YOMEDIA
NONE

Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai - Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, những chuyến tàu điện thong dong trên tuyến đường hướng về Bờ Hồ - trái tim của thành phố, đã trở thành một biểu tượng văn hóa thực sự của Thủ đô. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo sẽ giúp các em hiểu được nỗi nhớ và kí ức của tác giả về một thời đã qua đồng thời cũng thể hiện ước muốn của tác giả đối với cung đường kí ức này. Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng dưới đây

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

Tiến sĩ Vũ Hoài Đức, chuyên ngành Quy hoạch vùng và Đô thị.

1.1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Theo Tạp chí Kiến trúc, số 10/2009, https://www.tapchikientruc.com.vn/ chuyen-muc/cung-duong-cua-ky-uc-hien-tai-va-tuong-lai.html.

b. Thể loại:

Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai thuộc thể loại văn bản thông tin.

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1: Từ đầu đến “Tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện”- Những kỉ niệm của tàu điện với người Hà Nội.

- Phần 2: Tiếp đến “Mang sắc thái riêng của đất Tràng An” – Khẳng định tầm quan trọng và sự hợp lí của hệ thống tàu điện thời Pháp thuộc đối với giao thông vận tải nước ta.

- Phần 3: Tiếp đến “Để tô điểm thêm cho không gian mới” – Sự khác biệt giữa việc giữu gìn một di sản dân tộc giữa nước ta và các nước Châu Âu.

- Phần 4: Còn lại – Những mong ước và đề xuất về việc khôi phục tàu điện lịch sử Hà Nội.

d. Tóm tắt tác phẩm

Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, hình ảnh những toa tàu nhuốm đầy bụi thời gian mỗi khi hiện lên trong những thước phim tư liệu, hay trên sân khấu và các tác phẩm nghệ thuật... lại khơi dậy nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đã qua. Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng, tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện. Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử đô thị, hệ thống tàu điện Hà Nội xưa vừa là chứng nhân cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kiểu thành thị phương Đông sang hình thái đô thị hiện đại kiểu phương Tây, vừa là kết quả có giá trị của giai đoạn đô thị hoá mang tính bản lề ấy. Giá trị ấy minh chứng cho một quá trình phát triển thành công, góp phần tạo nên một Thủ đô nhiều tầng văn hoá. Như vậy, việc khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội là hoàn toàn có cơ sở thực chứng, khoa học về tình yêu của người Hà Nội. Mong rằng, một ngày không xa, sẽ có tuyến tàu điện với công nghệ hiện đại, nhưng mang trên mình hình bóng của đoàn tàu lịch sử và tiếng leng keng ngày xưa ấy lại ngân vang trong đời sống đô thị. Đó sẽ là một cung đường của kí ức, hiện tại và nối đến tương lai!

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Cách trình bày thông tin của văn bản

a. Câu chủ đề: Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, những chuyến tàu điện thong dong trên năm tuyến đường hướng về Bờ Hồ – trái tim của thành phố, đã trở thành một biểu tượng văn hoá của Thủ đô.

Tàu điện Hà Nội xưa

Tàu điện Hà Nội xưa

 

b. Triển khai cụ thể ý của chủ đề:

- Giải thích: Hình ảnh những toa tàu nhuốm đầy bụi thời gian mỗi khi hiện lên trong những thước phim tư liệu, hay trên sân khấu và các tác phẩm nghệ thuật ... lại khơi dậy nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đã qua.

- Chứng minh:

+ Giá trị ấy minh chứng cho một quá trình phát triển thành công, góp phần tạo nên một Thủ đô nhiều tầng văn hoá.

+ Kì diệu thay, mạng lưới tàu điện cùng với nhiều công trình mang dáng dấp phương Tây bao bọc xung quanh, lại không hề làm mất đi vẻ đẹp của những Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Nhà Thuỷ Tạ... nhỏ nhắn mà tinh khôi soi bóng trên mặt hồ. Những thành tố mang đậm tinh thần và vẻ đẹp Việt dường như được tôn vinh hơn trong lòng phố Pháp; mọi thứ dường như sống động và giàu giá trị hơn từ góc nhìn trên những chuyến tàu điện dạo quanh.

+ Các bến đỗ được tinh tế bố trí không hề xa nhau như ở bên Tây, mà vô cùng hợp lí cho hình thức thương mại dạng tiểu thương bám phố, bám đường như ở Hà Nội. Không những thế, mạng lưới đường tàu điện còn liên kết ga Hàng Cỏ và các bệnh viện với các công trình công cộng khác một cách liên hoàn. Có thể so sánh không cường điệu rằng, nếu Hà Nội thời Pháp thuộc là một cơ thể khá hoàn chỉnh thì mạng lưới tàu điện là những huyết mạch cơ bản.

Sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985

Sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985

 

c. Nhận xét, đánh giá:

- Đây là những minh chứng rõ ràng cho thấy, hệ thống tàu điện Hà Nội thời Pháp thuộc là một bài học quý giá trong lĩnh vực phát triển giao thông công cộng, cũng là kinh nghiệm về phát triển đô thị gắn với phát triển giao thông dưới góc nhìn hiện đại.

- Đó là nghệ thuật giao hoà! Đây chính là những lí do sâu xa, khiến ngày nay, dù không còn bóng dáng nhưng hình ảnh những đoàn tàu xưa cũ ấy dường như vẫn lung linh trong hồn “Phố Phái” Tiếng “leng keng tàu sớm khuya” vọng về từ quá khứ đã là một thanh âm mang sắc thái riêng của đất Tràng An.

- Nên xem xét khôi phục một phần hệ thống tàu điện lịch sử – một đặc trưng văn hoá riêng của Thủ đô, với một phương thức “lưỡng dụng”: vừa phục vụ du lịch, vừa phục vụ phát triển giao thông công cộng…

 

d. Bộc lộc cảm xúc: 

- Mong rằng, một ngày không xa, sẽ có tuyến tàu điện với công nghệ hiện đại, nhưng mang trên mình hình bóng của đoàn tàu lịch sử và tiếng leng keng ngày xưa ấy lại ngân vang trong đời sống đô thị. 

=> Nhận xét: Cách trình bày giúp cho người đọc hình dung được quá trình vận chuyển và hình ảnh chân thực về chiếc tàu qua thời gian. Đồng thời qua văn bản, tác giả nghiêm túc thể hiện rõ lập trường, trực tiếp, rõ ràng và thể hiện niềm tự hào về Hà Nội, về đất nước, về lịch sử.

1.2.2. Nhận định

- Với nhiều thế hệ người Hà Nội xưa, những chuyến tàu điện thong dong trên 5 tuyến đường hướng về Bờ Hồ - trái tim của thành phố, đã trở thành một biểu tượng văn hóa thực sự của Thủ đô.

- Hình ảnh những toa tàu nhuốm đầy bụi thời gian mỗi khi tái hiện qua những thước phim tư liệu, hay trên sân khấu và các tác phẩm nghệ thuật... lại khơi dậy nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đã qua.

- Giá trị của chúng minh chứng cho một quá trình phát triển thành công, góp phần tạo nên một Thủ đô nhiều tầng văn hóa.

- Phải khẳng định rằng, mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm, với nhà ga trung tâm đặt tại hồ Hoàn Kiếm thực sự là thủ pháp đô thị tuyệt vời góp phần làm nên sự đặc sắc của không gian cảnh quan của Hồ Gươm. Điều này khiến cho mọi ngả đường đều hướng về Thủ đô, và cùng với nhiều nhân tố khác làm cho Hồ Gươm trở thành trung tâm mới và đặc biệt của Hà Nội.

- Có thể so sánh không cường điệu rằng, nếu Hà Nội thời Pháp thuộc là một cơ thể khá hoàn chỉnh thì mạng lưới tàu điện là những huyết mạch cơ bản.

=> Nhận xét: Tất cả hoạt động, vẻ đẹp của chiếc tàu ấy in sâu vào tâm trí, vào kí ức của tất cả người dân thủ đô lúc bấy giờ.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai đề cập đến việc giải thích, chứng minh, kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết từ đó người đọc có thể hiểu được lí do vì sao tàu điện lại có dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội. Đồng thời cũng thể hiện mong muốn khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội như làm sống lại ký ức và phát triển du lịch Việt Nam.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Sử dụng ngôn từ trong sáng, mạch lạc và thuyết phục.

- Dẫn chứng chặt chẽ, phù hợp.

- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ phong phú, sắc nét.

Bài tập minh họa

Bạn có đồng tình với ý kiến của người viết về việc "khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội” hay không? Vì sao?

 

Phương pháp giải:

Nêu quan điểm của bản thân đối với ý kiến của người viết và đưa ra những lập luận để giải thích, chứng minh.

 

Lời giải chi tiết:

Em đồng tình với ý kiến của người viết về việc “khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội”. Vì việc khôi phục một di tích, nhân chứng lịch sử vừa giúp thu hút khách du lịch nước ngoài, giúp tăng trưởng kinh tế; vừa để những thế hệ trẻ Việt Nam được tiếp cận thêm về lịch sử nước nhà, người đã từng sống trong thời kì ấy cũng vì thế mà được trở về quãng đường kí ức của cuộc đời mình.

Lời kết

Học xong bài Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai, các em cần:

- Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức.

- Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng.

- Nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết.

- Thể hiện được thái độ đồng ý hay không đồng ý với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết và giải thích lí do.

Soạn bài Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai - Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai cung cấp cho bạn đọc những thông tin về Hà Nội xưa. Qua đó, bài viết khơi dậy nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đã qua trong lòng mỗi độc giả. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai - Ngữ văn 11 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Qua văn bản Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai, tác giả đề cập đến nỗi nhớ và kí ức về một thời đã qua đồng thời cũng thể hiện ước muốn của tác giả đối với cung đường kí ức này. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON