QUẢNG CÁO Tham khảo 75 câu hỏi trắc nghiệm về Biến dị Câu 1: Mã câu hỏi: 360 Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa G hiếm (G*) là X-G*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp A. T- A B. A- T C. G- X D. X- G Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 361 Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là A. Đột biến B. Đột biến gen C. Thể đột biến D. Đột biến điểm Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 362 Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua A. 1 lần nhân đôi B. 2 lần nhân đôi C. 3 lần nhân đôi D. 4 lần nhân đôi Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 43971 Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nuclêôtit dạng hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit. B. Hóa chất 5-brom uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp X-G. C. Mức độ gây hại của alen đột biến không phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. D. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một hay vài cặp nuclêôtit. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 43972 Định nghĩa nào sau đây về đột biến gen là đúng? A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số đoạn ADN xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của NST xảy ra cho mất đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn hoặc chuyển đoạn NST. D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan đến một hoặc một số NST trong bộ NST. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 43973 Có bao nhiêu bệnh, hội chứng bệnh sau đây ở người do đột biến gen gây ra? (1) hội chứng Đao. (2) bệnh bạch tạng. (3) bệnh hồng cầu hình liềm. (4) hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 43974 Nói về đột biến gen: 1. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. 2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. 3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit. 4. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính với thể đột biến. 5. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 43975 Nói về đột biến gen (đột biến điểm), câu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các đột biến điểm đều có hại cho cơ thể mang đột biến. B. Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nuclêôtit. C. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá. D. Cá thể mang gen đột biến gọi là thể đột biến. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 43976 Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây sai ? A. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau. B. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen C. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen. D. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, cơ thể mang đột biến gen trội luôn gọi là thể đột biến. Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 43977 Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài. B. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến. C. Đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến. D. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể được truyền lại cho đời sau. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 406 Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFG•HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEH•GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến: A. Chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST B. Đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể C. Chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể D. Đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 43978 Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, ống siêu xoắn và cromatit có đường kính lần lượt là: A. 300nm và 11nm B. 25 - 30nm và 300nm C. 300nm và 700nm D. 700nm và 11 nm Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 43979 Tại sao NST lại được xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau? A. Nhằm rút ngắn độ dài của phân tử ADN trên NST, cho phép NST xếp gọn vào trong nhân tế bào có kích thước rất nhỏ B. tạo liên kết bền vững hơn giữa các phân tử ADN C. Thuận lợi cho sự phân ly, tổ hợp tự do của NST trong các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh (giảm khả năng đứt gẫy và rối của các NST khi tiếp xúc với nhau) D. A và C đều đúng Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 43980 Phát biểu nào sau đây không thuộc cơ chế phát sinh các dạng đột biến cấu trúc NST: A. Do tiếp hợp lệch giữa 2 cromatit khác nguồn trong thời ki đầu giảm phân I B. Tác nhân đột biến tác động gây đứt, gãy NST trong phân bào C. Một đoạn NST bị đứt và quay 180 độ và nối vào vị trí cũ trên NST D. Do NST nhân đôi nhưng thoi phân bào không hình thành Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 43981 Ở người, bệnh nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc của NST? A. Siêu nữ. B. Đao. C. Claiphenter. D. Ung thư máu. Xem đáp án ◄12345► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật