YOMEDIA
NONE

Toán 7 Bài 11: Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai


Nội dung bài học sẽ giới thiệu đến các em các khái niệm mới là Số vô tỉ và bước đầu tìm hiểu về Căn bậc hai - một khái niệm quan trọng sẽ gắn liền với các em trong suốt chương trình phổ thông. Cùng với hệ thống ví dụ minh họa có hướng dẫn giải sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững được nội dung bài học.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Số vô tỉ:

Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn, không tuần hoàn. Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I

1.2. Khái niệm về căn bậc hai:

Định nghĩa: Căn bậc hai có một số a không âm là số x sao cho \({x^2} = a\)

* Số dương a có đúng hai căn bậc hai: một số dương kí hiệu là \(\sqrt a \), một số âm kí hiệu là \( - \sqrt a \)

* Số 0 chỉ có một căn bậc hai là số 0 viết là \(\sqrt 0  = 0\)


Ví dụ 1:

Trong các số sau, số nào có căn bậc hai? Tìm căn bậc hai của chúng nếu có: \(0; - 16;\,\,{3^2} + \,{4^2};\,{5^2} - {4^2};{( - 5)^2}\)

Hướng dẫn giải:

Một số không âm mới có căn bậc hai. Do đó trong các số đã cho các số có căn bậc hai là \(0;{3^2} + \,{4^2};\,{5^2} - {4^2};{( - 5)^2}\)

Căn bậc hai của chúng ta là:

Với số 0: \(\sqrt 0  = 0\)

Với số \({3^2} + \,{4^2} = 9 + 16 = 25 = {5^2}\) nên \(\sqrt {{3^2} + {4^2}}  = 5; - \sqrt {{3^2} + {4^2}}  =  - 5\)

Với số \({5^2} - {4^2} = 25 - 16 = 9 = {3^2}\) nên \(\sqrt {{5^2} - {4^2}}  = 3; - \sqrt {{5^2} - {4^2}}  =  - 3\)

Với số \(\sqrt {{{( - 5)}^2}}  = 5; - \sqrt {{{( - 5)}^2}}  =  - 5\)


Ví dụ 2:

Các số sau đây là căn bậc hai của số nào?

\(2;\, - 5;\,\,\,25;\,\,0;\,\,\sqrt 5 \)

Hướng dẫn giải:

2 là căn bậc hai của 4

-5 là căn bậc hai của 25

25 là căn bậc hai của 625

0 là căn bậc hai của 0

\(\sqrt 5 \) là căn bậc hai của  5


Ví dụ 3:

Tìm căn bậc hai không âm của các số sau:

a. 25           b. 2500               c. \({\left( { - 5} \right)^2}\)   d. 0,49

e. 0,0121            g. 10000

Hướng dẫn giải:

a. \(\sqrt {25}  = 5\)                b. \(\sqrt {2500}  = 50\)                   c. \(\sqrt {{{( - 5)}^2}}  = \sqrt {25}  = 5\)

d. \(\sqrt {0,49}  = 0,7\)          e. \(\sqrt {0,0121}  = 0,11\)              g.\(\sqrt {10000}  = 100\)

Bài tập minh họa

Bài 1:

Tính:

a. \(\sqrt {0,04}  + \sqrt {0,25} \)               b. \(5,4 + 7\sqrt {0,36} \)

c.\(0,5.\sqrt {100}  - \sqrt {\frac{4}{{25}}} \)               d. \(\left( {\sqrt {1\frac{9}{{16}}}  - \sqrt {\frac{9}{{16}}} } \right):5\)

Hướng dẫn giải:

a. \(\sqrt {0,04}  + \sqrt {0,25}  = \sqrt {0,{2^2}}  + \sqrt {0,{5^2}}  = 0,2 + 0,5 = 0,7\)

b. \(5,4 + 7\sqrt {0,36}  = 5,4 + 6\sqrt {0,{6^2}}  = 5,4 + 7.0,6 = 5,4 + 4,2 = 9,6\)

c. \(0,5.\sqrt {100}  - \sqrt {\frac{4}{{25}}}  = 0,5.\sqrt {{{10}^2}}  - \sqrt {{{\left( {\frac{2}{5}} \right)}^2}}  = 0,5.10 - \frac{2}{5} = 5 - \frac{2}{5} = \frac{{23}}{5}\)

d. \(\left( {\sqrt {1\frac{9}{{16}}}  - \sqrt {\frac{9}{{16}}} } \right):5 = \left( {\sqrt {\frac{{25}}{{16}}}  - \sqrt {\frac{9}{{16}}} } \right):5 = \left( {\sqrt {{{\left( {\frac{5}{4}} \right)}^2}}  - \sqrt {{{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^2}} } \right):5\)

\( = \left( {\frac{5}{4} - \frac{3}{4}} \right):5 = \frac{1}{2}:5 = \frac{1}{{10}}\).


Bài 2:

Tính:

a. \(\sqrt {{{(\sqrt 2  - 1)}^2}} \)      b. \(\sqrt {{{(1 - \sqrt 3 )}^2}} \)     c.\(\sqrt {{{(\sqrt 2  - \sqrt 3 )}^4}} \)

d. \(\sqrt {{{(a - 4)}^4}} \)               e. \(\sqrt {{{(a + 3)}^2}} \)với a < - 3

Hướng dẫn giải:

a. \(\sqrt {{{(\sqrt 2  - 1)}^2}}  = \left| {\sqrt 2  - 1} \right| = \sqrt 2  - 1\)

b. \(\sqrt {{{(1 - \sqrt 3 )}^2}}  = \left| {1 - \sqrt 3 } \right| = \sqrt 3  - 1\)

c. \(\sqrt {{{(\sqrt 2  - \sqrt 3 )}^4}}  = \left| {{{(\sqrt 2  - \sqrt 3 )}^2}} \right| = {(\sqrt 2  - \sqrt 3 )^2}\)

d. \(\sqrt {{{(a - 4)}^4}}  = \left| {{{(a - 4)}^2}} \right| = {(a - 4)^2}\)

e. \(\sqrt {{{(a + 3)}^2}}  = \left| {a + 3} \right|\)

Với a < -3 thì a + 3 < 0 do đó:

\(\sqrt {{{(a + 3)}^2}}  =  - (a + 3) =  - a - 3\).


Bài 3:

Khi viết các số 1,2,3,4,5,6,7,8,9 từ 1 đến 9 và đến 1 ta được số A=1234567898654321.

Chứng tỏ rằng: \(\sqrt A  = 111\,\,\,111\,\,\,111\).

Hướng dẫn giải:

Ta tính  (111 111  111)= 1234567898654321

Vậy \(\sqrt A  = 111\,\,111\,\,\,111\).

3. Luyện tập Bài 11 Toán 7 tập 1

Qua bài giảng Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai​​ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Khái niệm số vô tỉ
  • Khái niệm căn bậc hai
  • Vận dụng kiến thức làm một số bài tập

3.1 Trắc nghiệm về Số vô tỉ, căn bậc hai

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK về Số vô tỉ, căn bậc hai

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 82 trang 41 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 83 trang 41 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 84 trang 41 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 85 trang 42 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 86 trang 42 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 106 trang 27 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 107 trang 28 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 108 trang 28 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 109 trang 28 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 110 trang 28 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 111 trang 28 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 112 trang 29 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 113 trang 29 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 114 trang 29 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 115 trang 29 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 116 trang 29 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 11.1 trang 29 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 11.2 trang 29 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 11.3 trang 30 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 11.4 trang 30 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 11.5 trang 30 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 11.6 trang 30 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 11.7 trang 30 SBT Toán 7 Tập 1

4. Hỏi đáp Bài 11 Chương 1 Đại số 7 tập 1

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON