Giải bài 5 tr 62 sách BT Sinh lớp 12
Tóm tắt các thành tựu trong tạo giống mới và sản xuất giống nhờ công nghệ tế bào?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 5
* Công nghệ tế bào thực vật:
- Nuôi cấy mô thực vật giúp sản xuất hàng loạt giống cây trồng có phẩm chất cao, đồng đều chất lượng, sạch sâu bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao như nuôi cấy mô các loài hoa phong lan quý hiếm đã thành công từ thập niên 1960. Đến nay, đã nuôi cấy mô thành công các loài dược liệu quý hiếm như nhân sâm, tam thất.
- Nuôi cấy hạt phấn đơn bội rồi lưỡng bội hoá tạo thành các dòng thuần đã thành công ở cây lúa từ thập niên 1970.
- Lai tế bào xôma tạo các cơ thể lai xa khác loài mà phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được cũng đã thành công ở các loài thuốc lá, đậu tương... từ thập niên 1980.
* Công nghệ tế bào động vật:
- Sự ra đời của cừu Đôly (Dolly) đã mở đầu cho hàng loạt các thí nghiệm nhân bản vô tính thành công ở động vật có vú và mở ra một triển vọng nghiên cứu sinh sản vô tính các tế bào gốc ở người và động vật. Một hướng nghiên cứu ứng dụng quan trọng là chuyển gen người vào tế bào lợn tạo ra những nòi lợn có phủ tạng tương thích cao, không bị thải ghép nhằm cung cấp các cơ quan phủ tạng dùng ghép cơ quan cho người.
- Công nghệ cấy truyền phôi ở các loài đại gia súc cũng đã mở ra triển vọng nhân bản nhanh chóng nhiều cá thể động vật quý hiếm nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
1 phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra các cừu con có kiểu gen
bởi Lê Thánh Tông 11/07/2021
A. AaBb.
B. AaBB.
C. aaBB.
D. AABb.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
1 phôi bò có kiểu gen AABB, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra các bò con có kiểu gen
bởi Nguyễn Thị Thúy 11/07/2021
A. AaBb.
B. AaBB.
C. aaBB.
D. AABB.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ 1 phôi ngựa có kiểu gen AABb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra các ngựa con có kiểu gen
bởi thu hảo 10/07/2021
A. AaBb.
B. AaBB.
C. aaBB.
D. AABb.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để đem lại hiểu quả kinh tế cao, nên dùng cônxisin hoặc chất gây đa bội thể với đối tượng
bởi Dang Tung 23/06/2021
a. Lúa.
b. Ngô.
c. Củ cải.
d. Đậu/đỗ.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đột biến phát sinh do kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN bởi guanine dạng hiếm (G+) và đột biến gây nên bởi tác nhân 5 - brôm uraxin (5BU) đều làm:
bởi Nhật Mai 23/06/2021
a. thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác.
b. thêm một cặp nucleotit.
c. thay thế cặp nucleotit G-X bằng A-T.
d. mất một cặp nucleotit.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây …(?)…, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Cụm từ phù hợp trong câu là
bởi Nguyễn Vân 22/06/2021
a. biến dị tổ hợp.
b. đột biến gen.
c. đột biến NST.
d. đột biến.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bằng kĩ thuật chia cắt phôi, người ta tách một phôi bò có kiểu gen AaBbDdEE thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các bò cái khác nhau, sinh ra 5 bò con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
bởi Trịnh Lan Trinh 22/06/2021
A. 5 bò con này có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.
B. 5 bò con này có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
C. 5 bò con này trưởng thành có khả năng giao phối với nhau tạo ra đời con.
D. Trong cùng một điều kiện sống, 5 bò con này thường có tốc độ sinh trưởng giống nhau.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hóa chất conxisin dùng để gây ra đột biến nào sau đây?
bởi Pham Thi 22/06/2021
a. Đột biến lệch bội.
b. Đột biến đa bội.
c. Đột biến gen.
d. Đột biến cấu trúc NST.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong chọn giống thực vật, khi sử dụng cônsixin để tạo giống mới có năng suất cao sẽ không có hiệu quả đối với
bởi Thành Tính 21/06/2021
A. dâu tằm.
B. lúa.
C. khoai tây.
D. củ cải đường.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hóa chất gây đột biến 5 - BU (5 - brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ nào sau đây?
bởi Đặng Ngọc Trâm 21/06/2021
a. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X.
b. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X.
c. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X.
d. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Người ta tiến hành nuôi cấy hạt phấn có kiểu gen AbD thành mô đơn bội, sau đó xử lí thành công cônsixin để tạo ra mô lưỡng bội. Theo lí thuyết, kiểu gen của mô lưỡng bội là:
bởi Hữu Nghĩa 21/06/2021
a. AAbbDD.
b. AaBbDd.
c. aaBbDd.
d. aabbdd.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dung dịch cônsixin có tác dụng gây đột biến là:
bởi bach hao 20/06/2021
a. đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T.
b. đột biến mất cặp nuclêôtit.
c. đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X.
d. ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc dẫn đến đột biến số lượng NST.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tia phóng xạ ion hóa(tia gama) thường được sử dụng để tạo giống mới cho sinh vật nào dưới đây?
bởi An Duy 18/06/2021
a. Vi khuẩn
b. Thực vật có hoa
c. Động vật có vú
d. Nấm men
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật, phương pháp nào không tạo được biến dị tổ hợp?
bởi Hoang Vu 15/06/2021
a. Nuôi cấy hạt phấn.
b. Nuôi cấy tế bào thực vật tạo mô sẹo.
c. Tạo giống bằng chọn lọc dòng tế bào xôma có biến dị.
d. Dung hợp tế bào trần.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên tắc của nhân bản vô tính là:
bởi Việt Long 15/06/2021
a. Chuyển nhân của tế bào xô ma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
b. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
c. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
d. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xô ma, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. Dung hợp tế bào trần
b. Nuôi cấy hạt phấn.
c. Nuôi cấy mô tế bào .
d. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu?
bởi Trần Bảo Việt 12/06/2021
A. Nuôi cấy hạt phấn.
B. Nuôi cấy mô.
C. Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh.
D. Lai hữu tính.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Những thành tựu có ứng dụng công nghệ tế bào là:
bởi hà trang 09/06/2021
Các thành tựu sau:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin người.
(2) Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm lượng đường cao.
(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo giống nho cho quả to, không có hạt.
(5) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt.
(6) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
(7) Tạo giống cừu sản sinh protêin huyết thanh của người trong sữa.
A. (2), (4), (6).
B. (1), (3), (5), (7).
C. (1), (2), (4), (5).
D. (3), (4), (5), (7).
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
bởi Minh Hanh 09/06/2021
a. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.
b. Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.
c. Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
d. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 3 trang 97 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 61 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 63 SBT Sinh học 12
Bài tập 15 trang 66 SBT Sinh học 12
Bài tập 16 trang 66 SBT Sinh học 12
Bài tập 20 trang 66 SBT Sinh học 12
Bài tập 23 trang 68 SBT Sinh học 12
Bài tập 24 trang 68 SBT Sinh học 12