Giải bài 2 tr 63 sách GK Toán Hình lớp 11
Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy một điểm M. Cho \((\alpha )\) là mặt phẳng qua M, song song với hai đường thẳng AC và BD
a) Tìm giao tuyến của \((\alpha )\) với các mặt tứ diện
b) Thiết diện của tứ diện cắt bởi mặt phẳng \((\alpha )\) là hình gì?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 2
Câu a:
Ta có:
\((\alpha ) //AC\) và \(AC\subset (ABC)\)
⇒ AC song song với giao tuyến của \((\alpha )\) và (ABC)
* Trên mp(ABC) kẻ MN // AC \((N\in BC)\)
\(\Rightarrow MN=(\alpha )\cap (ABC)\)
\((\alpha ) // BD\) và \(BD\subset (ABC)\)
⇒ BD song song với giao tuyến của \((\alpha )\) và (BCD)
* Trên mp(BCD) kẻ \(NP // BD (P\in CD)\)
\(\Rightarrow NP=(\alpha )\cap (BCD)\)
\((\alpha ) //AC\) và \(AC\subset (ACD)\)
⇒ AC song song với giao tuyến của \((\alpha )\) và (ACD)
* Trên mp(ACD) kẻ PQ // AC \((Q\in AD)\)
\(\Rightarrow PQ=(\alpha )\cap (ACD)\)
Ta thấy M và Q là 2 điểm chung của mp\((\alpha )\) và (ABD)
\(\Rightarrow (\alpha )\cap (ABD)=MQ\)
Câu b:
Theo câu a) ta có:
\(\left.\begin{matrix} MN //AC\\ PQ //AC \end{matrix}\right\}\Rightarrow MN // PQ\)
và \((\alpha ) // BD, BD\subset (ABD)\Rightarrow BD // MQ\)
Mặt khác NP // AC ⇒ NP // MQ (2)
Từ (1) và (2) ⇒ MNPQ là hình bình hành
⇒ Thiết diện cảu tứ diện cắt bởi mp\((\alpha )\) là hình bình hành.
-- Mod Toán 11 HỌC247
-
Cho hình bình hành ABCD. Gọi Bx, Cy, Dz lần lượt là các đường thẳng đi qua B, C, D và song song với nhau. Một mặt phẳng (∝) đi qua A cắt Bx, Cy, Dz lần lượt tại B’, C’, D’ với BB’ = 3, CC’= 8. Khi đó DD’ bằng:
bởi Minh Thắng 24/01/2021
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB và CB. M là điểm thuộc cạnh SD. Tìm thiết diện của (MIJ) với hình chóp S.ABCD.
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 24/01/2021
A. Thiết diện là tam giác MIJ.
B. Thiết diện là ngũ giác MNIJP, trong đó N là giao điểm của IM với SA, P là giao điểm của MJ với SC.
C. Thiết diện là tứ giác NIJP, trong đó N, P lần lượt là giao điểm của đường thẳng đi qua G và song song với AC với SA, SC; trong đó G là giao điểm của ME và SO, E là giao điểm IJ và BD.
D.Thiết diện là ngũ giác MNIJP, trong đó N, P lần lượt là giao điểm của đường thẳng đi qua G và song song với AC với SA, SC; trong đó G là giao điểm của ME và SO , E là giao điểm IJ và BD.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho tứ diện ABCD, điểm M thuộc AC. Mặt phẳng (∝) đi qua M, song song với AB và AD. Thiết diện của (∝) với tứ diện ABCD là hình gì?
bởi Anh Linh 24/01/2021
A. Thiết diện là tam giác
B. Hình bình hành
C. Hình thoi
D. Hình thang.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho hai đường thẳng song song d1 và d2. Số mặt phẳng chứa d1 và song song với d2 là:
bởi Quế Anh 24/01/2021
A. 1
B. 2
C. vô số
D. 0
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho đường thẳng b nằm trong mặt phẳng (P) và một điểm A không thuộc b. Qua A ta kẻ một đường thẳng a song song với b thì:
bởi Huy Hạnh 24/01/2021
A. a nằm trên mặt phẳng (P).
B. a song song với mặt phẳng (P).
C. a cắt (P).
D. cả ba câu trên đều sai.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 63 SGK Hình học 11
Bài tập 3 trang 63 SGK Hình học 11
Bài tập 2.16 trang 71 SBT Hình học 11
Bài tập 2.17 trang 71 SBT Hình học 11
Bài tập 2.18 trang 71 SBT Hình học 11
Bài tập 2.19 trang 71 SBT Hình học 11
Bài tập 2.20 trang 71 SBT Hình học 11
Bài tập 2.21 trang 72 SBT Hình học 11
Bài tập 23 trang 59 SGK Hình học 11 NC
Bài tập 24 trang 59 SGK Hình học 11 NC
Bài tập 25 trang 59 SGK Hình học 11 NC
Bài tập 26 trang 59 SGK Hình học 11 NC