QUẢNG CÁO Tham khảo 2435 câu hỏi trắc nghiệm về Đề thi THPTQG Câu 1: Mã câu hỏi: 21022 Đặt điện áp u = U0cos(\(\omega\)t + \(\pi\)/6) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(\(\omega\)t + \(\pi\)/3). Chọn hệ thức đúng A. \(\omega RC=\sqrt{3}\) B. \(3\omega RC=\sqrt{3}\) C. \(R=\sqrt{3}\omega C\) D. \(3R=\sqrt{3}\omega C\) Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 21023 Một vật dao động điều hòa có phương trình vận tốc \(v=50 \pi cos(\frac{50}{3}\pi t-\frac{\pi}{3})cm/s\). Thời gian từ lúc vật bắt đầu dao động đến khi vật có tốc độ cm/s lần thứ 20 là A. 0,575 s B. 2,285 s C. 1,115 s D. 0,485 s Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 21024 Một máy phát điện xoay chiều có điện trở trong không đáng kể. Mạch ngoài là tụ điên nối tiếp với ampe kế nhiệt có điên trở nhỏ. Khi roto quay với tốc độ góc 25rad/s thì ampe kế chỉ 0,1A. Khi roto quay với tốc độ góc 25rad/s thì ampe kế chỉ: A. 0,3A B. 0,1A C. 0,05A D. 0,9A Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 21025 Đặt điện áp xoay chiều \(u = 100\sqrt{2}cos(100 \pi t)(V)\) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Khi điện dung C của tụ điện thay đổi đến một gái trị để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại, khi đó điện áp hiệu dụng trên cuộn dây thuần là UL = 97,5 V. hệ số công suất của mạch khi đó là A. 0,85 B. 0,78 C. 0,92 D. 0,67 Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 21026 Một dòng điện có ghi 220 – 176W, hệ số công suất bằng 0,8 được mắc vào mạch điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220V. Đế động cơ hoạt động bình thường, phải mắc động cơ nối tiếp một điện trở thuần có giá trị là A. 176 Ω B. 180 Ω C. 300 Ω D. 220 Ω Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 21027 Để đo độ sâu của một vị trí biên, người ta dùng một thiết bị có tên là SONA. Khoảng thời gian kể từ SONA phát tín hiệu sóng siêu âm hướng về phía đáy biển đến khi SONA thu được tín hiệu phản xạ của sóng siêu âm là 5s và hiển thị độ sâu của đáy biển tại vị trí vừa đo là 3762,5m. Tốc độ truyền sóng siêu âm trong nước biển là: A. 1505m/s B. 762,5m/s C. 3010m/s D. 376,25m/s Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 21028 Hai vật dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là \(x_1 = A_1cos(\omega t +\varphi 1)\)và \(x_2 = A_2cos(\omega t + \varphi_2)\). Gọi x(+) = x1 + x2 và x(−) = x1 – x2. Biết rằng biên độ dao động của x(+) gấp 3 lần biên độ dao động của x(−). Độ lệch pha cực đại giữa x1 và x2 gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 500 B. 400 C. 300 D. 600 Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 21029 Một nguồn O phát sóng cơ dao động theo phương trình u = 2cos(20\(\pi\)t + \(\pi\)/3) mm, t tính bằng s. Sóng truyền theo đường thẳng Ox với tốc độ 1 m/s. Trên một phương truyền sóng, trong khoảng từ O đến M (cách O 42,5 cm) có bao nhiêu điểm mà các phần tử ở đó và các phần tử ở nguồn dao động lệch pha nhau \(\pi\)/6 ? A. 4 B. 5 C. 8 D. 9 Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 21030 Trên một sợi dây dài 30 cm, hai đầu cố định đang có sóng dừng. Trên dây có tất cả 2 điểm M, N luôn dao động với biên độ cực đại là 2 cm. Chọn phương án chính xác nhất A. MN < 15,6 cm B. MN = 30 cm C. MN > 15,1 cm D. MN = 15 cm Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 21031 Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 19 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là \(u_1=5cos(40\pi t )(mm)\) và \(u_2=5cos(40\pi t +\pi )(mm)\). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn S1S2 là A. 9 B. 10 C. 8 D. 11 Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 21032 Trong mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều, cặp đại lượng nào dưới đây không tương ứng với nhau? A. Biên độ và bán kính B. Tốc độ cực đại và tốc độ dài. C. Chu kì dao động và thời gian quay 1 vòng. D. Pha dao động và góc quay. Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 21033 Trên mặt nước có 2 nguồn dao động kết hợp S1 và S2 dao động với phương trình u = cos(50\(\pi\)t) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 5m/s. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền đi. Biên độ dao động tại điểm M trên mặt nước cách S1 và S2 lần lượt là d1= 15cm và d2= 10cm là A. \(\sqrt{2}\) cm B. \(\sqrt{2}\)/2cm C. 0cm D. 2cm Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 21034 Cuộn sơ cấp của máy biến áp hạ áp có N1= 1200 vòng, điện áp xoay chiều đặt vào cuộn sơ cấp là U1= 100V. Theo tính toán thì điện áp hiệu dụng 2 đầu thứ cấp để hở là 60V nhưng vì có một số vòng dây của cuộn thứ cấp quấn theo chiều ngược lại so với đa số vòng còn lại nên điện áp hiệu dụng 2 đầu thứ cấp chỉ là U2' = 40V. Bỏ qua mọi hao phí trong máy. Số vòng quấn ngược bằng? A. 60 B. 90 C. 120 D. 240 Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 21035 Một đoạn mạch R-L-C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, tần số thay đổi được. Tại tần số 80Hz điện áp hai đầu cuộn dây thuần cảm cực đại, tại tần số 50Hz điện áp hai bản tụ cực đại. Để điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần trong mạch cực đại ta cần điều chỉnh tần số đến giá trị A. 30Hz B. 130Hz C. \(\sqrt{130}\) Hz D. \(20\sqrt{10}Hz\) Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 21036 Thực hành đo chu kỳ của con lắc đơn rồi suy ra gia tốc trọng trường nơi làm thí nghiệm 1/ Dụng cụ: Giá đỡ treo con lắc, đồng hồ bấm giây, một thước đo chính xác tới mm, một bảng chỉ thị có độ chia đối xứng để xác định góc, các quả nặng nhỏ tròn 15g, 20g và 25g. 2/ Tiến trình thí nghiệm Bước 1: Tạo con lắc đơn dài 70cm và quả nặng 20g, rồi cho dao động với góc lệch cực đại 50 trong mặt phẳng song song bảng hiển thị. Đo thời gian t1 của 20 dao động Bước 2: Giữ dây dài 70cm. Lần lượt thay quả nặng 15g, rồi 25g rồi lặp lại việc đo thời gian t2 và t3 của 20 dao động với biên độ góc 50. Bước 3: Giữ quả nặng 20g, thay dây 70cm bằng dây dài 90cm rồi đo thời gian t4 của 20 dao động với biên độ 50 Bước 4: Từ số liệu tính chu kỳ dao động. Nhận xét sự phụ thuộc chu kỳ của con lắc vào chiều dài và khối lượng. Tính gia tốc trọng trường. Chọn câu đúng sau đây: A. Có thể thay đồng hồ bấm giây bằng cổng quang điện nối với đồng hồ hiện số. B. Nếu thay các quả nặng trên bằng các quả nặng nhỏ 30g, 40g, 50g, chiều dài dây giữ như cũ thì tính chu kỳ và gia tốc trọng trường sẽ cho ra kết quả rất khác. C. Có thể cho con lắc dao động với biên độ khoảng 150 đến 200 cho dễ quan sát và dễ đo thời gian. D. Nếu chỉ đo thời gian của 10 dao động thì kết quả tính chu kỳ và gia tốc trọng trường sẽ chính xác hơn. Xem đáp án ◄1...34567...163► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật