QUẢNG CÁO Tham khảo 90 câu hỏi trắc nghiệm về Tiến hóa sinh học Câu 1: Mã câu hỏi: 1889 Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự B. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau C. Cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau D. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 1891 Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về A. Cấu tạo trong của các nội quan. B. Các giai đoạn phát triển phôi thai. C. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit D. Đặc điểm sinh học và biến cố địa chất Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 1892 Mọi sinh vật đều dùng chung một mã di truyền và 20 loại axit amin để cấu tạo prôtêin là: A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học. C. Bằng chứng địa lí sinh học. D. Bằng chứng sinh học phân tử. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 1899 Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là A. Cơ quan thoái hoá B. Sự phát triển phôi giống nhau C. Cơ quan tương đồng D. Cơ quan tương tự Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 1903 Trường hợp nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác B. Lá đậu Hà lan và gai xương rồng C. Tua cuốn của dây bầu và gai xương rồng D. Cánh chim và cánh côn trùng Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 131101 Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng? A. Cánh chim và cánh bướm B. Ruột thừa của người và ruột thịt ở động vật C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người D. Chân trước của mèo và cánh dơi Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 131102 Kết luận nào sau đây không đúng? A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau D. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 131103 Cơ quan tương tự là những cơ quan A. Có cùng kiểu cấu tạo B. Có cấu trúc bên trong giống nhau C. Có cùng nguồn gốc D. Có cùng chức năng Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 131104 Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là A. Bằng chứng địa lý sinh học B. Bằng chứng phôi sinh học C. Bằng chứng giải phẫu học so sánh D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 131105 Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm B. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng C. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau D. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 1924 Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các A. Biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên B. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 1925 Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài A. Là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau B. Là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. C. Được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau. D. Đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 1926 Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là: A. Đacuyn B. Lamac C. Menđen D. Mayơ Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 1927 Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là A. Giải thích được sự hình thành loài mới B. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể C. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối các đặc điểm thích nghi D. Phát hiện vai trò sáng tạo của CLTN và CLNT Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 1928 Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? 1. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. 2. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. 3. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể. 4. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Xem đáp án ◄12345...6► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật