YOMEDIA
NONE

Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp - Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với nội dung bài giảng chi tiết, dễ hiểu sẽ giúp các em phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học đối với cuộc sống; đồng thời mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc. Chúc các em có nhiều tiết học bổ ích!

ATNETWORK
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Nguyễn Huy Thiệp

a. Cuộc đời:

- Nguyễn Huy Thiệp (1950- 2021).

- Sinh tại Thái Nguyên, quê gốc ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.

- Ông là nhà văn có đóng góp trong việc đổi mới nội dung và hình thức nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam đương đại.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950- 2021)

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Nổi tiếng với các thể loại truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết, phê bình văn học.

- Tác phẩm nổi bật như: Tướng về hưu, Không có vua, Những ngọn gió Hua Tát, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần...

- Truyện ngắn của ông đề cập đến nhiều vấn đề nóng hổi của đời sống đương đại và khá đa dạng trong cách viết.

1.1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Muối của rừng là tác phẩm nằm trong một chuỗi các tác phẩm về đề tài đi săn của tác giả.

b. Thể loại:

Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1: Từ đầu đến “ma đuổi như thế này”: Ông Diểu và quá trình thức tỉnh trước thiên nhiên

- Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đẹp về gia đình khỉ và lòng trắc ẩn của ông Diểu.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Mùa xuân, sau khi kết thúc tết Nguyên Đán, ông Diểu với bộ quần áo gọn gàng, đội mũ và mang theo khẩu súng hai nòng tuyệt vời được con trai ông gửi từ nước ngoài để vào rừng đi săn. Ông đi sâu vào rừng, theo theo chân núi đá vôi đến cánh rừng dâu da để săn khỉ. Khi ông thấy gia đình của những chú khỉ bao gồm khỉ đực, khỉ cái và khỉ con đang chăm sóc lẫn nhau, ông quyết định bắn khỉ bố. Ông cho rằng nó là đồ gia trưởng, ô trọc và phóng đãng. Khi khỉ con ôm cây súng và lao xuống vực để cứu khỉ bố và khỉ mẹ, ông cảm thấy tội lỗi và nhận ra giá trị thủy chung cũng như tình cảm tuyệt vời của loài vật. Ông Diểu quyết định buông tha con mồi và về trở về khi súng đã mất, quần áo cũng chẳng còn vì băng bó cho khỉ đực. Trên đường về nhà, ông may mắn tìm thấy hoa tử huyền, một loại hoa chỉ nở một lần mỗi ba mươi năm, được coi là điềm báo của sự thanh bình và mùa màng thịnh vượng của đất nước.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Các sự kiện chính, ngôi kể, điểm nhìn

a. Các sự kiện chính:

- Mùa xuân, ông Diểu đi săn, ông bắn hạ khỉ bố.

- Khỉ bố bị thương nặng khỉ mẹ cứu khỉ bố.

- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và rơi xuống vực với khẩu súng.

- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khỉ mẹ lẽo đẽo theo sau.

- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó.

- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đóa hoa tử huyền nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.

b. Ngôi kể, điểm nhìn:

- Ngôi kể thứ ba.

- Điểm nhìn: nhân vật ông Diểu.

1.2.2. Nhân vật ông Diểu

Ngoại hình: Tuổi trung niên, thấp khớp đôi lúc cũng nhanh nhẹn dẻo dai

Hành động: Bắn hạ khỉ bố, đuổi theo khỉ con, tha chết cho khỉ bố và băng bó cho nó, trở về nhà

Nội tâm:

=> Nhận xét: Nhân vật ông Diểu được xây dựng từ ngoại hình, hành động, nội tâm nhưng chủ yếu tính cách được thể hiện chủ yếu qua hành động, nội tâm. Nhân vật đã có sự chuyển biến suy nghĩ và tính cách: từ cách nhìn nhận và hành xử đối với gia đình khỉ mang tính áp đặt chủ quan, có phần vô cảm, ông động lòng trắc ẩn tha cho gia đình khỉ.

1.2.3. Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật

=> Nhận xét: Lời người kể chuyện giúp dẫn dắt tiến trình phát triển của câu chuyện một cách khách quan, lời nhân vật thể hiện đặc điểm con người của nhân vật.

1.2.4. Ý nghĩa hình tượng “Muối của rừng” và thông điệp của truyện ngắn

- Muối của rừng chính là kết tinh của quá trình cái thiện chiến thắng cái ác trong mỗi con người.

- Thông điệp của tác giả: mối quan hệ gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Chỉ khi nào con người nhận thức được ý nghĩa thực sự của cuộc sống chọn đứng về cái thiện thì lúc đó thiên nhiên mới ban phát quà tặng cho con người.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Truyện ngắn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nạn săn bắt động vật trái phép. Con người cần ý thức bảo vệ các loài động vật nói riêng và bảo vệ thiên nhiên nói chung để góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn.

- Tình tiết hấp dẫn, xung đột, kịch tính.

- Nhân vật chân thực, sinh động.

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

Bài tập minh họa

Theo bạn, truyện ngắn Muối của rừng hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?

 

Lời giải chi tiết:

- Theo em, truyện ngắn Muối của rừng hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện cũng như cách kể chuyện của tác giả. 

- Bởi lẽ, thông qua những phương diện khác nhau, người đọc lại cảm nhận được những giá trị đặc sắc khác nhau. Trước hết, ở phương diện nội dung, dưới ngòi bút tài năng của mình, tác giả không đơn thuần chỉ kể câu chuyện đi săn của nhân vật ông Diểu mà còn khéo léo gửi gắm những vấn đề nhân sinh rất phổ quát. Đó là cuộc đấu tranh không ngừng giữa thiện và ác, giữa con người và thế giới tự nhiên. Cụ thể: con người xuất hiện trong một cuộc đi săn, dưới sự cứu rỗi của cái đẹp đã xóa dần những tấm màn ảo tưởng, những định kiến mà họ tự dựng lên và tin vào trước đó. Cuối cùng con người đối mặt với chính mình – dù trần trụi, lạnh lùng nhưng vô cùng đẹp đẽ với thứ duy nhất còn lại chính là thiên lương thuần khiết. 

- Bên cạnh giá trị về nội dung, giá trị trong nghệ thuật cách kể chuyện cũng chính là yếu tố tạo nên sự thành công của tác phẩm. Nguyễn Huy Thiệp khéo léo sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ mang tính triết lý sâu sắc trong một giọng văn lạnh lùng, kiêu bạc thấm đẫm con chữ. Cách xây dựng nhân vật và tình huống truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã được “lạ hóa”, chẳng giống bất kỳ ai. Một ông lão, cô độc, vào rừng đi săn trong một sớm xuân. Đọc “Muối của rừng” để thấy truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải chỉ có cái ác, cái xấu xa, cái ti tiện. Bức tranh về số phận con người trong những tác phẩm của ông không chỉ toàn màu đen. Ở đó vẫn ngời sáng những nhân cách đẹp, những tâm hồn thuần khiết, sáng trong tựa suối nguồn.

QUẢNG CÁO

Lời kết

Học xong bài Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại.

- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học đối với cuộc sống.

- Liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.

Soạn bài Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Truyện ngắn Muối của rừng kể về cuộc đi săn vào một ngày xuân rất đẹp của ông Diểu. Ông Diểu nhắm bắn một con khỉ đực, và từ đó nhiều sự việc liên tiếp xảy ra với ông Diểu, khiến ông Diểu thay đổi nhận thức của mình về thế gới tự nhiên và với chính mình. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn bài đầy đủ Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp
  • Soạn bài tóm tắt Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp

Hỏi đáp bài Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp

Qua tác phẩm Muối của rừng, tác giả đã cho thấy bức tranh phản chiếu thái độ sống của con người. Khi con người biết bảo vệ, biết dành tình yêu cho thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ mang lại rất nhiều tài nguyên cho con người. Văn bản là bức tranh thiên nhiên, lòng trắc ẩn của con người. Qua đó thấy được tệ nạn săn bắn thú rừng ở Việt Nam và lời kêu gọi con người bảo vệ thiên nhiên. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON