YOMEDIA
NONE

Chiều sương - Bùi Hiển - Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Mở đầu chủ đề Bài 6: Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn), HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Chiều sương - Bùi Hiển thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp chi tiết, rõ ràng nhằm giúp các em nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Bùi Hiển

a. Cuộc đời:

- Bùi Hiển (1919 - 2009) là một nhà văn Việt Nam.

- Ông từng tham gia làm việc với nhóm nhà văn Tự lực văn đoàn.

- Bùi Hiển sinh ra tại Nghệ An trong một gia đình khá giả và sớm được tiếp xúc với văn hóa Việt Nam.

Nhà văn Bùi Hiển

Nhà văn Bùi Hiển (1919 - 2009)

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Bùi Hiển là nhà văn chủ yếu viết về tác phẩm truyện ngắn, ông cũng là nhà văn có những sáng tác truyện ngắn nổi bật với bút pháp chân thực và cái nhìn đầy tinh tế về hiện thực cuộc sống con người.

- Ông nổi tiếng trong làng văn học Việt năm lúc bấy giờ với tác phẩm Nằm vạ (1941).

1.1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Chiều sương in trong tập truyện ngắn Nằm vạ sáng tác vào năm 1941.

b. Thể loại:

Văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1 (Từ đầu đến “từ chối bao giờ”): Cảnh vật làng chài và cuộc gặp gỡ với lão Nhiệm Bình.

- Phần 2 (Còn lại): Những câu chuyện đi biển kì ảo.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Chiều sương kể về chàng được gặp lão Nhiệm Bình, một người đi chài lưới đã từng trải qua rất nhiều điều kỳ bí trên biển. Ông kể cho chàng nghe về những câu chuyện mà ông đã trải qua khi ngồi câu đêm, hay những điều kỳ lạ mà người đi biển gặp phải xung quanh mạn thuyền. Những người chài biển hàng ngày đều biết rõ về cuộc sống cực khổ mà họ phải đối mặt để kiếm sống. Họ hy vọng mỗi chuyến đi sẽ đánh bắt được nhiều hải sản để mang về bán. Thế nhưng, trong một lần ra khơi, thời tiết bất ngờ trở nên đáng sợ như đang báo hiệu một trận cuồng phong đến gần. Mặc dù những người thuyền chài phản ứng rất nhanh nhạy, nhưng họ vẫn không thể đối phó với sức mạnh của cơn giông lốc. Con thuyền như bị lật ngược, những người chài phải cố gắng bám trụ vào nó để tồn tại. Cuộc sống của những người chài biển vẫn luôn đầy khó khăn và cực nhọc, nhưng đối với họ, đó là công việc hàng ngày mà họ phải đương đầu. Trên đường trở về, họ lại gặp một chiếc thuyền khác trên biển, nhưng nó cũng nhanh chóng biến mất như bóng ma. Rồi, họ lại gặp một người đang trôi dạt trên mặt biển và đã được những người chài vớt lên. Khi trở về bờ, họ mới biết con thuyền đó đã bị đánh tan tành. Với những người chài biển, mỗi lần ra khơi đều như một lần bước vào cửa tử, nhưng họ vẫn không ngừng chiến đấu để kiếm sống.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Những đặc điểm của truyện ngắn hiện đại được thể hiện trong văn bản

a. Câu chuyện:

- Vào một buổi chiều sương lãng đãng, chàng trai đã được nghe lão Nhiệm Bình thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông). Chuyến đi biển đã gặp một trận bão tố lớn, nhóm bạn chài đã suýt mất mạng. Trên đường về, trong không gian mù mịt mờ sương họ đã gặp một chiếc “thuyền ma” mà sau này họ mới biết người trên thuyền đã bỏ mạng sau một trận bão tố.

Hình ảnh chiếc thuyền ma qua lời kể của lão Nhiệm Bình

Hình ảnh chiếc thuyền ma qua lời kể của lão Nhiệm Bình

=> Nhận xét: Câu chuyện cho chúng ta thấy được những gian truân mà người đi biển gặp phải và thái độ của họ đối với những người thuộc thế giới âm dương khác nhau

- Câu chuyện có một số chi tiết, hình ảnh nói lên quan niệm về cõi âm và mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm của chàng trai và của những người dân làng chài. Họ đều không xa lánh, không ghê sợ cõi âm và người đã khuất.

+ Chàng trai: không tin vào ma quỷ.

+ Những người dân làng chài: cho rằng âm dương không phân ranh giới, những người đã khuất là người quen nên không có cảm giác xa lại; họ có một số kiêng kị khi đi biển.

=> Nhận xét: Câu chuyện có nhiều yếu tố thực và ảo đan xen.

= > Tác dụng:

- Tạo tính hấp dẫn cho văn bản.

- Cho thấy được sự vất vả của những ngư dân.

- Thể hiện rõ tư tưởng của tác giả: âm dương đan xen, xem người đã khuất vẫn tồn tại trong đời sống dương gian, tham gia vào đời sống như một cách luyến tiếc trần gian, cũng là cách người còn sống tưởng nhớ người đã khuất

b. Sự kiện và nhân vật:

- Chuyện chàng trai đến thăm nhà lạo Nhiệm Bình:

Sự kiện

Cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật

- Chiều sương, chàng trai đến thăm lão Nhiệm Bình.

- Chàng nài nỉ lão Nhiệm Bình kể những câu chuyện đi biển kì ảo của lão, đặc biệt là chuyện đi biển gặp ma.

- Lão Nhiệm Bình đã thuật lại câu chuyện đi biển của một nhóm bạn chài (trong đó có ông).

- Chàng trai rất thích các câu chuyện kì ảo nhưng không tin ma quỷ.

- Lão Nhiệm Bình kể chuyện ma với một thái độ bình thản, âm-dương không phân biệt, vì nói cho cùng đó đều là dân làng họ, chẳng may qua đời nên muốn tìm chút hơi ấm dương gian.

- Chuyện chiếc thuyền trong ngày giông bão:

Sự kiện

Cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật

- Chiếc thuyền lão Phó Nhụy mà lão Nhiệm Bình đi trai ra khơi đánh cá.

- Đến chiều bão tố bắt đầu nổi lên và kéo dài đến quá nửa đêm.

- Một chiếc thuyền xuất hiện trong một không khí rất kì dị, đó là thuyền của ông Xin Kính.

- Thuyền Phó Nhụy vướt được anh Hoe Chước của bên thuyền Xin Kính, lúc đó chiếc thuyền Xin Kính biến mất. Chiếc thuyền đó đã bị sóng đánh vào núi tan tành, không một ai sống sót.

- Những người đi chài đã quen với những bất trắc, gian truân của việc đi biển. Việc đối phó với giông bão đã trở thành quán tính.

- Dù thường xuyên đối mặt với mất mát, hiểm nguy họ vẫn bàng hoàng, lo âu, thương xót trước những biến cố, bất ngờ, những cảnh đau lòng.

c. Người kể chuyện, điểm nhìn và sự thay đổi điểm nhìn:

- Người kể chuyện:

+ Phần 1: chàng trai.

+ Phần 2: lão Nhiệm Bình.

- Điểm nhìn và sự thay đổi điểm nhìn:

Phần 1: điểm nhìn của chàng trai, lão Nhiệm Bình.

+ Phần 2: điểm nhìn của lão Nhiệm Bình, đôi khi điểm nhìn có dịch chuyển sang một số người dân chài khác như chú trai, các bác chài…

=> Nhận xét:

- Câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn. (Điểm nhìn của chàng trai, lão Nhiệm Bình hay người kể chuyện là chính yếu). Đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìnTác giả chọn điểm nhìn của hai nhân vật trẻ, già để mang tính nối kết trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Điều này giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.

d. Không gian, thời gian:

- Không gian: làng chài, biển cả

- Thời gian: chiều xuân

e. Sự kết nối giữa lời người kể chuyện lời và nhân vật:

- Văn bản có sự kết hợp, đan xen giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật

- Sự linh hoạt của tác giả, tạo nên một không khí gần gũi, nhưng cũng có chút ghê sợ; cảm xúc của người đọc thay đổi theo từng phần của câu chuyện.

1.2.2. Ý nghĩa, tác động của văn bản

- Câu chuyện đã đem lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về thái độ và tình cảm của con người đối với biển cả.

- Biển cả mang lại cho con người những tài nguyên vô giá, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người.

- Con người luôn có sự yêu mến và biết ơn đối với biển cả, đặc biệt là đối với những người dân chài biển là một điều thiêng liêng. Tuy nhiên, biển cả cũng có thể giống như một người bạn tinh nghịch, đôi khi có chút giận hờn. Biển là người bạn gần gũi, gắn bó với con người, mãi không thể tách rời.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Tác phẩm không chỉ miêu tả cảnh vật thiên nhiên mà còn tập trung vào những đức tính tốt đẹp của con người trong cuộc sống lao động. Qua câu chuyện, người đọc cảm nhận được sự vất vả, khó khăn, và sự gan dạ, kiên trì của người chài trong việc đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt.

1.3.2. Về nghệ thuật

-  Cốt truyện đơn giản.

- Xây dựng tâm lí nhân vật tinh tế.

- Có sự kết hợp giữa thực và ảo tạo ra một không khí gần gũi và ấm áp mà không gây cảm giác lạnh lẽo hay sợ hãi.

Bài tập minh họa

Câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho bạn suy nghĩ gì về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả?

 

Lời giải chi tiết:

Từ câu chuyện về chiếc thuyền của Xin Kính năm xưa và lão Nhiệm Bình cùng chàng trai trẻ hôm nay gợi cho em nhiều suy nghĩ về thái độ, tình cảm của con người đối với biển cả. Biển cả mang lại cho con người những tài nguyên có giá trị, đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Con người dành cho biển cả sự yêu mến, kính trọng và biết ơn. Đặc biệt, với những người dân chài nói riêng, biển cả khi thì giống như một người mẹ, bao bọc, ôm ấp, mang đến tôm, cá… nuôi họ lớn; khi thì giống như một người bạn, tinh nghịch, đôi khi có chút giận hờn, đánh những cơn sóng vào mạn thuyền đưa đẩy, trêu đùa người dân đánh cá. Biển cả đối với con người là một phần không thể thiếu, gắn bó bền vững đời đời kiếp kiếp với con người.

Lời kết

Học xong bài Chiều sương - Bùi Hiển, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật,...

- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

Soạn bài Chiều sương - Bùi Hiển Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Truyện ngắn Chiều sương được khắc họa công việc đi biển trên con thuyền ra khơi, nhân vật trữ tình được nghe ông lão kể về câu chuyện đi biển của người dân trải qua nhiều những khó khăn thử thách, thăng trầm của cuộc sống miền biển, con người dũng cảm và kiên cường. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn bài đầy đủ Chiều sương - Bùi Hiển
  • Soạn bài tóm tắt Chiều sương - Bùi Hiển

Hỏi đáp bài Chiều sương - Bùi Hiển Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Chiều sương - Bùi Hiển

Qua tác phẩm Chiều sương, tác giả cũng muốn nói con người có đủ ý chí, kiên cường, vượt qua những khó khăn, vượt qua những ngày tháng khó khăn. Và câu chuyện những con sóng đánh khiến cho người đọc nhiều suy nghĩ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON