YOMEDIA
NONE

Người ngồi đợi trước hiên nhà - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Tiếp nối chủ đề Bài 3: Khát khao đoàn tụ (Truyện thơ), HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài học Đọc kết nối chủ điểm: Người ngồi đợi trước hiên nhà thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Nội dung bài giảng sẽ giúp các em trân quý hình ảnh những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ cho công cuộc giải phóng đất nước. Chúc các em có nhiều tiết học bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Huỳnh Như Phương

a. Cuộc đời:

- Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán Quảng Ngãi.

- Nguyên Trưởng khoa Ngữ văn và Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Như Phương

Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Như Phương

b. Phong cách sáng tác:

Không rộn ràng khái niệm, không rộn ràng thuật ngữ, giáo sư Huỳnh Như Phương chinh phục người đọc bằng những nhận định sắc bén nhưng điềm đạm với một kiểu văn phong mềm mại nhưng quả quyết.

c. Tác phẩm tiêu biểu: 

- Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986);

- Trường phá thức Nga (2007);

- Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008);

- … 

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

- Tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà thuộc thể loại tản văn.

- Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà được trích trong Thành phố - những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018.   

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.

- Phần 2: Tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.

- Phần 3: Còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của dì. 

d. Tóm tắt tác phẩm:

Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà kể về số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Vợ chồng dì Bảy mới lấy nhau vỏn vẹn có một tháng. Dì kiên nhẫn chờ chồng mình suốt 20 năm trời đến ngay cả khi dì biết chồng mình đã bỏ mạng ở chiến trường dì vẫn một lòng chung thủy không hề rung dộng trước bất kì ai.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Nhân vật dì Bảy 

a. Hoàn cảnh:

- Mới lấy nhau được 1 tháng, Dượng Bảy đã phải ra Bắc tập kết và Đôi người đôi ngả.

- Cuối năm 1975 gia đình nhận được giấy báo tử: dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng à Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, dì dượng đã phải chia ly mãi mãi.

 

b. Tính cách, phẩm chất:

- Yêu thương chồng:

+ Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.

+ Cầu nguyện cho dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường.

Hình ảnh dì bảy ngồi chờ chồng trước hiên nhà

Hình ảnh dì Bảy ngồi chờ chồng trước hiên nhà

- Thủy chung, tình nghĩa:

+ Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.

+ Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì nhưng lòng dì đã không còn rung động. Dù cho có cô đơn, lẻ loi dì Bảy vẫn một lòng thủy chung với người chồng đã khuất của mình.

=> Nhận xét: Dì Bảy là người phụ nữ đức hạnh, đại diện cho phẩm chất của những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng hi sinh cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình, nén nỗi đau cá nhân vào bên trong, âm thầm góp sức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

1.2.2. Nhân vật dượng Bảy

a. Gia cảnh: Dượng Bảy người Tam Kỳ (Quảng Nam), mồ côi cả cha mẹ, đi bộ đội, đóng quân ở làng tôi, thầm yêu dì, rồi đơn vị đứng ra làm lễ cưới.

 

b. Số phận đau thương:

- Chỉ một tháng sau khi lấy vợ đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả.

- Dượng hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.

=> Nhận xét: Dượng Bảy đại diện cho những người anh hùng ra đi bỏ lại đằng sau là gia đình, người thân. Chiến đấu để giải phóng dân tộc, để nhân dân được bình yên hạnh phúc. Nhưng lại không có cái may mắn được chứng kiến ngày đất nước được giải phóng

 

c. Yêu thương gia đình.

- Thỉnh thoảng dượng lại gửi thư về, lá thư được gói trong bọc ni-lông bé tí.

- Gần cuối cuộc chiến tranh, tin nhắn của dượng về nhà thường xuyên hơn.

- Khi bị lỡ mất chuyến xe về thăm gia đình. Dượng nhờ một người đi đường báo tin cho gia đình và gửi tặng dì chiếc nón bài thơ.

=> Nhận xét: Dượng Bảy luôn nhớ tới gia đình, luôn nhớ tới người vợ tảo tần, phải chịu nhiều thiệt thòi, vất vả.

1.2.3. Thông điệp, ý nghĩa của văn bản

- Ca ngợi đức hi sinh cao cả, thầm lặng, phẩm chất thủy chung, tình nghĩa của những người vợ có chồng tham gia chiến tranh.

- Xót thương cho những người lính phải bỏ mạng nơi chiến trường.

- Tố cáo chiến tranh tàn ác đã đẩy những gia đình vào cảnh li tán, chia lìa.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài tản văn kể về số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Qua đó phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác. Đồng thời ca ngợi những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Ngôn ngữ giàu chất thơ, lắng đọng cảm xúc.

- Cách miêu tả nhân vật chân thật, sinh động.

- Nghệ thuật kể chuyện nhẹ nhàng, lôi cuốn.

Bài tập minh họa

Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại.

 

Phương pháp giải:

- Dựa vào những câu chuyện, những trải nghiệm của bản thân.

- Chia sẻ câu chuyện về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống với các bạn cùng lớp.

 

Lời giải chi tiết:

Trong đại dịch Covid-19, đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp: bệnh viện quá tải, nhiều bệnh nhân nguy kịch, thiếu nhân lực và trang thiết bị y tế….đã có rất nhiều “anh hùng áo trắng” đã xung phong được lên tuyến đầu, điều trị và cứu chữa cho các bệnh nhân nguy kịch. Các y, bác sĩ ở tuyến quan trọng cũng đồng nghĩa với ở nơi nguy hiểm nhất, ngày ngày tiếp xúc với dịch bệnh; cho nên việc trở về nhà bên gia đình thường xuyên là không thể; họ phải ở lại bệnh viện hàng ngày, hàng tuần thậm chí là hàng tháng. Gia đình, vợ chồng, con cái của những y bác sĩ ấy cũng vì thế mà không thể gặp mặt họ, bị chia ly và xa cách bởi tình hình dịch. Khát vọng đoàn tụ, sự lo lắng về sức khỏe của người thân vẫn luôn thường trực trong mỗi người ở nhà. Con cái không thể gặp cha mẹ, chỉ có thể nhìn qua chiếc màn hình điện thoại, thậm chí là không cả có thời gian để liên lạc về nhà. Có đôi khi, qua chiếc màn hình ấy, chỉ vang lên tiếng khóc nấc vỡ òa của đứa con vì nhớ bố mẹ, của người vợ/ chồng vì lo cho bạn đời hay của cha mẹ vì thương con cái mình phải vất vả. Ở bên này, những y bác sĩ chỉ biết lặng lẽ che giấu cảm xúc, tiếp tục vững lòng, mặc “áo giáp”, tiếp tục vật lộn, đấu tranh vì sự sống cho bệnh nhân. Giờ đây, khi dịch bệnh đã qua đi nhưng những câu chuyện về ngày tháng xa cách vì đại dịch ấy vẫn còn in sâu trong tâm trí không chỉ những y, bác sĩ và gia đình họ mà còn hằn rõ trong tâm trí những người chứng kiến khoảnh khắc chia li ấy, khắc khoải cả trong tim mỗi người con Việt Nam.

Lời kết

Học xong bài Người ngồi đợi trước hiên nhà, các em cần:

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chính thể của tác phẩm.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của tác phẩm.

Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà - Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Người ngồi đợi trước hiên nhà - Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà

Qua tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà, ta thấy hình ảnh những người phụ nữ tần tảo, thủy chung, son sắt họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON