Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Hình học 7 Chương 3 Bài 4 Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác - Luyện tập sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 7 Tập hai.
-
Bài tập 23 trang 66 SGK Toán 7 Tập 2
Cho G là trọng tâm của tam giác DEF với đường trung tuyến DH (h. 24)
Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng?
DGDH=12;DGGH=3GHDH=13;GHDG=23
-
Bài tập 24 trang 66 SGK Toán 7 Tập 2
Cho hình 25. Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống trong các đẳng thức sau:
a) MG=...MR; GR=...MR; GR=...MG
b) NS=...NG; NS=...GS; NG=...GS
-
Bài tập 25 trang 67 SGK Toán 7 Tập 2
Biết rằng: Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền. Hãy giải bài toán sau:
Cho tam giác vuông ABC có hai cạnh góc vuông AB=3cm, AC=4cm. Tính khoảng cách từ đỉnh A tới trọng tâm G của tam giác ABC.
-
Bài tập 26 trang 67 SGK Toán 7 Tập 2
Chứng minh định lí: Trong một tam giác cân, hai đường trung tuyến ứng với hai cạnh bên thì bằng nhau
-
Bài tập 27 trang 67 SGK Toán 7 Tập 2
Hãy chứng minh định lí đảo của định lí trên: nếu tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau thì tam giác đó cân
-
Bài tập 28 trang 67 SGK Toán 7 Tập 2
Cho tam giác DEF cân tại D với đường trung tuyến DI.
a) Chứng minh tam giác DEI=tam giác DFI
b) Cho biết số đo của hai góc DIE và DIF
c) Biết DE=DF=13cm, EF=10cm, hãy tính độ dài đường trung tuyến DI
-
Bài tập 29 trang 67 SGK Toán 7 Tập 2
Gọi G là trọng tâm của tam giác đều ABC. Chứng minh rằng:
GA=GB=GC
Hướng dẫn: Áp dụng định lí ở bài tập 26
-
Bài tập 30 trang 67 SGK Toán 7 Tập 2
Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Trên tia AG lấy điểm G' sao cho G là trung điểm của AG'
a) So sánh các cạnh của tam giác BGG' với các đường trung tuyến của tam giác ABC
b) So sánh các đường trung tuyến của tam giác BGG' với các cạnh của tam giác ABC
-
Bài tập 31 trang 42 SBT Toán 7 Tập 2
Cho hình 7. Điền vào chỗ trống:
GK=….CK;AG=…GM; GK=…CG;
AM=….AG;AM=…GM.
-
Bài tập 32 trang 42 SBT Toán 7 Tập 2
Chứng minh rằng nếu một tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
-
Bài tập 33 trang 42 SBT Toán 7 Tập 2
Tam giác ABC cân tại A có AB=AC=34cm,BC=32cm. Kẻ đường trung tuyến AM.
a) Chứng minh rằng AM⊥BC
b) Tính độ dài AM.
-
Bài tập 34 trang 42 SBT Toán 7 Tập 2
Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Vẽ điểm D sao cho G là trung điểm của AD. Chứng minh rằng:
a) Các cạnh của tam giác BGD bằng 23 các đường trung tuyến của tam giác ABC
b) Các đường trung tuyến của tam giác BGD bằng một nửa các cạnh của tam giác ABC.
-
Bài tập 35 trang 42 SBT Toán 7 Tập 2
Tam giác ABC có BC=10cm, các đường trung tuyến BD và CE. Chứng minh rằng BD+CE>15cm.
-
Bài tập 36 trang 43 SBT Toán 7 Tập 2
Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD=BA. Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE=13BC. Gọi K là giao điểm của AE và CD. Chứng minh rằng DK=KC.
-
Bài tập 37 trang 43 SBT Toán 7 Tập 2
Theo kết quả của bài 64 chương II, SBT Toán 7 tập 1 ta có: Đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của một tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.
Vận dụng kết quả trên để giải bài toán sau: Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AD. Kẻ đường trung tuyến BE cắt AD ở G. Gọi I,K theo thứ tự là trung điểm của GA,GB. Chứng minh rằng:
a) IK//DE,IK=DE
b) AG=23AD
-
Bài tập 38 trang 43 SBT Toán 7 Tập 2
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD=MA.
a) Tính số đo góc ABD.
b) Chứng minh: ∆ABC=∆BAD.
c) So sánh độ dài AM và BC.
-
Bài tập 39 trang 43 SBT Toán 7 Tập 2
Tam giác ABC có đường trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC. Chứng minh rằng ^BAC=90∘.