YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập Học kì 1 - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

HOC247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Ôn tập Học kì 1 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây nhằm hỗ trợ các em trong quá trình tổng hợp và ôn tập kiến thức đã học trong suốt một học kì vừa qua. Từ đó áp dụng kiến thức vào giải các bài tập và làm bài thi. Chúc các em sẽ có được một tiết học thật thú vị nhé!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

- Thần Trụ trời

- Prô-mê-tê và loài người

- Đi san mặt đất

- Cuộc tu bổ lại các giống vật

- Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

- Gặp Ka-ríp và Xi-la - Hô-me-rơ

- Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

- Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

- Hương Sơn phong cảnh - Chu Mạnh Trinh

- Thơ duyên - Xuân Diệu

- Lời má năm xưa - Trần Bảo Định

- Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần Phương

- Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

- Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống; Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật

- Lí ngựa ô ở hai vùng đất - Phạm Ngọc Cảnh

- Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây

- Thị Mầu lên chùa

- Huyện Trìa xử án

- Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương

- Xã trưởng - Mẹ Đốp

- Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

- Các phép liên kết về nội dung

- Các phép liên kết về hình thức

- Tỉnh lược

- So sánh

- Nói quá

- Lỗi dùng từ 

- Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản

2. Soạn bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.

Trả lời:

Câu 2: Nêu tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng):

a. Thần thoại

b. Sử thi

c. Chèo (hoặc tuồng)

d. Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép...)

e. Thơ                                                                                                

Trả lời:

Thể loại văn bản

Những điểm cần lưu ý

Thần thoại

Hiểu thần thoại là gì và những yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật

Sử thi

Hiểu được thể loại sử thi, nhân vật sử thi,cốt truyện sử thi, bối cảnh cũng như không gian, thời gian sử thi,tình cảm, cảm xúc của tác giả. Chú ý tới những kí hiệu trích dẫn và ghi chú

Chèo (hoặc tuồng)

Hiểu được đặc điểm của chèo và tuồng như đề tài, tích truyện, cấu trúc lời thoại. Về tuồng còn cần hiểu được phương thức lưu truyền

Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép)

Nhận biết một số dạng văn bản thông tin, biết được mục đích, quan điểm của người viết cùng các ý trong nội dung văn bản

Thơ

Cảm nhận được nhịp và cách gieo vần của bài thơ. Hiểu được từ ngữ hình ảnh cũng như chủ thể trữ tình

Câu 3: Hãy tóm tắt  hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:

- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi;

- Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Trả lời:

Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Thần có dáng người khổng lồ và đôi chân có thể bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Trong đám hỗn độn đó, thần tự mình đào đất, đăp đá thành một cột trụ, đẩy vòm trời lên mãy phía mây xanh mù mịt. Từ đó trời đất phân đôi, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời. Khi trời đã cao và khô, Thần phá cột đi, lấy đất đá ném đi tạo ra các hòn đảo, núi, gò đất, đồi cao.Chõ thần đào đá, đắp cột thành biển rộng. Cột Trụ trời sau được gọi là cột chống trời. Thần Trụ Trời sau này cũng được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng. Sau khi Thần Trụ trời chia trời và đất đã có nhiều vị thần nối tiếp công việc của ngài như thần Sao, thần Biển,…

Một văn bản thông tin tổng hợp, thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm:

Tranh Đông Hồ là một nét văn hóa dân gian tinh tế của Việt Nam. Nói đến những tác phẩm tranh Đông Hồ ta có thể nhớ tới: Lợn Đàn, Bé ôm gà, Đám cưới chột, Đánh ghen. Mỗi bức tranh là một nội dung khác nhau được tryền tải như hình ảnh mộc mạc bình dị của quê hương hay những mặt trái, góc khuất của xã hội. Tất cả đều được thể hiện dưới nét vẽ ngộ nghĩnh, màu sắc của tranh Đông Hồ. Chất liệu của tranh cũng mang nét bình dị , tự nhiên, ấm áp. Giấy in tranh là giấy điệp lấy từ vỏ sò bị nghiền nát. Màu cũng là từ cỏ cây như màu đen than lá tre hay màu vàng từ hoa hòe.Công đoạn để tạo ra một bức tranh Đông Hồ cũng rất công phu từ làm phác thảo, in tranh sao cho rõ nét đến chọn màu sắc cho tranh. Tranh Đông Hồ vốn được sử dụng rất rọng rãi trong ngày Tết và thời gian thịnh nhất là vào những năm 40 của thế kỉ XX. Hiện nay tranh Đông Hồ đang dần bị mai một nhưng vẫn còn những nghệ nhân, dòng họ tâm huyết giữ gìn và gắn bó với ghề này.

Câu 4: Theo bạn, vì sao cách giải thích của người xưa về đặc điểm, tập tính một số loài vật trong Cuộc tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe trong thời đại phát triển của khoa học?

Trả lời:

Vì câu truyện xây dựng tình huống các con vật bị thiếu bộ phận khá dí dòm và hài hước đối . Cách triển khai tình tiết này không quá thiên về sự kì ảo, kì vĩ mà nó lại có gì đó gần gũi, dễ hình dung cho mọi người thấy được. Không phải là một vị thần toàn năng khai sinh hoàn hảo vạn vật mà Ngọc Hoàng ở đây cũng mắc lỗi, các vị Thiên Thần cũng bị rơi vào trường hợp băn khoăn, khó giải quyết.

Câu 5: Theo bạn, hai nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử thi Đăm Săn) và Ô-đi-xê (sử thi Ô-đi-xê) có những điểm gì giống nhau và vì sao có sự giống nhau ấy?

Trả lời:

+ Điểm giống nhau

+ Cùng là nhân vật sử thi

+ Hội tụ đủ phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng và gắn bó với cộng đồng.

Đăm Săn có sức mạnh phi thường và nhân cách cao đẹp, có ước mơ khắt khao cuộc sống thịnh vượng cho cộng đồng. Ô-đi-xê tài trí, kiên cường, có khát vọng chinh phục các miền đất mới cùng ước mơ trở về quê hương của những người tha hương, xa nhà.

Câu 6: Theo bạn, trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời có làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản hay không? Vì sao?

Trả lời:

Trước một nữ thần uyển chuyển, thướt tha "như diều bay ó liệng, nước lững lờ trôi cũng không bằng ", Đăm Săn không hề tỏ ra bối rối mà vẫn hiên ngang, giữ vững khí khái của một vị tù trưởng, một vị anh hùng:’’Tôi là lưỡi dao đã vướng cán, là lưỡi dao đã có tay cầm’’.’’Tôi rạch rừng, tôi giết tê giác trong thung, giết cọp bao trong núi, chém ma thiên quỷ ác’’. Đăm Săn vẫn được khắc họa rõ nét là 1 vị anh hùng với những chiến tích phi thường. Kể cả khi bị Nữ Thần từ chối, Đăm Săn vẫn ngẩng cao đầu :’’Mặc, sống được chết đành! Tôi về đây’’. Dù sống hay chết, tôi vẫn vững vàng, không lung lay.

Câu 7: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ.

Trả lời:

Điểm giống nhau:

+ Đề tài: chèo cổ và tuồng đồ thường lấy từ cuộc sống và phản ánh những điều xảy ra trong cuộc sống để từ đó cảm nhận

+ Nhân vật: đều bao gồm những vai như kép, đào, mụ lão. Mang tính ước lệ, tính cách không thay đổi

 Điểm khác nhau:

 

Đề tài

Nhân vật

Chèo cổ

Xoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người, theo triết lý dân gian hoặc tư tưởng Nho giáo

Nhân vật thường không gắn kèm nghề nghiệp hay lời xưng danh

Tuồng đồ

Lấy từ cuộc sống thôn dã hoặc tích truyện có sẵn

Trào lộng, phê phán xã hội trên lập trường đạo đức của người bình dân

Nhân vật chính thường có lời xưng danh

Các nhân vật đều mang tính chất mỉa mai, châm biếm qua sự hài hước, gây cười

Câu 8: Phát biểu suy nghĩ của bạn về nhân vật Thị Mầu khi đọc Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi đọc Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lớm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến).

Trả lời:

Thị Mầu

Thị Hến

Đây là một nhân vật có thể nói trái ngược hoàn toàn với hình ảnh người phụ nữ theo lễ giáo phong kiến xưa.  Là con gái một gia đình giàu có nhưng Thị Mầu hành xử, nói năng rất phóng khoáng, táo bạo có phần lẳng lơ: ‘’Thị Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ/Thầy như táo rụng sân đình./Em như gái rớ đi tìm của chua’’. Những câu từ không hề lễ nghi mà tự do bày tỏ, còn là trước mặt Tiểu. Không chỉ thế, nhân vật này còn suy nghĩ táo bạo về tình yêu: yêu là tự do bày tỏ “Muốn cho có thiếp có chàng/ Ba sáu mười tám cơm hàng có canh’’ 

Khác hoàn toàn với Thị Mầu, đây là  một người phụ nữ góa chồng ‘’Phận góa bụa hôm mai côi cút’’ nhưng luôn giữ tiết hạnh ‘’giữ tiết hạnh một đường cho toại’’.  Một mình phải tự chống trọi với mọi thứ như sự ham mê sắc dục của Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu hay việc bị vu oan ăn cắp đồ nhà Trùm Sò. Nhân vật này còn thể hiện sự thông minh khi khiến kẻ lăng nhăng, tham lam sa bẫy tự chịu sự phán xét

Câu 9: Nêu tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam và Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây.

Trả lời:

- Tác dụng: miêu tả rõ nét hình ảnh bức tranh Đông Hồ và phiên Chợ Nổi, giúp người đọc dễ hình dung, giàu sắc thái biểu cảm và mang đến những cảm nhận mới mẻ cho độc giả.

- Yếu tố biểu cảm được thêm vào giúp người đọc cảm nhận được cảm xúc mà tác giả muốn truyền tải: yêu quý, trân trọng, giữ gìn

Câu 10: Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.

Trả lời:

- Góp phần truyền tải thông tin, giúp nội dung của văn bản thông tin rõ nét và có sức thuyết phục hơn

Ví dụ: Trong văn bản thông tin :’’Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống’’người viết đã đưa ra hình ảnh một góc của phòng trưng bày giúp người đọc thêm tin tưởng rằng đúng là nhà hát đã có thêm phòng truyền thống để trưng bày.

Câu 11: Xác định chủ thể trữ tình, cách ngắt nhịp, gieo vần trong văn bản dưới đây:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Trả lời:

+ Chủ thể trữ tình : ‘’Thân em’’, chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa với số phận lênh đênh, chìm nổi, chẳng biết đi về đâu

+ Ngăt nhịp: 2/2/3, 4/3

+ Gieo vần ‘’on’’ ở cuối câu 1,2,4

Câu 12: Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài 2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa hai kiểu bài: nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội.

Trả lời:

 

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận

Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm

Tổng hợp đánh giá nội dung, nghệ thuật. Tình cảm, thái độ của tác giả

Khẳng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm

Nghị luận về một vấn đề xã hội

Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm

Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó

Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó

Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết

Câu 13: Nêu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ.

Trả lời:

+ Truyện kể: xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện kể. Nắm được tình huống trong tác phẩm cũng như nhân vật trong truyện

+ Bài thơ: nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ. Biết cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài

Câu 14: Lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:

Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.

Trả lời:

Đề a: Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh

+ Mở bài 

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình

+ Thân bài 

Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc

- Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người

- Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng

Tâm trạng của Người

- Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả

- Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.

+ Kết bài 

Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

 Đề b: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.

 Nghị luận về đại dịch covid-19

+ Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt

+ Thân bài

 Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn.

Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc

- Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

- Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia.

- Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp

Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể

- Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”.

- Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo

- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.

- Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại dĐảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam

+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Các em có thể tham khảo bài giảng để củng cố hơn nội dung bài học

3. Hướng dẫn luyện tập

Đề bài: Bàn về thơ nhà phê bình văn học Belinsky (1811- 1848) cho rằng: Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Trả lời:

1. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói cần nghị luận, nêu vấn đề nghị luận: Giá trị của thơ.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu nói: Vai trò của cuộc đời với thơ ca, giá trị của thơ ca là cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

- Thơ trước hết là cuộc đời:

  + Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn chương là gắn bó sâu sắc với cuộc sống và vì cuộc sống - giá trị nhân đạo.

  + Thơ được kết tinh bởi những rung động và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ với thế giới xung quanh nên chất liệu thơ chính là những chất liệu từ cuộc sống. Đó có thể là những sự vật hoặc từ chính cuộc đời nhà thơ.

  + Lấy dẫn chứng phân tích: Hương Sơn phong cảnh, Thơ duyên,... phân tích chất liệu cuộc đời được sử dụng để sáng tạo bài thơ.

  + Đánh giá lại giá trị của thơ.

- Thơ là nghệ thuật:

  + Nếu cuộc đời bước vào trong thơ mà không được trau chuốt sẽ thô sơ và không có tính nghệ thuật.

  + Tất cả chất liệu cuộc sống được phát hiện và chọn lựa đều phải được mài giũa mới trở thành hình ảnh thơ.

  + Nhà thơ thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật để đưa cuộc sống bình thường vào những bài thơ dạt dào cảm xúc

  + Dẫn chứng: thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Huy Cận...

3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa câu nói và rút ra bài học tiếp nhận văn học.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF