Tiếp nối chủ đề Bài 7: Những điều trông thấy (Nguyễn Du và tác phẩm), HỌC 247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Độc “Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Qua bài thơ, Nguyễn Du đã thể hiện sự xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng nói chung. Mời các em cùng tham khảo
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Nguyễn Du
a. Tiểu sử:
- Nguyễn Du (1765 – 1820). Tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Ông là Đại thi hào dân tộc Việt Nam.
- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX.
- Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
- Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn
c. Đặc điểm sáng tác:
- Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.
- Lên án, tố cáo xã hội phong kiến: những thế lực đen tối chà đạp con người.
1.1.2. Tác phẩm
a. Thể loại:
Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ ở Trung Quốc.
c. Bố cục văn bản:
- Hai câu đề: Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lạ.
- Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.
- Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh.
- Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình với số phận của nàng Tiểu Thanh
* Chủ thể trữ tình:
- Căn cứ nhận biết: tôi, ta, chúng ta, anh, em, hoặc nhập vai, chủ thể ẩn.
- Trong văn bản: “ngã” = ta.
+ Tố Như = tên hiệu của Nguyễn Du = tác giả.
=> Nhận xét: Chủ thể trữ tình và tác giả là một.
* Tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình với số phận của nàng Tiểu Thanh:
Tây Hồ hoa uyển tận thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
- Câu 1: Cảnh đẹp (Tây Hồ) hóa gò/bãi hoang đối lập: Hình ảnh gợi nỗi buồn thương trước sự đổi thay, phai tàn của cái đẹp.
- Câu 2: nhất chỉ thư (một tập giấy mỏng), độc điếu (một mình ta thương khóc).
=> Nhận xét: Từ ngữ đồng nghĩa (độc, nhất): Hình ảnh gợi nỗi niềm thương xót, ái ngại trước thân phận bé mọn của nàng Tiểu Thanh. Tâm thế cô đơn của nhân vật trữ tình và số phận hẩm hiu cô độc của Tiểu Thanh.
- Câu 3, 4:
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
- Đối, ẩn dụ tượng trưng: son phấn - sắc đẹp, văn chương - tài năng: Thể hiện thái độ trân trọng, niềm tin sẽ tìm được tri âm ở hậu thế.
- Hận, đốt - vương: Gợi niềm thương xót cho số phận của Tiểu Thanh.
- Câu 5, 6:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
- Từ ngữ, biện pháp tu từ đối: thể hiện nỗi đau đời và tiếng kêu thương cho số phận của những ai tài hoa mà bạc mệnh.
- Trời khôn hỏi, ta tự coi như người cùng một hội: Cho thấy sự ai oán, đồng cảm với những kẻ tài hoa mà bạc mệnh đạt đến mức tri âm.
KẾT LUẬN: Sáu câu thơ đầu: Niềm xót thương cho số kiếp hồng nhan bé mọn, hẩm hiu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh.
- Hai câu cuối: Niềm xót thương cho bản thân (Tố Như) và nỗi mong mỏi có bạn tri âm, ít ra là trong hậu thế.
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
- Mối liên hệ giữa sáu dòng thơ đầu với hai dòng thơ cuối có mối liên hệ chặt chẽ theo logic liên tưởng tương đồng.
- Tác giả “trông người lại ngẫm đến ta”, thấy càng “thương người” thì càng “thương mình”, hướng về hậu thế bày tỏ nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời.
1.2.2. Cảm hứng chủ đạo và thông điệp
- Cảm hứng chủ đạo: Niềm cảm thương chân tình sâu xa đối với những số phận như nàng Tiểu Thanh và những khách văn nhân như bản thân nhà thơ Nguyễn Du.
- Thông điệp: Tình tri âm, tri kỉ hay là sự thấu cảm và tình thương yêu giữa người với người là vô cùng quý báu, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.
1.3.2. Về nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ.
- Hình ảnh thơ hàm súc, giàu giá trị biểu tượng.
Bài tập minh họa
Bình luận ý kiến cho rằng: trong các nhân vật Tiểu Thanh (Độc “Tiểu Thanh kí”), Thúy Kiều (Truyện Kiều) đều có hình bóng của Nguyễn Du.
Lời giải chi tiết:
- Em hoàn toàn đồng tình với ý kiến: trong các nhân vật Tiểu Thanh (Độc “Tiểu Thanh kí”), Thúy Kiều (Truyện Kiều) đều có hình bóng của Nguyễn Du.
- Trong Truyện Kiều, Thúy Kiều được miêu tả với nhiều đặc điểm, tư tưởng, phẩm chất tương đồng với Nguyễn Du. Thúy Kiều được xem là một nhân vật thông minh, tài năng, trí tuệ, với tâm hồn nhạy cảm, ước mơ cao cả, đầy tình yêu thương và nỗi đau khổ. Các đặc điểm này cũng có thể thấy trong những tác phẩm thơ của Nguyễn Du.
- Tương tự, nhân vật Tiểu Thanh trong tác phẩm Độc "Tiểu Thanh kí" cũng mang những đặc trưng của Nguyễn Du. Tiểu Thanh là một nhân vật trầm lặng, lặng lẽ, đơn độc, yêu thích văn học, văn chương, với sự tinh tế trong cảm nhận tình yêu và tình bạn. Các đặc điểm này cũng phản ánh tư tưởng, tâm hồn, suy nghĩ của Nguyễn Du trong những tác phẩm thơ của ông.
Lời kết
Học xong bài Độc “Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du, các em cần:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Soạn bài Độc “Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến. Đồng thời thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:
- Soạn bài đầy đủ Độc “Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du
- Soạn bài tóm tắt Độc “Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du
Hỏi đáp bài Độc “Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Độc “Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du
Qua bài thơ Độc “Tiểu Thanh kí”, Nguyễn Du thể hiện sự xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh - một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng nói chung. Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, ông đã đặt vấn đề: quyền sống của người nghệ sĩ, sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247