Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 Bài 16 Cấu trúc di truyền của quần thể giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 70 SGK Sinh học 12
Quần thể là gì? Các quần thể cùng loài thường khác biệt nhau về những đặc điểm di truyền nào?
-
Bài tập 2 trang 70 SGK Sinh học 12
Tần số alen và tần số của các kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn và quần thể động vật giao phối cận huyết sẽ thay đổi như thế nào qua các thế hệ?
-
Bài tập 3 trang 70 SGK Sinh học 12
Tại sao các nhà chọn giống thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc duy trì các dòng thuần chủng?
-
Bài tập 4 trang 70 SGK Sinh học 12
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0.40. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là bao nhiêu? Chọn đáp án đúng trong các phương án nêu dưới đây.
A. 0,10 B. 0,20 C. 0,30 D. 0,40
-
Bài tập 3 trang 83 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Nêu những đặc điểm của quần thể tự phối.
-
Bài tập 4 trang 83 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Cho rằng ở bò, kiểu gen AA quy định lông hung đỏ, Aa - lông khoang, aa - lông trắng. Một đàn bò có 4169 con lông hung đỏ, 3780 con lông khoang, 756 con lông trắng. Xác định tần số tương đối của các alen A và a.
-
Bài tập 5 trang 83 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Một quần thể có 0,36 AA; 0,48 Aa; 0,16 aa. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể trên sau ba thế hệ tự phối liên tiếp.
-
Bài tập 1 trang 47 SBT Sinh học 12
Thế nào là một quần thể sinh vật? Tại sao các quần thể cùng loài thường khác nhau về một số đặc điểm di truyền?
-
Bài tập 2 trang 47 SBT Sinh học 12
Vốn gen của quần thể là gì? Vốn gen có phải là cấu trúc di truyền đặc trưng của quần thể không?
-
Bài tập 4 trang 49 SBT Sinh học 12
Một quần thể tự phối, thế hệ xuất phát (P) có tỉ lệ kiểu gen là 50% Aa : 50% aa, đến thế hệ F3 thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào? Nếu một quần thể ngẫu phối cũng có thế hệ xuất phát (P) với tần số kiểu gen như trên thì đến thế hệ F3, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào?
-
Bài tập 5 trang 52 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen
C. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
D. ngày càng ổn định về tần số các alen.
-
Bài tập 10 trang 53 SBT Sinh học 12
Một khu vườn thí nghiệm trồng 50 cây ớt chuông có 25 cây có kiểu gen dị hợp, số còn lại là đồng hợp trội. Cho các cây tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp thì đến thế hệ F4 tỉ lệ kiểu gen là bao nhiêu ?
A. 25% AA : 50% Aa : 25% aa.
B. 98,4375% AA : 1,5625 % Aa : 0% aa
C. 73,4375% AA : 3,125% Aa : 23,4375% aa
D. 49,21875% AA : 1,5625% Aa : 49,21875% aa.
-
Bài tập 12 trang 54 SBT Sinh học 12
Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ %Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là:
A. 0,5%; 0,5%. C. 50% ; 25%.
B. 75% ; 25%. D. 0,75% ; 0,25%
-
Bài tập 13 trang 54 SBT Sinh học 12
Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,04BB + 0,32Bb + 0,64bb = 1, tần số của các alen p(B) và q(b) là
A. p(B) = 0,64 và q(b) = 0,36.
B. p(B) = 0,4 và q(b) = 0,6.
C. P(B) = 0,2 và q(b) = 0,8.
D. p(B) = 0,75 và q(b) = 0,25.
-
Bài tập 18 trang 55 SBT Sinh học 12
Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn như sau : 0,5AA : 0,5aa. Giả sử, quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là:
A. 25% AA : 50% Aa : 25% aa.
B. 25% AA : 50% aa : 25% Aa.
C. 50% AA : 50% Aa.
D. 50% AA : 50% aa.
-
Bài tập 29 trang 56 SBT Sinh học 12
Giả sử một quần thể thực vật giao phấn ban đầu có 100% cá thể mang gen dị hợp Aa. Sau một số thế hệ cho tự phối bắt buộc, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp AA là 46,875%. Quần thể đã trải qua bao nhiêu thế hệ tự phối?
A. 3. B. 4.
C. 5. D.6.