Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 435
Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
- A. Một số cặp NST
- B. Một số hoặc toàn bộ các cặp NST
- C. Một, 1 số hoặc toàn bộ các cặp NST
- D. Một hoặc một số cặp NST
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 437
Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
- A. AaBbDDdEe và AaBbddEe
- B. AaBbDddEe và AaBbDEe
- C. AaBbDDddEe và AaBbEe
- D. AaBbDddEe và AaBbddEe
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 44012
Ở một loài thực vật có 2n= 18 , người ta phát hiện một cây lai có 20 nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào xôma. Đó là thể đột biến:
- A. Một nhiễm.
- B. Tam nhiễm kép.
- C. Tam nhiễm.
- D. Khuyết nhiễm.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 44013
Tìm nhận xét sai về sự giống nhau giữa tự đa bội và dị đa bội?
- A. Đều là những thể do đột biến số lượng NST tạo ra.
- B. Ở mỗi nhóm NST tương đồng đều có số chiếc lớn hơn 2
- C. Đều phát sinh từ các tác từ môi trường ngoài và trong.
- D. Cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 44014
Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, thường là tự đa bội lẻ.
- B. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.
- C. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong tế bào bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bôi.
- D. Khi thể tự đa bội (3n, 5n..) hầu như không có khẳ năng sinh giao tử bình thường.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 44015
Tế bào xôma lưỡng bội bị đột biến dẫn đến sự hình thành các tế bào sau đây:
1. Thể không nhiễm
2. Thể một nhiễm
3. Thể ba nhiễm
4. Thể bốn nhiễm
Công thức nhiễm sắc thể cùa các loại tế bào theo thứ tự trên được viết tương ứng là:- A. 2n, 2n + 1, 2n + 3, 2n + 4.
- B. 2n, 2n - 1, 2n + 1, 2n + 2.
- C. 2n - 2, 2n + 1, 2n + 2, 2n + 4.
- D. 2n - 2, 2n - 1, 2n + 1, 2n + 2.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 44016
Cơ thể mà mọi tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 NST ở tất cả các cặp tương đồng được gọi là
- A. Thể ba kép
- B. Thể không nhiễm
- C. Tứ bội
- D. Thể lưỡng bội
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 44017
Các dạng cây trồng tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do:
- A. Cơ chế xác định giới tính bị rối loạn.
- B. Không có cơ quan sinh dục cái.
- C. Không có cơ quan sinh dục đực.
- D. Không có khả năng sinh giao tử bình thường.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 44018
Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân
- B. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
- C. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
- D. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 44019
Nhận định đúng về thể tam bội (3n):
(1) Cơ thể tam bội không có khả năng sinh sản hữu tính.
(2) Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tam bội, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
(3) Thể tam bội thường không có hạt nên có lợi cho cây lấy quả.
(4) Thể tam bội có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là số lẻ.
(5) Thể tam bội là thể đa bội lẻ.
(6) Thể tam bội được tạo ra bằng giao phối cây tứ bội với cây lưỡng bội hoặc gây đột biến trong giảm phân ở một cây.
Số đáp án đúng là:- A. 3.
- B. 4.
- C. 5.
- D. 2.