Bài tập 20 trang 90 SGK Hình học 10 NC
Cho hai đường thẳng:
Δ1: x+2y−3 = 0
Δ2: 3x−y+2 = 0
Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua điểm P(3, 1) và cắt Δ1, Δ2 lần lượt ở A, B sao cho Δ tạo với Δ1 và Δ2 một tam giác cân có cạnh đáy là AB.
Hướng dẫn giải chi tiết
Δ1 có vectơ pháp tuyến là: \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( {1;2} \right)\).
Δ2 có vectơ pháp tuyến là: \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {3; - 1} \right)\).
Giả sử Δ qua P có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = \left( {a;b} \right)\); Δ cắt Δ1, Δ2 ở A và B sao cho tạo với một tam giác cân có đáy AB thì góc hợp bởi Δ với Δ1 và góc hợp bởi Δ với Δ2 bằng nhau.
Do đó:
\(\begin{array}{l}
\frac{{\left| {{{\overrightarrow n }_1}.\overrightarrow n } \right|}}{{\left| {{{\overrightarrow n }_1}} \right|.\left| {\overrightarrow n } \right|}} = \frac{{\left| {{{\overrightarrow n }_2}.\overrightarrow n } \right|}}{{\left| {{{\overrightarrow n }_2}} \right|.\left| {\overrightarrow n } \right|}}\\
\Leftrightarrow \frac{{\left| {a + 2b} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2}} }} = \frac{{\left| {3a - b} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {1^2}} }}\\
\Leftrightarrow \sqrt 2 \left| {a + 2b} \right| = \left| {3a - b} \right|\\
\Leftrightarrow 2{\left( {a + 2b} \right)^2} = {\left( {3a - b} \right)^2}\\
\Leftrightarrow {a^2} - 2ab - {b^2} = 0
\end{array}\)
Chọn b = 1 ta có \({a^2} - 2a - 1 = 0 \Leftrightarrow a = 1 \pm \sqrt 2 \)
Vậy có 2 đường thẳng thỏa mãn yêu cầu bài toán:
\(\left( {1 + \sqrt 2 } \right)\left( {x - 3} \right) + \left( {y - 1} \right) = 0\)
\(\left( {1 - \sqrt 2 } \right)\left( {x - 3} \right) + \left( {y - 1} \right) = 0\)
-- Mod Toán 10 HỌC247
-
Biết đường cao xuất phát từ đỉnh A của tam giác ABC có phương trình: 2x + y -10 = 0
bởi Hương Lan 08/02/2017
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ (Oxy), cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn tâm J (2;1). Biết đường cao xuất phát từ đỉnh A của tam giác ABC có phương trình: 2x + y -10 = 0 và D(2;-4) là giao điểm thứ hai của AJ với đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Tìm tọa độ các đỉnh tam giác ABC biết B có hoành độ âm và B thuộc đường thẳng có phương trình x + y + 7 = 0
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết phương trình đường thẳng AD biết AD không song song với các trục tọa độ
bởi hồng trang 08/02/2017
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hình thang ABC vuông tại A và D; diện tích hình thang bằng 6; CD = 2AB, B(0; 4). Biết điểm I(3; -1), K(2; 2) lần lượt nằm trên đường thẳng AD và DC. Viết phương trình đường thẳng AD biết AD không song song với các trục tọa độ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
M là trung điểm cạnh AC. Góc giữa cạnh bên và mặt đáy của lăng trụ bằng \(60^{\circ}.\
bởi Nguyễn Lê Tín 08/02/2017
Cho hình lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B; \(AB=a,\widehat{ACB}=30^{\circ},\) M là trung điểm cạnh AC. Góc giữa cạnh bên và mặt đáy của lăng trụ bằng \(60^{\circ}.\) Hình chiếu vuông góc của đỉnh A' lên mặt phẳng (ABC) là trung điểm H của BM. Tính theo a thể tích khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) và khoảng cách từ điểm C' đến mặt phẳng (BMB').
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy cho hình chữ nhật ABCD có tâm \(I(\frac{1}{2};0),\)
bởi Bo Bo 07/02/2017
Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy cho hình chữ nhật ABCD có tâm \(I(\frac{1}{2};0),\) phương trình đường thẳng AB: x - 2y + 2 = 0 và AB = 2AD. Tìm tọa độ đỉnh A biết rằng A có hoành độ âm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết phương trình đường tròn (C) đi qua A,B và cắt d tại C, D sao cho CD = 6
bởi Quynh Nhu 07/02/2017
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho 2 điểm A(1; 2); B(4;1) và đường thẳng d: 3x – 4y + 5 = 0. Viết phương trình đường tròn (C) đi qua A,B và cắt d tại C, D sao cho CD = 6.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gọi M, N lần lượt là trung điểm của cạnh AD và DC; K là giao điểm của BN với CM.
bởi sap sua 06/02/2017
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hình vuông ABCD có A(-1;2). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của cạnh AD và DC; K là giao điểm của BN với CM. Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác BMK, biết BN có phương trình 2x + y - 8 = 0 và điểm B có hoành độ lớn hơn 2.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nhận G làm trọng tâm và đường thẳng Δ chứa đường trung trực của cạnh AC
bởi Hong Van 07/02/2017
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng \(\Delta: 3x+2y-4=0\) và hai điểm A(-1;-3), G(3;-1). Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nhận G làm trọng tâm và đường thẳng Δ chứa đường trung trực của cạnh AC.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có trực tâm H(5; 5), phương trình đường thẳng chứa cạnh BC là x + y - 8 = 0
bởi Nguyễn Anh Hưng 08/02/2017
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có trực tâm H(5; 5), phương trình đường thẳng chứa cạnh BC là x + y - 8 = 0. Biết rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC đi qua hai điểm M(7; 3), N(4; 2). Tính diện tích tam giác ABC.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đường thẳng chứa cạnh AB đi qua điểm M(7; 4) và trung điểm N của đoạn CD thuộc đường thẳng d: 4x + y - 10 = 0
bởi Xuan Xuan 08/02/2017
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hình chữ nhật ABCD có tâm E(3; -4). Đường thẳng chứa cạnh AB đi qua điểm M(7; 4) và trung điểm N của đoạn CD thuộc đường thẳng d: 4x + y - 10 = 0. Viết phương trình đường thẳng AB.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết phương trình đường thẳng qua M cắt \((C)\) tại A, B sao cho M là trung điểm của AB.
bởi Ha Ku 07/02/2017
Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho đường tròn \((C):(x-1)^{2}+(y-2)^{2}=9.\) Chứng minh rằng điểm M(2; 1) nằm trong \((C)\). Viết phương trình đường thẳng qua M cắt \((C)\) tại A, B sao cho M là trung điểm của AB.
Theo dõi (0) 1 Trả lời