Giải bài 3 tr 172 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao
Nêu các cơ chế hình thành loài bằng đột biến lớn. Vì sao hình thành loài bằng đa bội hóa hay gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 3
Những con đường hình thành loài địa lí hay sinh thái diễn ra một cách chậm chạp, qua rất nhiều thế hệ. Tuy nhiên có những trường hợp sự hình thành loài diễn ra nhanh chóng liên quan với những đột biến lớn như đa bội hóa, cấu trúc lại bộ nhiễn sắc thể.
* Đa bội hóa khác nguồn:
Tế bào của cơ thể lai khác loài chữa bộ NST của hai loài bố mẹ. Do hai bộ NST này không tương đồng nên trogn kì đầu lần phân bào I của giảm phân không xảy ra sự tiếp hợp, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử. Vì vậy, cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính được.
Tuy nhiên, trong tự nhiên vẫn có các cơ thể lai xa được hình thành và có khả năng sinh sản hữu tính. Một trong những loài đó là loài lúa mì Triticum aestivum.
Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vậ cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, sự đa bội hóa lại thường gây nên những rối loạn về giới tính.
Sự đa bội hóa có thể diễn ra trong khoảnh khắc ở quá trình phân bào, lúc các NST phân li, cá thể đa bội được cách li di truyền với các cá thể khác và sau một số ít thế hệ đã phát triển thành nhóm có tính chất một loài mới. Nếu dạng mới này thích nghi với ngoại cảnh nó sẽ tồn tại như một khâu trogn hệ sinh thái.
* Đa bội hóa cùng nguồn:
Hình thành loài bằng cơ chế đa bội hóa cùng nguồn (tự đa bội) phổ biến ở thực vật. Thể đa bội cùng nguồn, ví dụ như thể tứ bội (4n) được hình thành do sự kết hợp của hai giao tử mang 2n được tạo ra qua giảm phân của các thể lưỡng bội (2n) từ một thể tứ bội tỏ ra thích nghi sẽ phát triển thành một quần thể mới tứ bội và trở thành loài mới vì đã cách li sinh sản với loài gốc lưỡng bội do khi chúng giao phối với nhau tạo ra thể tma bội (3n) bất thụ. Như lúa mạch đen có thể lưỡng bội (14 NST) và thể tứ bội (28 NST) không nên gieo hai dạng này cạnh nhau để tránh làm giảm năng suất.
Thể đa bội có thể còn được hình thành thông qua nguyên phân (NST nhân đôi nhưng không phân li) và được tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính.
* Cấu trúc lại bộ nhiễm sắc thể
Đây là phương thức hình thành loài có liên quan với các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đặc biệt là đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn, làm thay đổi chức năng của gen trong nhóm liên kết mới làm thay đổi kích thước và hình dạng nhiễm sắc thể.
Hình thành loài bằng đa bội hóa hay gặp ở thực vật còn ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, sự đa bội hóa thường gây nên những rối loạn về giới tính.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Hãy thử tưởng tượng một trường hợp như sau:
bởi Co Nan 24/06/2021
Một trận bão lớn đã thổi bay một số cá thể của quần thể ở đất liền ra một hòn đảo tương đối xa so với đất liền. Các cá thể đó đã thích nghi với cuộc sống ở đảo và hình thành nên quần thể mới cách li với quần thể gốc ở đất liền. Trải qua hàng nghìn năm, mực nước biển hạ thấp và nối liền đảo đó với đất liền khiến các chim sẻ trên đảo và chim sẻ ở đất liền tự do tiếp xúc với nhau. Quan sát nào sau đây giúp ta có thể kết luận chúng đã trở thành hai loài khác nhau?
A. Con lai của chúng yếu ớt và chết trước khi thành thục sinh dục.
B. Chúng có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau.
C. Chúng ăn các loại thức ăn khác nhau.
D. Con lai chúng có kiểu hình khác với cả hai dạng bố mẹ.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các quá trình hình thành loài có sự tham gia của cơ chế cách li địa lý là:
bởi Choco Choco 23/06/2021
(1) Một quần thể chim sẻ sống ở đất liền và và một quần thể chim sẻ sống ở quần đảo Galapagos.
(2) Một quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vônga và và một quần thể mao lương sống ở phía trong bờ sông.
(3) Hai quần thể cá có hình thái giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc: một quần thể có màu đỏ và một quần thể có màu xám sống chung ở một hồ Châu phi.
(4) Chim sẻ ngô (Parus major) có vùng phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hóa thành 3 nòi: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn độ.
A. 1, 4
B. 1, 2, 3, 4
C. 1, 2, 4
D. 1, 3Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Quyết định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc.
B. Tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
C. Quyết định sự phân ly tính trạng của quần thể gốc.
D. Quyết định nhịp điệu biến đổi kiểu gen của quần thể gốcTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý, không có đặc điểm nào sau đây?
bởi Lê Gia Bảo 23/06/2021
A. Diễn ra chậm, qua nhiều giai đoạn trung gian.
B. Gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
C. Thường xảy ở các động vật có khả năng phát tán mạnh.
D. Không xảy ra đối với thực vật.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản.
B. Loài đó có cơ hội giao phối với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn.
C. Loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp
D. Các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhóm loài nào dưới đây có tốc độ tiến hóa diễn ra nhanh hơn các nhóm còn lại?
bởi Huong Hoa Hồng 23/06/2021
A. Nhóm loài có khả năng phát tán yếu.
B. Nhóm loài đặc hữu.
C. Nhóm loài phân bố rộng.
D. Nhóm loài động vật bậc cao.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo lĩnh vực địa sinh học thì mối quan hệ giữa khoảng cách từ đảo đến đất liền và số loài sống trên đảo là
bởi Choco Choco 24/06/2021
A. Đảo càng xa đất liền thì số lượng loài trên đảo càng ít.
B. Đảo càng gần đất liền thì số lượng loài trên đảo càng ít.
C. Đảo càng xa đất liền thì số lượng loài trên đảo càng nhiều
D. Không có mối quan hệ giữa khoảng cách từ đảo đến đất liền với số loài sống trên đảoTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Một đảo có hệ sinh vật gần gũi hơn với
bởi Mai Linh 24/06/2021
A. Luôn gần với lục địa nhất.
B. Gần với các đảo có cùng khí hậu, địa chất.
C. Gần với các đảo và lục địa liền kề.
D. Cả ba yếu tố trên kết hợp.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra theo trình tự nào sau đây?
bởi Nguyễn Hồng Tiến 23/06/2021
(1) Sự khác biệt về tần số alen dần tích lũy dẫn đến cách li sinh sản giữa các quần thể với nhau và với quần thể gốc, khi đó loài mới được hình thành.
(2) Trong những điều kiện địa lí khác nhau, CLTN và các nhân tố tiến hóa đã làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của các quần thể bị cách li theo các hướng thích nghi khác nhau, làm chúng ngày càng khác nhau và khác xa so với quàn thể gốc.
(3) Một loài ban đầu bị chia cắt thành các quần thể cách li với nhau do các trở ngại về mặt địa lí.
A. (3) → (2) →(1)
B. (2) → (3) → (1)
C. (1) → (2) → (3)
D. (3) → (1) → (2)Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai loài cá rất giống nhau cùng sống trong một hồ nước chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, một loài màu xám, mặc dù sống chung trong một khu vực nhưng chúng luôn chỉ giao phối với những cá thể cùng màu với mình. Người ta cho rằng hai loài này đã được tiến hóa từ một loài ban đầu theo cách...?
bởi hi hi 23/06/2021
A. Cách li tập tính
B. Cách li sinh thái
C. Cách li địa lí
D. Lai xa và đa bội hóaTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai loài khác nhau được hình thành từ một loài ban đầu bằng cách li tập tính sẽ có đặc điểm khác nhau đầu tiên là?
bởi Nguyễn Thủy 23/06/2021
A. Ổ sinh thái
B. Tập tính
C. Hình thái
D. Khu phân bốTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Một loài có quần thể phân bố rải rác từ chân núi lên đỉnh núi, lâu dần đã hình thành nên hai loài khác nhau và cách li sinh sản với nhau. Hai loài này đã được hình thành bằng?
bởi can tu 23/06/2021
A. Cách li tập tính
B. Cách li sinh thái
C. Cách li địa lí
D. Lai xa và đa bội hóaTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Một loài mao lương ban đầu đã hình thành nên hai loài khác nhau, một loài sống ở bãi bồi sông, một loài sống ở phía trong bờ sông, chúng cách li sinh sản với nhau. Hai loài này đã được hình thành bằng con đường?
bởi Phung Meo 23/06/2021
A. Cách li địa lí
B. Cách li tập tính
C. Cách li sinh thái
D. Lai xa và đa bội hóaTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Cách li sinh sản đã dẫn đến một kết quả quan trọng là:
bởi Lê Vinh 23/06/2021
A. tạo nên ranh giới sinh học giữa các loài
B. từ cách li sinh sản đến cách li di truyền
C. từ cách li sinh sản dẫn đến cách li địa lí hoặc sinh thái
D. làm cho mỗi loài giao phối trở thành một tổ chức tự nhiên, có tính toàn vẹnTheo dõi (0) 1 Trả lời