Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 29 Axit cacbonic và muối cacbonat giúp các em học sinh biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hoá học của muối cacbonat tác dụng với axit, với dd muối,dd kiềm; Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân huỷ của muối cacbonat; Bài toán tính nồng độ dd, % thể tích khí và xác định CT hợp chất của cacbon.
-
Bài tập 1 trang 91 SGK Hóa học 9
Hãy lấy thí dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền. Viết phương trình hoá học?
-
Bài tập 2 trang 91 SGK Hóa học 9
Dựa vào tính chất hoá học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hoá học minh hoạ?
-
Bài tập 3 trang 91 SGK Hóa học 9
Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi hóa học sau:
C → CO2 → CaCO3 → CO2
-
Bài tập 4 trang 91 SGK Hóa học 9
Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.
a) H2SO4 và KHCO3
b) K2CO3 và NaCl
c) MgCO3 và HCl
d) CaCl2 và Na2CO3
e) Ba(OH)2 và K2CO3
Giải thích và viết các phương trình hóa học.
-
Bài tập 5 trang 91 SGK Hóa học 9
Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.
-
Bài tập 29.1 trang 37 SBT Hóa học 9
Trộn dung dịch X với dung dịch Y, thấy xuất hiện kết tủa. Dung dịch X, Y là :
A. NaOH và K2SO4
B. K2CO3 và Ba(NO3)2
C. KCl và Ba(NO3)2
D. Na2CO3 và KNO3
-
Bài tập 29.2 trang 37 SBT Hóa học 9
Dẫn khí cacbonic vào dung dịch natri hiđroxit. Sản phẩm có thể là chất nào ? Giải thích
-
Bài tập 29.3 trang 37 SBT Hóa học 9
Có những chất sau: NaHCO3, Ca(OH)2, CaCl2, CaCO3.
a) Chất nào tác dụng được với dung dịch HCl ?
b) Chất nào tác dụng được với dung dịch Na2CO3 ?
c) Chất nào tác dụng được với dung dịch NaOH ?
Viết các phương trình hoá học
-
Bài tập 29.4 trang 37 SBT Hóa học 9
Có hỗn hợp bột CaCO3 và CaSO4. Nêu cách để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Viết các phương trình hoá học, nếu có.
-
Bài tập 29.5 trang 37 SBT Hóa học 9
Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học sau:
-
Bài tập 29.6 trang 37 SBT Hóa học 9
Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng sau :
(1) 2C + ... → 2CO
(2) Fe2O3 + ... → 2Fe + CO2
(3) CO2 + ... → CaCO3 + H2O
-
Bài tập 29.7 trang 37 SBT Hóa học 9
Cho 19 gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với 100 gam dung dịch HCl, sinh ra 4,48 lít khí (đktc).
Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 10,6 gam và 8,4 gam
B. 16 gam và 3 gam
C. 10,5 gam và 8,5 gam
D. Kết quả khác
-
Bài tập 29.8 trang 38 SBT Hóa học 9
Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Hiệu suất của phản ứng là
A. 60%
B. 40%
C. 80%
D. 50%
-
Bài tập 29.9 trang 38 SBT Hóa học 9
Nung nóng m gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 đến phản ứng hoàn toàn, sau phản ứng thu được 2,72 gam hỗn hợp 2 oxit và 1344 ml khí CO2 (ở đktc). Hãy tính giá trị của m.
-
Bài tập 29.10 trang 38 SBT Hóa học 9
Cho 1,06 gam muối cacbonat kim loại hoá trị I tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 224 mi khí cacbonic (ở đktc). Xác định công thức phân tử muối cacbonat.