Bài giảng Ôn tập Học kì 2 thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 11 củng cố và ôn luyện lại những kiến thức về văn bản đọc hiểu, kiến thức tiếng Việt và quy trình viết một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học mà các em đã học trong Học kì 2. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu
- Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đoạn trích là hình ảnh của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đầy chất thơ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên với từng bước đi trong cuộc hành trình trở về với xứ Huế thơ mộng.
- Cõi lá - Đỗ Phấn: Đỗ Phấn luôn thể hiện một tình yêu thương, nhớ nhung về vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội ngày xa xưa. Qua đó, nhà văn đã bằng tình yêu thương của mình, mà khắc họa nên vẻ đẹp của mùa xuân nơi mảnh đất Thủ đô, thật thơ mộng, thật dịu dàng, khiến cho bao trái tim bạn đọc phải xao xuyến về Hà Nội thương.
- Chiều xuân - Anh Thơ: Qua bài thơ Chiều xuân, tác giả khắc họa vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, đồng thời bộc lộ tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
- Trăng sáng trên đầm sen - Chu Tự Thanh: Văn bản ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người trong đêm trăng sáng; đặc biệt là vẻ đẹp của đầm sen được tác giả khắc họa rõ nét thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn trắc ẩn của tác giả.
- Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới: Qua tác phẩm, chúng ta trân quý và tự hào về cô gái này hơn. Đồng thời qua tác phẩm, nhà văn muốn kêu gọi mọi người hãy dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi quyền công bằng giáo dục cho phụ nữ và trẻ em.
- Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI: Văn bản đề cập đến những hành trang cần thiết mà người trẻ cần chuẩn bị cho thế kỉ XXI. Qua đó khẳng định sự bất định của thế giới trong tương lai và nhắc nhở người trẻ về việc chuẩn bị những hành trang (tri thức, kĩ năng, thái độ) cho thế kỉ mới.
- Công nghệ AI của hiện tại và tương lai: Văn bản đề cập đến vai trò của AI đối với cuộc sống và thế giới con người trong hiện tại và tương lai. Qua đó, người đọc thấy điểm mạnh, điểm yếu của AI đối với cuộc sống của con người.
- Hình tượng con người chinh phục thế giới trong Ông già và biển cả: Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ để biến ước mơ thành hiện thực.
- Lời tiễn dặn: Tác phẩm thể hiện niềm xót thương của chàng trai và nỗi tuyệt vọng đau khổ của cô gái. Đồng thời tố cáo tập tục hôn nhân xưa, tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, đòi quyền yêu thương hạnh phúc cho con người.
- Tú Uyên gặp Giáng Kiều: Đoạn trích thể hiện tình yêu chân thành, sắc sảo bằng những câu văn trữ tình, đậm nét dân tộc và phản ánh mong muốn về một cuộc sống tự do, không khó khăn, loạn lạc.
- Người ngồi đợi trước hiên nhà: Bài tản văn kể về số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Qua đó phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác.
- Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu: Văn bản kể về việc Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng.
- Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một: Văn bản Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ và thiên nhiên đất nước tươi đẹp. Đồng thời kêu gọi và tuyên truyền về việc bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên.
- Đồ gốm gia dụng của người Việt: Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt nói về nguồn gốc và quá trình phát triển cũng như cách sử dụng đồ gốm qua từng thời kì.
- Chân quê - Nguyễn Bính: Bài thơ là hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương Tây xa lạ.
- Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai: Văn bản đề cập đến việc giải thích, chứng minh, kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết từ đó người đọc có thể hiểu được lí do vì sao tàu điện lại có dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội.
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng: Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.
- Sống, hay không sống - đó là vấn đề: Bài thơ Chí khí anh hùng của Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ quan điểm chí nam nhi: là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương.
- Chí khí anh hùng - Nguyễn Công Trứ: Bài thơ Chí khí anh hùng của Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ quan điểm chí nam nhi: là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương.
- Âm mưu và tình yêu - Si-le: Âm mưu và tình yêu là tác phẩm tố cáo chế dộ phong kiến mãnh liệt nhất của Sile. Xung đột của vở kịch được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giữa tình yêu trong trắng, thắm thiết của một đôi trai tài, gái sắc và những âm mưu xấu xa, đen tối của triều đình phong kiến cùng bọn quan lại.
- Chiều sương - Bùi Hiển: Qua câu chuyện, người đọc cảm nhận được sự vất vả, khó khăn, và sự gan dạ, kiên trì của người chài trong việc đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt.
- Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp: Truyện ngắn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nạn săn bắt động vật trái phép. Con người cần ý thức bảo vệ các loài động vật nói riêng và bảo vệ thiên nhiên nói chung để góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Tảo phát Bạch Đế thành - Lý Bạch: Bài thơ Tảo phát Bạch Đế thành của nhà thơ Lý Bạch mô tả cuộc hành trình của ông từ Bạch Đế đến Giang Lăng, nơi ông rời bỏ để bắt đầu một hành trình mới.
- Kiến và người - Trần Duy Phiên: Tác phẩm kể về là câu chuyện của sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.
- Trao duyên - Nguyễn Du: Đoạn thơ thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa, bế tắc, tiếc nuối, tuyệt vọng, của Thúy Kiều khi trao duyên cho em; đồng thời ca ngợi tấm lòng vị tha, đức hi sinh cao quý của Thúy Kiều.
- Độc “Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du: Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến.
- Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu: Tác phẩm đã thể hiện cách tiếp nhận của Tố Hữu về quá khứ, đồng thời gắn kết tư tưởng của cha ông ta ngày xưa với tinh thần của thời đại ta ngày nay.
- Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh: Đoạn trích thể hiện nỗi niềm khó tả, những cảm xúc đa chiều của Thúy Kiều khi hầu rượu Thúc Sinh và Hoạn Thư. Đồng thời, tác giả còn thể hiện niềm xót thương cho người con gái "tài hoa bạc mệnh".
- Nguyệt cầm - Xuân Diệu: Bài thơ có nội dung là trường hợp thể hiện tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire: tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả những rung cảm.
- Thời gian - Văn Cao: Bài thơ thể hiện những suy tư về thời gian và niềm tin mãnh liệt của tác giả vào sự trường tồn của nghệ thuật và tình yêu.
- Ét-va Mun-chơ và “Tiếng thét”: Văn bản đề cập đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng sâu trong bức tranh "Tiếng thét". Qua đó, người đọc cảm nhận một cách rõ nét hơn những dụng ý của người họa sĩ ẩn sau bức tranh. Đồng thời thấu hiểu hơn về cảm xúc của nhân vật chính và nghệ thuật vẽ tài tình của người họa sĩ.
- Gai - Mai Văn Phấn: Văn bản đề cập đến hình ảnh "bông hồng" và “gai” đồng thời thể hiện vẻ đẹp của bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cao là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện.
- Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự: Đây là một câu chuyện lịch sử về một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cụ Phan Bội Châu đối với dân tộc Việt Nam, cũng như sự nỗ lực của ông trong việc giáo dục, truyền đạt tinh thần đấu tranh cho thế hệ sau.
- Tôi đã học tập như thế nào?: Văn bản cho ta thấy được tầm quan trọng của việc tự học, việc đọc sách. Có thể thấy, tác giả nhận thức rõ ràng và sâu sắc về vai trò và giá trị của việc đọc sách đối với sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ mỗi người.
- Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của tác giả – một vẻ đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.
- Xà bông "con vịt" - Trần Bảo Định: Văn bản đề cập việc Cai Tuất cùng một số nhân sĩ yêu nước mở xưởng sản xuất bông “Con vịt” để người Việt có thể dùng đồ Việt, nhưng bị thực dân Pháp đàn áp. Văn bản đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước của Cai Tuất, thà đốt xưởng xà bông chứ không để rơi vào tay thực dân Pháp.
1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt
* Cách giải thích nghĩa của từ:
- Phân tích nội dung nghĩa của từ.
- Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.
- Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ.
- Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
* Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói:
- Đa dạng về ngữ điệu (gấp gáp, chậm rãi; to, nhỏ;...), góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.
- Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ chêm xen, đưa đẩy...
- Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp.
- Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ...
* Đặc điểm phương tiện giao tiếp ngôn ngữ:
- Phát âm chuẩn, không nói nhanh quá hoặc chậm quá.
- Nhịp độ nói cần lúc trầm, lúc bổng, có điểm nhấn mới hấp dẫn người nghe.
- Lối nói lịch sự, đôi lúc dùng lối nói ẩn ý, tế nhị khéo léo.
* Đặc điểm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:
- Âm thanh (tiếng kêu, nhạc,...).
- Hình ảnh (nét mặt, dáng vẻ, trang phục, di chuyển, hành vi, cử chỉ...).
- Ký hiệu (công thức, tranh ảnh,...) được sử dụng trong quá trình giao tiếp.
* Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết:
- Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.
- Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
- Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.
- Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ..
* Đặc điểm của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường:
- Hiện tượng điều trật tự từ ngữ.
- Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ.
- Hiện tượng tách biệt.
* Đặc điểm của biện pháp tu từ đối:
- Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong thơ (đặc biệt là thể thơ Đường luật bát cú), trong văn xuôi ở cấp độ câu, đoạn văn hoặc văn bản.
- Tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hoà theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam.
- Miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng.
* Đặc điểm của biện pháp tu từ lặp cấu trúc:
- Lặp cấu trúc là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp, nhằm nhấn mạnh ý tưởng và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.
- Lặp cấu trúc thường được dùng nhiều ngôn ngữ văn chương.
* Một số kiểu lỗi về thành phần câu:
- Thiếu thành phần chủ ngữ.
- Thiếu thành phần vị ngữ.
- Thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
- Không phân định rõ các thành phần câu.
- Sắp xếp sai trật tự thành phần câu.
Bài tập minh họa
Trong phần đầu tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau:
- Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chú bé? Hay bêu mưu lắm, phải không?
- Con học theo thánh thi à? Ai dạy? Ông có hiểu không? Ác à? Lẽ nào? Nhưng con nghịch lắm phải không?
Khi đọc các lời thoại trên, bạn có thể nghe được giọng nói của những ai? Do đâu mà các lời thoại tạo được hiệu quả như vậy?
Lời giải chi tiết:
- Cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau. Nhưng người đọc có thể nghe thấy trong các câu hỏi của Đức Giám mục cả câu trả lời của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.
- Ví dụ:
+ Trước câu hỏi “Có thể thôi à?” chắc chắn Pê-xcốp đã trả lời cậu lên 6, 7 tuổi; giữa hai câu hỏi “Ai dạy Ông có hiển không?” chắc chắn Pê-xcốp đã trả lời ông ngoại dạy (thánh thị) ...
+ “Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chứ bé? Hay bêu mưa lắm, phải không?” “Con học theo thánh thi à? Ai dạy: Ông có hiền không? Ác à? Lẽ nào! Nhưng con nghịch lắm phải không?”
=> Nhận xét: Điều này vừa làm tăng nhịp độ đối thoại vừa có tác dụng làm nổi bật cách làm chủ tình hình và cách nói năng thân mật đi thẳng vào lòng người của nhân vật Giám mục Cri-xan-phơ, đồng thời tạo bước chuyển hợp lí trong cách cư xử với mọi người của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.
Lời kết
Học xong bài Ôn tập Học kì 2, các em cần nắm:
- Nắm được nội dung chính về văn bản đã học.
- Vận dụng được các kiến thức phần Tiếng Việt áp dụng vào viết văn bản.
- Nắm được quy trình viết một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Soạn bài Ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Bài học Ôn tập Học kì 2 nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
-
Soạn bài đầy đủ Ôn tập Học kì 2
-
Soạn bài tóm tắt Ôn tập Học kì 2
Hỏi đáp bài Ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247