Giải bài 81 tr 171 SBT Toán lớp 9 Tập 1
Cho đoạn thẳng AB, điểm C nằm giữa AB. Vẽ về một phía của AB các nửa đường tròn có đường kính theo thứ tự là AB, AC, BC. Đường vuông góc với AB tại C cắt nửa đường tròn lớn hơn tại D. DA, DB cắt các nửa đường tròn có đường kính AC, BC theo thứ tự tại M, N.
a. Tứ giác DMCN là hình gì? Vì sao?
b. Chứng minh hệ thức DM.DA = DN.DB
c. Chứng minh rằng MN là tiếp tuyến chung của các nửa đường tròn có đường kính AC, BC
d. Điểm C ở vị trí nào trên AB thì MN có độ dài lớn nhất.
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
Sử dụng kiến thức:
+) Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.
+) Hệ thức lượng trong tam giác vuông: Bình phương cạnh góc vuông bằng tích cạnh huyền với hình chiếu cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.
+) Trong hình chữ nhật, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
+) Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.
Lời giải chi tiết
\(a)\) Tam giác \(ABD\) nội tiếp trong đường tròn có \(AB\) là đường kính nên \(\widehat {BDA} = 90^\circ \) hay \(\widehat {MDN} = 90^\circ \)
Tam giác \(ACM\) nội tiếp đường tròn có \(AC\) là đường kính nên \(\widehat {AMC} = 90^\circ \)
Suy ra: \(CM ⊥ AD ⇒\widehat {CMD} = 90^\circ \)
Tam giác \(BCN\) nội tiếp trong đường tròn có \(BC\) là đường kính nên \(\widehat {BNC} = 90^\circ \)
Suy ra: \(CN ⊥ BD ⇒ \widehat {CND} = 90^\circ \)
Tứ giác \(CMDN\) có ba góc vuông nên nó là hình chữ nhật.
\(b)\) Tam giác \(ACD\) vuông tại \(C\) có \(CM ⊥ AD.\)
Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có:
\(C{D^2} = DM.DA\) \((1)\)
Tam giác \(BCD\) vuông tại \(C\) có \(CN ⊥ BD.\)
Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông, ta có:
\(C{D^2} = DN.DB\) \((2)\)
Từ \((1)\) và \((2)\) suy ra: \(DM.DA = DN.DB\)
\(c)\) Gọi \(P\) là trung điểm của \(AC, Q\) là trung điểm của \(BC, I\) là giao điểm của \(MN\) với \(DC.\)
Vì \(CMDN\) là hình chữ nhật nên \(IC = IM = ID = IN\)
Tam giác \(CNI\) cân tại \(I\) nên \(\widehat {ICN} = \widehat {INC}\) \((3)\)
Tam giác \(CNQ\) cân tại \(Q\) nên \(\widehat {QCN} = \widehat {QNC}\) \((4)\)
Vì \(AB ⊥ CD\) nên \(\widehat {ICN} + \widehat {QCN} = 90^\circ \) \((5)\)
Từ \((3), (4)\) và \((5)\) suy ra: \(\widehat {INC} + \widehat {QNC} = 90^\circ \) hay \(MN ⊥ QN\)
Vậy \(MN\) là tiếp tuyến của đường tròn đường kính \(BC.\)
Tam giác \(CMI\) cân tại \(I\) nên \(\widehat {ICM} = \widehat {IMC}\) \((6)\)
Tam giác \(CMP\) cân tại \(P\) nên \(\widehat {PCM} = \widehat {PMC}\) \((7)\)
Vì \(AB ⊥ CD\) nên \(\widehat {PCM} + \widehat {ICM} = 90^\circ \) \( (8)\)
Từ \((6), (7)\) và \((8)\) suy ra: \(\widehat {PMC} + \widehat {IMC} = 90^\circ \) hay \(MN ⊥ PM\)
Vậy \(MN\) là tiếp tuyến của đường tròn đường kính \(AC.\)
\(d)\) Gọi \(O\) là trung điểm của \(AB\)
Tứ giác \(CMDN\) là hình chữ nhật nên \(CD = MN\)
Trong tam giác \(OCD\) ta có: \(CD \le OD\) nên \(MN \le OD\)
Vì \(OD\) không đổi nên \(MN = OD\) là giá trị lớn nhất khi và chỉ khi \(C\) trùng với \(O.\)
Vậy \(C\) là trung điểm của \(AB\) thì \(MN\) có độ dài lớn nhất.
-- Mod Toán 9 HỌC247
-
Tính giá trị biểu thức A= sin^2 75+sin^2 15-cos^2 50 -cos^2 40+cot 40 .cot 50
bởi Thụy Mây 21/01/2019
tính giá trị biểu thức (không dùng máy tính bỏ túi )
A= sin2 75+sin2 15-cos2 50 -cos2 40+cot 40 .cot 50
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh rằng AE. AB=AF. AC
bởi Long lanh 21/01/2019
Cho tam giác nhọn ABC kẻ đường cao AH từ H kẻ HE vuông góc với AB kẻ HF vuông góc với AC
a, Chứng minh rằng AE. AB=AF. AC
b, cho AB=5cm AH=7cm tính AE ,BE
c, cho góc HAC =30° tính FC
Giúp e nhanh với ạ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giải tam giác ABC vuông tại A biết BC=8 góc B=60°
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính độ dài các đoạn AB, AC, AH, biết BH=4, CH=5
bởi hi hi 22/01/2019
cho tam giác ABC vuông tại A. kẻ đường cao AH biết BH=4,CH=5 tính độ dài các đoạn AB,AC, AH
giúp em với
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính diện tích hình bình hành ABCD biết \(\widehat{A}\)= \(\alpha\)<\(90^o\), AB = a, AD = d
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
\(\dfrac{1+\sin^250^0-2\cos^240^0}{\cot^250^0.\cot^240^0-\cos^250^0}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính AH.CH, biết B = 9cm, BC = 15cm, đường cao AH
bởi Nguyễn Bảo Trâm 22/01/2019
Cho Δ ABC ⊥ tại A, AB = 9cm, BC = 15cm, đường cao AH.
a) Tính AH.CH.
b) Qua B vẽ đường thẳng ⊥ BC, cắt đường thẳng AB tại D. Tia phân giác của góc C cắt AB tại N và BD tại M. Chứng minh: CN.CD = CM.CB
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh AB^2/AC^2=BH/CH
bởi Phong Vu 22/01/2019
cho tam giác ABC vuông A (AB <AC ) duong cao AH. C/m \(\dfrac{AB^2}{AC^2}=\dfrac{BH}{CH}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 42 trang 128 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 43 trang 128 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 82 trang 171 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 83 trang 171 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 84 trang 171 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 85 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 86 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 87 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 88 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 88 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập II.1 trang 173 SBT Toán 9 Tập 1