YOMEDIA
NONE

Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9


Qua bài Lặng lẽ Sa Pa giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Thành Long

  • Tên khai sinh là Nguyễn Thành Long (1925-1991).
  • Quê quán: ở Duy Xuyên, Quảng Nam.
  • Cuộc đời:
    • Ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
    • Ông thường viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 60-70 thế kỉ XX.
    • Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm, thường pha chất kí và giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình.
    • Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống.
    • Nguyễn Thành Long ngoài viết văn còn viết báo, làm xuất bản, dịch một số tác phẩm nổi tiếng của văn học nước ngoài.
    • Các tác phẩm tiêu biểu: Giữa trong xanh, Li Sơn mùa tỏi, Bát cơm cụ Hồ, Gió bấc gió nồm, Chuyện nhà chuyện xưởng,Trong gió bão,...

b. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

  • “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
  • In trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.

c. Bố cục

Bài thơ được chia làm 3 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến "kìa, anh ta kia”: Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe.
  • Phần 2: Tiếp theo đến "không có vật gì như thế”: Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư.
  • Phần 3: Còn lại: Cuộc chia tay cảm động.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Cốt truyện, tình huống truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật

  • Cốt truyện đơn giản.

  • Tình huống truyện: nhân vật chính xuất hiện qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác.

  • Nghệ thuật khắc họa nhân vật: Nhân vật được khắc họa qua cái nhìn và cảm nghĩ của nhân vật khác. Truyện ngắn là một bức chân dung nhân vật.

b. Nhân vật anh thanh niên

  • Anh thanh niên là nhân vật chính.

  • Nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn.

  • Hoàn cảnh sống và làm việc:

  • Một mình trên đỉnh núi cao, quanh nm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa.

  • Công việc của anh "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.

⇒ Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc biệt.

  • Vẻ đẹp trong tính cách của người thanh niên.
  • Lòng yêu nghề qua công việc thầm lặng của mình. Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”.
  • Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt…mình vì ai mà làm việc”. Dù đang một mình nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao nhiêu người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa.
  • Anh còn biết tìm đến những niềm vui lành mạnh để cân bằng cuộc sống tinh thần của mình. Cuộc sống của anh không còn cô đơn, buồn tẻ khi anh biết lấy sách làm người bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn (trồng hoa, nuôi gà). Thế giới riêng của anh là công việc “Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời anh thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách
  • Ở người thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến.
    • Sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người.
    • Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp, cùng thái độ ân cần chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ. Anh chân thành bộc lộ niềm vui mừng một cách hồn nhiên, thành thật đến cảm động: “Tôi cắt thêm mấy cành nữa…Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi bốn năm nay”.
    • Anh đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quí báu: “Trời ơi chỉ còn có năm phút!”.
    • Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi mà ấn vào tay ông họa sĩ xách làn trứng làm quà, và không dám tiễn khách ra xe dù chưa tới giờ ốp.
    • Anh còn là người khiêm tốn và thành thực, anh cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ, nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục.

⇒ Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng bằng những chi tiết tiêu biểu, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

c. Những nhân vật khác

  • Ông họa sĩ
    • Là nhân vật ẩn mình.
    • Là người từng trải cuộc sống và am tường nghệ thuật.
    • Ông xúc động, bối rối ngay phút đầu gặp anh thanh niên.
    • Là nhân vật góp phần làm nổi bật chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng.
  • Cô kỹ sư
    • Cuộc gặp gỡ bất ngờ, những điều anh nói, chuyện anh kể về những người khác khiến cô bàng hoàng.
    • Cô hiều thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp.
    • Yên tâm hơn về sự lựa chọn của mình.
  • Bác lái xe
    • Là nhân vật môi giới có tác dụng kích thích.
    • Hiếu khách, ân cần và niềm nở.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
    • Nghệ thuật

      • Tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự trữ tình với bình luận.
      • Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra.

Bài tập minh họa

Đề: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Dẫn dắt nhấn mạnh yêu cầu của đề.
  • Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

2. Thân bài

  • Biết làm chủ mình, làm chủ cuộc sống, vượt lên hoàn cảnh sống, lao động thiếu thốn gian khó, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình với công việc và cuộc sống, đồng thời chủ động tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, hữu ích và tốt đẹp.
    • Tự nguyện sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao Sa Pa dự báo thời tiết phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
    • Biết chủ động tạo cho mình một phong cách sống khoa học, nề nếp, một đời sống vật chất, tinh thần tốt đẹp.
  • Tâm hồn rộng mở yêu đời, yêu người, khiêm tốn và trung thực.
    • Yêu thiên nhiên, cuộc sống, cởi mở, chân tình, biết quý trọng tình cảm của mọi người.
    • Trung thực với công việc, với mình, với mọi người, thể hiện đức tính khiêm tốn rất đáng được quý trọng.

⇒ Hình tượng nhân vật anh thanh niên đã để lại một ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của anh và cũng là cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em vê nhân vật anh thanh niên.
  • Liên hệ bản thân.

3. Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) quê ở Quảng Nam, là cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm như: Giữa trong xanh (1972), Lý Sơn mùa tỏi (1980)... Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa rút trong tập Giữa trong xanh. Truyện ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc, có trái tim nhân hậu rất đẹp. Để nắm vững những kiến thức cần đạt về tác phẩm, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

4. Hỏi đáp Bài Lặng lẽ Sa Pa Ngữ Văn 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số bài văn mẫu về Lặng lẽ Sa Pa

Trong văn học Việt Nam, hiện đại có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và kí. Nguyễn Thàng Long (1925- 1991) là một trong số đó. Bắt đầu viết văn trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở liên khu V, Nguyễn Thành Long được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và kí đáng chú ý trong những năm 60-70 với cả gần chục tập sách đã in. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất chú trọng thâm nhập thực tế đời sống. Nhiều sáng tác của Nguyễn Thành Long là kết quả trực tiếp của những chuyến “thâm nhập thực tế” như thế, nhưng truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lại là một trường hợp đặc biệt. Để nắm vững kiến thức bài học cũng như biết được cách viết hoàn chỉnh bài văn liên quan đến tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF