Nhằm giúp các em tìm hiểu tác phẩm Đọc kết nối chủ điểm trong chủ đề Bài 7, HỌC 247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Với nội dung bài giảng chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em thực hành tìm hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm cụ thể. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Nguyễn Du
a. Cuộc đời:
- Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên.
- Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.
- Sáng tác bằng chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn,...
1.1.2. Tác phẩm
a. Thể loại:
Đoạn trích thuộc thể thơ lục bát.
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Văn bản trích từ câu 1799 – 1884 trong “Truyện Kiều”, là cảnh Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư.
c. Bố cục văn bản:
- Phần 1: Thúc Sinh trở về thăm nhà, Hoạn Thư đon đả, vui vẻ ra đón chàng.
- Phần 2: Hoạn Thư và Thúc Sinh cùng nhau bày tiệc rượu hàn huyên, tâm tình.
- Phần 3: Hoạn Thư gọi Thúy Kiều được gọi ra hầu rượu vợ chồng mình để hạ nhục Kiều và răn đe Thúc Sinh.
- Phần 4: Thúc Sinh khi chứng kiến Thúy Kiều hầu rượu đã ngờ ngợ nhận ra đó là nàng, tâm trạng từ đó cũng thay đổi, trở lại tâm trạng buồn bã, gan héo ruột đầy, nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Các sự kiện chính
- Thúc Sinh về thăm nhà, Hoạn Thư vui vẻ đón chào.
- Hoạn Thư bày tiệc hàn huyên, tâm tình cùng Thúc Sinh.
- Hoạn Thư gọi Thúy Kiều ra hầu rượu để hạ nhục nàng và răn đe Thúc Sinh.
- Thúc Sinh nhận ra Thúy Kiều và thương xót chứng kiến cảnh nàng hầu rượu.
1.2.2. Tâm trạng Thúy Kiều
- Ngỡ ngàng khi gặp lại Thúc Sinh:
“Bước ra một bước một dừng”
=> Xót xa khi nhận ra Thúc Sinh đã có vợ “tình mới rõ tình”.
- Đau đớn khi biết rõ mưu kế và con người thật của Hoạn Thư:
Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai
Chước đâu có chước lạ đời?
Người đâu mà lại có người tinh ma?
Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao.”
- Tiếc nuối cho duyên phận của mình:
Lỡ làng chút phận thuyền quyên
Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh”.
=> Tâm trạng Kiều theo thời gian: càng trở nên nặng nề, đau đớn, càng nghĩ càng cay đắng, khóc than cho phận mình đầy oan trái, nghiệt ngã.
Tâm trạng ngổn ngang của Thuý Kiều khi hầu rượu Hoạn Thư và Thúc Sinh
1.2.3. Hoạn Thư và Thúc Sinh
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Đoạn trích thể hiện nỗi niềm khó tả, những cảm xúc đa chiều của Thúy Kiều khi hầu rượu Thúc Sinh và Hoạn Thư. Đồng thời, tác giả còn thể hiện niềm xót thương cho người con gái "tài hoa bạc mệnh" - những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh, không thể phản kháng, chỉ biết lặng lẽ chấp nhận một mình, mặc cho dòng đời xô ngã, quyết định vận mệnh thay họ.
1.3.2. Về nghệ thuật
- Nhân vật phản diện được khắc họa theo lối hiện thực hóa bằng những biện pháp cu thể, hiện thực.
- Đoạn trích là nơi tập trung những cái hay, cái đẹp, cái hoàn thiện của ngôn ngữ văn học dân tộc.
Bài tập minh họa
Cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều qua hai dòng thơ độc thoại nội tâm dưới đây như thế nào?
Lỡ làng chút phận thuyền quyên
Bể sâu sóng cả có tuyền được vay
Lời giải chi tiết:
- Cảnh ngộ: Thúy Kiều đại diện cho người phụ nữ thời kì phong kiến với số phận bị vùi dập, dẫm đạp, hành hạ bởi những hủ tục.
- Tâm trạng: Thúy Kiều cảm thấy mình lạc lối trong con sóng đời, không biết điều gì sẽ đến và không biết phải làm sao để vượt qua những khó khăn này.
Lời kết
Học xong bài Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh, các em cần:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm.
- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.
Soạn bài Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Đoạn trích Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh thể hiện nỗi niềm khó tả, những cảm xúc đa chiều của Thúy Kiều khi hầu rượu Thúc Sinh và Hoạn Thư. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:
- Soạn bài đầy đủ Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
- Soạn bài tóm tắt Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Hỏi đáp bài Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Qua đoạn trích Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh, ta thấy xót thương cho người con gái "tài hoa bạc mệnh". Họ đều là những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh, không thể phản kháng, chỉ biết lặng lẽ chấp nhận một mình, mặc cho dòng đời xô ngã, quyết định vận mệnh thay họ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247