Giải bài 3 tr 263 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao
Mô tả các đặc trưng của một trong các khu sinh học trên cạn mà em đã học.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 3
Các khu sinh học trên cạn bao gồm:
* Đồng rêu (Tunđra)
Đồng rêu phân bố thành một đai viền lấy rìa Bắc châu Á, Bắc Mĩ, quanh năm băng giá, đất nghèo, thời kì sinh trường rất ngắn. Thực vật ưu thế là râu, địa y, cỏ bông. Động vật có gấu trắng Bắc Cực, tuần lộc,... có thời kì ngủ đông dài, một số có tập tính di cư trú đông ở phương Nam.
* Rừng lá kim phương Bắc (Taiga)
Rừng lá kim nằm kề phía nam đồng rêu, diện tích lớn nhất tập trung ở Xibêri. Ở đây, mùa đông dài, tuyết dài, mùa hè ngắn, nhưng ngày dài và ấm. Cây lá kim (thông, tùng, bách) chiếm ưu thế. Động vật sống trong rừng là thỏ, linh miêu, chó, sói, gấu...
* Rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc bán cầu
Khu sinh học này tập trung ở ôn đới, có đặc trưng là mùa sinh trưởng dài, lượng mưa trung bình, phân bố đều trong năm, độ dài ngày và các điều kiện môi trường biến động lớn theo mùa và theo vĩ độ. Thàm thực vật gồm những cây thường xanh và nhiều cây lá rộng rụng theo mùa. Khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không loài nào chiếm ưu thế.
* Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới
Kiểu rừng này tập trung ở nhiệt đới xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa trên 2250mm. Diện tích rừng lớn nhất thuộc lưu vực sông Amazôn (Braxin), Công Gô (Châu Phi) và Ấn Độ - Malaixia. Thảm thực vật phân tầng nhiều cây cao, tán hẹp, cây dưa leo thân gỗ, cây họ Lúa có kích thước lớn (tre, nứa...), nhiều cây có quả mọc quanh thân (sung, mít) nhiều cây sống bì sinh, kí sinh. Động vật lớn gồm voi, gấu, hổ, báo, trâu, bò rừng, hươu, nai, sơn dương, lợn rừng, trăn, rắn,... Côn trùng rất đa dạng (bướm, ruồi, muỗi, vắt...). Ở một số nơi còn có kiểu rừng mưa, rụng lá, vào mùa khô và rừng nhiệt đới vùng núi cao. Rừng mưa nhiệt đới là lá phổi xanh của hành tinh, nhưng hiện nay đang bị suy giảm do khai thác quá mức.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Khi nói về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong một hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
bởi can chu 10/07/2021
A. Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.
B. Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình
C. Sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình.
D. Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Năng lượng được quay vòng và tái sử dụng nhiều lần.
B. Năng lượng bị thất thoát và không quay vòng trở lại.
C. Năng lượng bị thất thoát một phần và có sự quay vòng.
D. Năng lượng không bị hao phí trong quá trình chuyển hóa.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
(1) Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì hiệu suất sinh thái càng giảm dần do sự thất thoát năng lượng càng lớn. (2) Trong hệ sinh thái, thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật.
bởi Dương Quá 10/07/2021
(3) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ có khoảng 90% năng lượng được tích lũy qua mỗi bậc dinh dưỡng, phần còn lại bị tiêu hao do hoạt động hô hấp, tạo nhiệt, chất thải...
(4) Trong hệ sinh thái, năng lượng được tái sử dụng nhiều lần qua các bậc dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
(5) Phần năng lượng thất thoát cao nhất là do quá trình hô hấp của sinh vật.
Số phát biểu không đúng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4Theo dõi (0) 1 Trả lời -
(1) Vi khuẩn phân giải, nấm và một số động vật khong xương sống đóng vai trò truyền năng lượng từ chu trình dinh dưỡng vào môi trường vô sinh. (2) Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
bởi Mai Linh 10/07/2021
(3) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hoa do thức ăn được sinh vật sử dụng nhưng không dược đồng hóa.
(4) Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng.
(5) Một số vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng.
Số phát biểu đúng:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều
bởi Lê Văn Duyệt 10/07/2021
A. Chuyển cho các sinh vật phân giải
B. Sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật
C. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo
D. Giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năngTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho sơ đồ sau mô tả một số giai đoạn của chu trình cacbon trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
bởi Lê Thánh Tông 28/06/2021
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit.
- Cacbon tách khỏi chu trình đi vào trầm tích.
- Tất cả lượng cacbon đi vào chu trình đều được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
- Cacbon đi vào trong quần xã và cơ thể sinh vật thông qua con đường quang hợp của cây xanh là chủ yếu.
- Vật dữ 1, vật dữ 2 đã trả lại CO2 cho môi trường chỉ bằng con đường hô hấp.
- Hoạt động núi lửa, hoạt động công nghiệp đã làm gia tăng lượng CO2 trong khí quyển.
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho một quần xã sinh vật gồm những quần thể có mối liên hệ như sau: chuột và thỏ ăn củ của cây, cào cào ăn lá xanh của cây.
bởi thùy trang 28/06/2021
Trong khi đó, rắn thì lại sử dụng thức ăn là thỏ, chuột, ếch. Về phần mình, ếch lại có nguồn thức ăn là cào cào. Đại bàng tiêu thụ chuột. Xác của động vật tiêu thụ đầu bảng phân hủy thành vi sinh vật.
Số phát biểu sai trong các phát biểu sau là:
- Trong lưới thức ăn trên có tất cả 4 chuỗi thức ăn.
- Rắn tham gia vào 3 chuỗi thức ăn.
- Rắn đóng vai trò là sinh vật tiêu thụ bậc 3 trong 2 chuỗi thức ăn, sinh vật tiêu thụ bậc 4 trong 1 chuỗi thức ăn.
- Có 3 loài đóng vai trò là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
- Rắn và đại bàng cạnh tranh với nhau.
- Muốn bảo vệ ếch thì phải bảo vệ cào cào.
- Muốn lưới thức ăn bền vững ta chỉ cần bảo vệ rắn vì rắn tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất.
- Loại trừ thực vật ra khỏi lưới thức ăn dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
- Nếu loại bỏ đại bàng ra khỏi quần thể thì các loài thỏ, ếch, rắn sẽ tăng nhanh suốt.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hình biểu diễn hệ sinh thái có loài kí sinh trong chuỗi thức ăn là:
A. 2, 3. B. 3, 4. C. 1, 3. D. 1, 2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E. Trong đó A = 500kg, B = 600kg, C = 5000kg, D = 50kg, E= 5kg. Chuỗi thức ăn nào có trong hệ sinh thái:
bởi thanh duy 28/06/2021
A. A → B → C → D. B. C → A → D → E.
C. E → D → A → C. D. E → D → C → B.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vi sinh vật gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tảo và động vật nguyên sinh, chúng giữ vai trò chủ yếu trong quá trình chuyển hóa vật chất trong đất.
bởi Cam Ngan 28/06/2021
Trong nông nghiệp thuốc trừ sâu ở liều lượng thích hợp ít tác động đến quần thể vi sinh vật trong đất, đôi khi ở liều lượng này còn kích thích vi sinh vật phát triển. Tuy nhiên ở liều lượng cao, thời gian dài thuốc trừ sâu lại ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản đến hệ vi sinh vật trong đất, đặc biệt là kích thước và mật độ của những quần thể vi sinh vật này. Từ những dữ kiện trên hãy cho biết phát biểu nào sau đây không hợp lý?
A. Khi dùng thuốc trừ sâu, kích thước quần thể vi sinh vật luôn luôn giảm dần xuống dưới mức tối thiểu thì diệt vong.
B. Khi dùng thuốc trừ sâu, một mặt mang lại hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, song lại gây mất cân bằng sinh thái ruộng do làm mất dần đi nhóm vi sinh vật phân giải.
C. Khi dùng thuốc trừ sâu đúng liều lượng, chỉ dẫn, hệ sinh thái ruộng vẫn duy trì ở trạng thái cân bằng do lượng nhỏ vi sinh vật mất đi sẽ được bù đắp qua quá trình sinh sản.
D. Vi sinh vật trong đất là một mắt xích trong chu trình sinh địa hóa diễn ra trong ruộng nên có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái ruộng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gấu Bắc cực sử dụng hải mã làm thức ăn. Đồng thời hải mã lại ăn thịt con hàu - một loài chuyên lọc phytoplankton (là một loài thực vật phù du) trong nước làm thức ăn. Trong ví dụ trên, động vật tiêu thụ thứ sơ cấp là:
bởi Lan Anh 28/06/2021
A. Con hàu B. Hải mã C. Gấu Bắc Cực D. Phytoplankton.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để thu được năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài:
bởi Khánh An 28/06/2021
A. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thực vật.
B. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thịt sơ cấp.
C. Những loài sử dụng thức ăn là thực vật.
D. Những loài sử dụng thức ăn là động vật thứ cấp
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là:
bởi Phạm Khánh Ngọc 28/06/2021
Cho các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái:
- Động vật ăn động vật.
- Động vật ăn thực vật.
- Sinh vật sản xuất.
A. (2) - (3) - (1). B. (1) - (2) - (3). C. (1) - (3) - (2). D. (3) - (2) - (1).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các nhà sinh thái học cho rằng, tổng sinh khối của các sinh vật dưới biển cao hơn nhiều lần so với tổng sinh khối của các động vật trên cạn, giải thích được cho là không đúng về khẳng định trên là:
bởi Trieu Tien 29/06/2021
A. Do nước biển có tổng diện tích chiếm gần 3/4 diện tích trái đất nên có tổng sinh khối lớn hơn so với tổng sinh khối của sinh vật trên cạn.
B. Sinh vật ở biển sống trong môi trường nước nên được nước nâng đỡ vì vậy tốn ít năng lượng cho việc sinh công và di chuyển.
C. Sinh vật ở cạn bị mất nhiều năng lượng hơn cho việc sinh công và ổn định thân nhiệt.
D. Nước biển là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng nên các loài sinh vật rất dễ hấp thu các chất dinh dưỡng vì vậy tổng sinh khối cao hơn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khu sinh học nào nghèo nhất:
bởi Lê Nhật Minh 28/06/2021
Cho các khu sinh học (biom) sau:
- Hoang mạc.
- Vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp.
- Các hồ nước nông.
- Các rạn san hô.
A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (3) và (4).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hãy cho biết đây là những hình tháp sinh thái gì:
bởi Mai Thuy 29/06/2021
Cho các hình tháp sau:
A. I: Tháp số lượng (vật chủ - kí sinh), II: Tháp năng lượng, III: Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước.
B. I: Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước, II: Tháp số lượng (vật chủ - kí sinh), III: Tháp năng lượng.
C. I: Tháp năng lượng, II: Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước, III: Tháp số lượng (vật chủ - kí sinh).
D. I: Tháp năng lượng, II: Tháp số lượng (vật chủ - kí sinh), III: Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được thông tin nào sau đây:
bởi Nguyen Dat 28/06/2021
A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có bao nhiêu nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là:
bởi hi hi 28/06/2021
Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1) Thực vật nổi. (2) Động vật nổi.
(3) Giun. (4) Cỏ. (5) Cá ăn thịt.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Lưới thức ăn trong một ao cá như sau:
bởi My Van 28/06/2021
Trong ao vật dữ đầu bảng có số lượng rất ít ỏi, từ hiện trạng trong ao bạn hãy chỉ cho người nông dân biết biện pháp nào đơn giản nhất mà lại hiệu quả để nâng cao lượng giá trị sản phẩm có trong ao:
A. Loại bớt cá mè hoa để giảm cạnh tranh với cá mương, thòng đong, cân cấn
B. Tiêu diệt bớt cá quả vì cá quả là cá dữ đầu bảng nên khi tiêu diệt cá quả thì cá mương, thòng đong, cân cấn sẽ tăng, lúc đó giá trị trong ao sẽ tăng
C. Thả thêm cá quả vào trong ao để tiêu diệt bớt thòng đong, cân cấn, cá mương, nhằm giải phóng cá giáp xác, vì thế tăng thức ăn cho cá mè hoa
D. Loại bớt cá quả để cá mương, thòng đong, cân cấn phát triển...
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một số nhận định về hai chuỗi thức ăn trên:
bởi Lê Tấn Thanh 28/06/2021
Cho 2 chuỗi thức ăn sau:
- Tảo lam → Trùng cỏ → Cá diếc → Chim bói cá.
- Lá khô → Giun đất → Ếch đồng → Rắn hổ mang.
- Đây là 2 chuỗi thức ăn thuộc cùng loại.
- Tảo lam và lá khô là 2 mắt xích mở đầu chuỗi.
- Hai loại chuỗi trên có thể tồn tại đồng thời song song.
- Loại chuỗi (1) là hệ quả của loại chuỗi (2).
Số nhận định đúng là:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Theo dõi (0) 1 Trả lời