C. nguồn lao động dồi dào.
D. lao động có chuyên môn kĩ thuật cao chiếm tỉ lệ lớn.
 

ĐÁP ÁN

1

C

2

A

3

B

4

D

5

D

6

A

7

C

8

B

9

A

10

D

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Chu Văn An lần 2. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON