Giải bài 2 tr 172 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao
Nêu đặc điểm của sự hình thành loài bằng con đường sinh thái, cho ví dụ minh họa. Vì sao phương thức này thường gặp ở thực vật và những nhóm động vật ít di động xa.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 2
Đặc điểm của sự hình thành loài bằng con đường sinh thái:
- Sự hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và những nhóm động vật ít di động xa như thân mềm. Trong cùng một khu phân bố địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới
- Các quần thể một số loài thực vật sống trên bãi bồi ở sông Vônga (cỏ băng, cỏ sâu róm) rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể của loài tương ứng ở phía trong bờ sông nhưng chúng khác nhau về đặc tính sinh thái. Chu kì sinh trưởng của thực vật bãi bồi bắt đàu muộn, vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, tương ứng với thười điểm kết thúc mùa lũ hằng năm và ra hoa kết hạt trước khi lũ về. Trogn khi đó các quần thể của loài tương ứng ở phía trong bờ sông lại kết hạt vào đúng mùa lũ. Do chênh lệch về thời kì sinh sản các nòi sinh thái ở bãi bồi không giao phối với các nòi tương ứng ở phía trong bờ sông. Trogn điều kiện như vậy, sự tiếp tục tích lũy các đột biến theo những hướng khác nhau sẽ làm phát sinh những loài mới.
- Thực ra cũng khó tách bạch con đường địa lí với con đường sinh thái. Khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau. Sự hình thành loài bằng con đường sinh thái được dùng với nghĩa hẹp để chỉ trường hợp loài mới được hình thành từ một nòi sinh thái ở ngày trogn khu phân bố của loài gốc.
- Phương thức này thường gặp ở thực vật và những nhóm động vật ít di động xa vì: tại khu vực phân bố của loài gốc, các quần thể tồn tại do sự thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau sẽ tạo ra các nòi dần dần tạo ra loài mới.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
A. địa lý.
B. sinh thái
C. sinh học.
D. lai xa và đa bội hoá.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lý nhưng thuộc hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài
bởi thu hảo 23/06/2021
A. bằng cách li địa lý.
B. cách li tập tính.
C. cách li sinh thái.
D. cách li di truyền.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hiện tượng nào sau đây nhanh chóng dẫn đến hình thành loài mới mà không cần có sự cách li địa lý?
bởi Thanh Nguyên 24/06/2021
A. Đột biến NST.
B. Tự đa bội.
C. Dị đa bội.
D. Lai khác loài.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nghiên cứu hình ảnh sau đây và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? Biết rằng alen 1 quy định màu nâu nhạt và alen 2 quy định màu nâu đậm.
bởi Aser Aser 24/06/2021
(1) Quần thể đang chịu sự tác động của hiện tượng phiêu bạt di truyền.
(2) Sau hiện tượng này, tần số alen nâu nhạt giảm đi ở quần thể 1 và tăng lên ở quần thể 2.
(3) Hiện tượng này làm xuất hiện alen mới ở quần thể 2.
(4) Hiện tượng này làm giảm sự phân hóa vốn gen của hai quần thể.
(5) Hiện tượng này giúp rút ngắn thời gian của quá trình hình thành loài mới.
Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố tiến hóa nào sau đây nếu diễn ra thường xuyên có thể làm chậm sự hình thành loài mới?
bởi Hữu Nghĩa 23/06/2021
A. Giao phối không ngẫu nhiên
B. Di – nhập gen
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Đột biếnTheo dõi (0) 1 Trả lời -
A. phiêu bạt di truyền xảy ra ở quần thể có kích thước nhỏ
B. quần thể cách li chịu áp lực chọn lọc tự nhiên khác với quần thể gốc
C. chọn lọc tự nhiên xảy ra làm phân hoá vốn gen của các quần thể cách li
D. diễn ra dòng gen thường xuyên giữa hai quần thể cùng loàiTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý và con đường sinh thái?
bởi Nhat nheo 23/06/2021
(1)Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
(2)Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi, tuy nhiên không phải quá trình hình thành quần thể thích nghi đều nhất thiết dẫn đến quá trình hình thành loài mới.
(3)Quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lý thường diễn ra chậm qua nhiều qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(4)Loài mới được hình thành loài bằng con đường sinh thái do hai quần thể của cùng loài sống trong cùng khu vực địa lý nhưng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn nào dưới đây để phân biệt loài vi khuẩn này với loài vi khuẩn khác?
bởi Tay Thu 24/06/2021
A. Tiêu chuẩn hình thái
B. Tiêu chuẩn sinh lý hóa sinh
C. Tiêu chuẩn cách ly sinh sản
D. Cả A và BTheo dõi (0) 1 Trả lời -
(1) Con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản.
(2) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
(3) Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị chọn lọc đào thải.
(4) Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
(5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
(6) Con lai không có cơ quan sinh sản.
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở ruồi giấm, loài thứ nhất con đực "xem mặt con cái" và biểu diễn vũ điệu rung cánh phát ra bản tình ca để "ve vãn bạn tình"; loài thứ hai con đực cong đuôi phun tín hiệu hóa học lên mình con cái để "dụ dỗ" . Đây là kiểu cách li
bởi Lê Gia Bảo 24/06/2021
A. mùa vụ.
B. nơi ở.
C. cơ học.
D. tập tính.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau. Đây là dạng cách li:
bởi Trung Phung 23/06/2021
A. Sinh cảnh
B. Thời vụ
C. Cơ học
D. Tập tínhTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai loài sóc bắt về từ rừng rậm và đưa vào sở thú.
bởi Lê Bảo An 23/06/2021
Người ta cảm thấy an toàn khi đưa chúng vào chung một chuồng, bởi vì chúng không giao phối với nhau trong tự nhiên. Nhưng ngay sau đó họ phát hiện hai loài này giao phối với nhau và sinh ra con lai có sức sống kém.Người chăm sóc chúng kiểm tra lại tư liệu và phát hiện ra chúng cùng sống cùng trong một khu rừng nhưng một loài chỉ hoạt động ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm. Trong tự nhiên chúng không giao phối với nhau là do:
A. Cách li địa lí
B. Cách li di truyền
C. Cách li sinh sản
D. Cách li sinh tháiTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo thời gian những ngọn núi bị sói mòn, và bây giờ xuất hiện một lối đi cho phép tiếp xúc giữa các cá thể từ hai quần thể. Các nhà khoa học đang nghiên cứu những con thỏ này và xác định ràng chúng bây giờ là 2 loài riêng biệt do sự cách ly trước hợp tử. Những điều nào sau đây KHÔNG hỗ trợ cho kết luận này?
A. Thỏ của 2 quần thể sinh sản vào những thời điểm khác nhau trong năm
B. Thỏ của 2 quần thể sử dụng các tập tính rất khác nhau để thu hút bạn tình
C. Thỏ của 2 quần thể có cấu trức sinh sản không tương thích
D. Thỏ của 2 quần thể tạo ra con lai với số lượng NST kỳ quặcTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Cơ chế cách li là tất cả các yếu tố ngăn cản
bởi Nguyễn Hồng Tiến 23/06/2021
A. sự giao phối tự do
B. việc tạo ra con lai hữu thụ.
C. sự gặp nhau giữa các cá thể.
D. Cả A và B.Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 128 SGK Sinh học 12
Bài tập 1 trang 172 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 172 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 7 trang 89 SBT Sinh học 12
Bài tập 21 trang 96 SBT Sinh học 12
Bài tập 42 trang 100 SBT Sinh học 12
Bài tập 43 trang 100 SBT Sinh học 12